Huyện Phú Xuyên chú trọng phát triển làng nghề
Phát triển làng nghề gắn với du lịch: Làm sao khơi gợi tiềm năng? Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh” Nỗ lực phát triển làng nghề truyền thống ở huyện Phú Xuyên |
Hiện nay, toàn huyện Phú Xuyên có 154/154 (100%) làng, cụm dân cư có nghề trong đó có 43 làng nghề được Thành phố công nhận (11 làng nghề đan cỏ tế, 8 làng nghề khảm trai sơn mài, 6 làng nghề mộc, 5 làng nghề may mặc, thêu, cào bông, 3 làng nghề giầy da, 3 làng nghề tơ lưới, 2 làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, 1 làng nghề bánh kẹo, 1 làng nghề cơ khí, 1 làng nghề sản xuất hương thắp, 1 làng nghề nặn tò he, 1 làng nghề xây dựng).
Nhận thấy lợi thế của huyện là có nhiều làng nghề, phát triển kinh tế làng nghề có vị trí, vai trò quan trọng đóng góp trong việc thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, xây dựng nông thôn mới của huyện, trong thời gian qua Huyện uỷ, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung chỉ đạo, đưa ra nhiều giải pháp để phát triển làng nghề.
Hiện nay, số hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyện là 25.400 hộ chiếm 39%, số lao động sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là 41.000 người chiếm 40%, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của tiểu thủ công nghiệp, làng nghề là 12% (lĩnh vực công nghiệp - xây dựng là 7 - 7,5%/năm).
Nghề khảm trai, sơn mài tại huyện Phú Xuyên vẫn được duy trì và phát triển. |
Thu nhập bình quân của lao động làm nghề đạt 78 triệu đồng/người/năm. Toàn huyện hiện có 474 công ty, trong đó 456 doanh nghiệp, 18 hợp tác xã hoạt động tiểu thủ công nghiệp; 8 tổ chức, quỹ tín dụng, 5 hội, câu lạc bộ hoạt động về sản xuất tiểu thủ công nghiệp làng nghề.
Huyện đã có 4 nhãn hiệu tập thể làng nghề được Cục sở hữu trí tuệ công nhận (giầy da Phú Yên, kẹo Cổ Hoàng xã Hoàng Long, mộc Nam Tiến, hương thắp Văn Hoàng), đang triển khai và cấp lại 5 chứng nhận Nhãn hiệu cho các làng nghề (Khảm sơn mài xã Chuyên Mỹ, Cỏ tế Phú Túc, Comple xã Vân Từ, mộc Tân Dân).
Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm - OCOP, từ năm 2019 đến 2023, huyện có 231 sản phẩm được công nhận, trong đó có 134 sản phẩm còn hiệu lực (81 sản phẩm 4 sao, 53 sản phẩm 3 sao).
Năm 2024, huyện tiếp tục triển khai cho 50 sản phẩm được công nhận. Huyện phối hợp với Sở Công Thương khai trương 3 điểm bán hàng OCOP tại các xã: Vân Từ, Tân Dân, Sơn Hà. Tại xã Chuyên Mỹ có 1 Trung tâm Thiết kế sáng tạo, quảng bá sản phẩm làng nghề, OCOP gắn với du lịch được Sở Công Thương chứng nhận quy mô cấp xã năm 2023.
Huyện có 3 xã đã được Thành phố công nhận có điểm du lịch làng nghề là: Điểm du lịch làng nghề may Vân Từ; điểm du lịch làng nghề khảm trai, sơn mài Chuyên Mỹ; Giầy da xã Phú Yên).
Để hỗ trợ quảng bá, tìm kiếm, mở rộng thị trường cho các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh, năm 2023, Ủy ban nhân dân huyện đã thành lập và khai trương Sàn thương mại điện tử huyện. Hiện nay đã có 325 doanh nghiệp, cơ sở đăng tin gần 1.000 sản phẩm (có 114 sản phẩm OCOP) lên Sàn thương mại để quảng bá, giới thiệu.
Từ cuối năm 2023 đến nay, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức 7 đợt tập huấn với khoảng 1.450 đại biểu tham dự để hướng dẫn cách thức bán hàng online, livestream bán hàng cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, hội viên, đoàn viên của các xã, thị trấn.
Ủy ban nhân dân huyện mở tài khoản Facebook và Tikitok có tên là “Làng nghề Phú Xuyên Hà Nội” để tổ chức livestream bán hàng, quảng bá sản phẩm làng nghề của huyện. Từ đầu năm 2024, huyện đã tổ chức 3 phiên livestream bán hàng một số sản phẩm làng nghề của huyện.
Cùng với việc thực hiện chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn huyện, Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với Ngân hàng Quân đội triển khai mở tài khoản miễn phí cho tất cả người dân trên địa bàn huyện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59
Đoàn đại biểu Mặt trận thành phố Hà Nội dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ - Bác Tôn
Thủ đô 18/11/2024 12:46
Nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ dân vận ở Tổ dân phố
Nhịp sống Thủ đô 18/11/2024 11:33
Chú trọng xây dựng khu dân cư đoàn kết, ấm no, hạnh phúc
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 22:56
Tuyên dương Tổng phụ trách Đội xuất sắc tiêu biểu Thủ đô
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 21:06
Đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật trong người dân
Nhịp sống Thủ đô 17/11/2024 13:59