Huyện Hoài Đức phấn đấu thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, năm 2023, huyện Hoài Đức phấn đấu xây dựng 2 xã Minh Khai, Lại Yên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 9 xã Vân Canh, Đắc Sở, Tiền Yên, Cát Quế, An Thượng, Đức Giang, Di Trạch, La Phù, Đông La đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
Huyện Hoài Đức tăng cường phòng, chống cháy, nổ tại các di tích, lễ hội đầu năm LĐLĐ huyện Hoài Đức kết nối yêu thương, trao tặng áo dài cho nữ đoàn viên Bí thư Huyện ủy Hoài Đức và Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc nhận nhiệm vụ mới

Theo Quyết định số 2349/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân (UBND) huyện về việc giao chỉ tiêu số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao năm 2023, huyện phấn đấu xây dựng 2 xã Minh Khai, Lại Yên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 9 xã Vân Canh, Đắc Sở, Tiền Yên, Cát Quế, An Thượng, Đức Giang, Di Trạch, La Phù, Đông La đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Để hoàn thành mục tiêu này, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch chi tiết xác định nội dung công việc; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành, UBND các xã, góp phần triển khai tổ chức thực hiện đảm bảo đúng kế hoạch, tiến độ. Trong đó, trọng tâm là tập trung chỉ đạo các xã rà soát các tiêu chí xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao gắn với đầu tư đồng bộ hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; triển khai rà soát quy hoạch chi tiết khu trung tâm xã đồng bộ với khu dân cư hiện trạng và các quy hoạch phát triển đô thị đã được phê duyệt.

Huyện Hoài Đức phấn đấu thêm 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nâng cao
Năm 2023, huyện Hoài Đức phấn đấu xây dựng 2 xã Minh Khai, Lại Yên đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.

Đối với 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới nâng cao; rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện 2 tiêu chí bắt buộc đối với xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Trong đó, tiêu chí thu nhập cần đảm bảo người dân có mức thu nhập từ 74,8 triệu đồng/người/năm; tiêu chí mô hình nông thôn thông minh.

Đồng thời, rà soát kết quả thực hiện 8 tiêu chí về: an ninh trật tự; môi trường; sản xuất; y tế; văn hoá; giáo dục và đào tạo; chuyển đổi số, qua đó lựa chọn lĩnh vực (ít nhất 5 lĩnh vực) làm căn cứ đánh giá kết quả thực hiện, xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo quy định. Phối hợp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là dự án đầu tư xây dựng sân thể thao xã; tuyên truyền, vận động sự đồng thuận, ủng hộ của người dân để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao.

Với 9 xã xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đến nay hầu hết các xã đều đã đạt từ 14-16/19 tiêu chí. Với các tiêu chí chưa đạt, chủ yếu là các tiêu chí quy hoạch, giáo dục, văn hoá, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, quốc phòng - an ninh, UBND huyện yêu cầu các xã tập trung rà soát, đánh giá mức độ hoàn thành của từng tiêu chí, xây dựng kế hoạch, giải pháp, cân đối nguồn lực; đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thành phần nhằm hoàn thành tiêu chí còn thiếu.

Đối với các xã còn lại (Song Phương, Vân Côn, Dương Liễu), căn cứ Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 đã được UBND Thành phố phê duyệt, chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng tiêu chí đã đạt, giải pháp tổ chức thực hiện các tiêu chí chưa đạt, phấn đấu đủ điều kiện đề nghị Thành phố xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao gắn với tiêu chí phường vào năm 2024.

Cùng với đó, UBND huyện giao các phòng, ban, ngành huyện hướng dẫn các xã rà soát, đánh giá và thực hiện hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; tham mưu UBND huyện giải quyết những khó khăn, vướng mắc; phối hợp với các xã đánh giá kết quả, lập hồ sơ minh chứng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới do ngành phụ trách theo quy định.

Về tiến độ lập hồ sơ đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, các xã phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai lấy ý kiến sự hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng nông thôn mới; hoàn thiện hồ sơ đề nghị Hội đồng thẩm định của Thành phố trong quý III/2023.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

(LĐTĐ) Vạn Phúc - Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự và nhà phố “cuối cùng” tại khu đô thị cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng mong muốn trở thành cư dân tại nơi đây.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.

Tin khác

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Xem thêm
Phiên bản di động