Huyện Diễn Châu cùng doanh nghiệp vượt “bão” Covid-19

(LĐTĐ) Để thực hiện "mục tiêu kép" vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa duy trì sản xuất, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện, cùng doanh nghiệp triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh, không để đứt gãy chuỗi sản xuất để phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Nghệ An còn 8/21 địa phương thuộc "vùng đỏ" và "vùng cam" Nghệ An trưng dụng Khách sạn Công Đoàn Cửa Lò thành lập Bệnh viện Dã chiến số 6 Nghệ An: Phát hiện một số lái xe sửa thời gian trên giấy test nhanh để lưu thông trên đường

“Dẫn đường” cho công nhân đi làm

Ngày 9/9/2021, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Diễn Châu có công văn gửi Công an huyện, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện và các cơ quan liên quan đề nghị tạo điều kiện cho công nhân 2 doanh nghiệp may trên địa bàn là Công ty Cổ phần Nam Thuận Nghệ An và Công ty TNHH Vooin Vina tham gia giao thông đến nhà máy. Đây có thể nói là một bước đi mạnh dạn của chính quyền huyện Diễn Châu để tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất trong bối cảnh địa phương này đang thực hiện Chỉ thị 16 để chống dịch.

Theo đó, để đảm bảo thực hiện “mục tiêu kép” theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Huyện ủy và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện, UBND huyện thống nhất đề nghị của Cổ phần Nam Thuận Nghệ An (đóng tại xã Diễn Mỹ) và Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại Khu Công nghiệp Tháp-Hồng-Kỷ) cho phép huy động số lượng công nhân, người lao động đến làm việc tại nhà máy trong thời gian thực hiện cách ly xã hội trên địa bàn.

Huyện Diễn Châu cùng doanh nghiệp vượt “bão” Covid-19
Người lao động được kiểm tra dịch tễ trước khi vào xưởng sản xuất được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Diễn Châu tuân thủ

Để đảm bảo tuyệt đối an toàn trong phòng dịch đối với người lao động khi tham gia giao thông, UBND huyện Diễn Châu đã yêu cầu Công an huyện, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-119 các xã, thị trấn chỉ đạo các điểm chốt thuộc quyền quản lý tạo điều kiện cho công nhân lao động của 2 Công ty tham gia giao thông từ nơi cư trú đến nhà máy và ngược lại.

Những công nhân lao động đi xe máy chỉ được phép qua chốt trực khi có giấy đi đường của Giám đốc Công ty cấp, kèm theo công văn của chính quyền. Giấy phải ghi rõ cung đường và thời gian tham gia giao thông, đảm bảo nguyên tắc “1 cung đường, 2 điểm đến”. Công nhân phải có thẻ nhân viên (hoặc chứng minh nhân dân/căn cước công dân), phiếu kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 còn hiệu lực vòng trong 72 giờ.

Đối với công nhân lao động được đưa đón bằng xe ô tô thì xe phải có thẻ nhận diện phương tiện mã QRcode “Luồng xanh” do cơ quan có thẩm quyền cấp. Trên phương tiện phải dán biển hiệu xe vận chuyển cán bộ, công nhân. Danh sách cán bộ, công nhân, chuyên gia được chở trên xe do người đứng đầu (hoặc người được ủy quyền) nhà máy, công ty ký tên, có dấu xác nhận.

Lái xe và toàn bộ người trên xe phải mang theo giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, thẻ nhân viên) và giấy xét nghiệm âm tính với SASR-CoV-12 còn hiệu lực trong vòng 72 giờ

Chỉ cho phép số công nhân, người lao động có hộ khẩu thường trú ở khu vực “vùng xanh” trên địa bàn huyện Diễn Châu được Trung tâm Chỉ huy phòng, chống dịch Covid-19 huyện cập nhật (thông tin này hàng ngày gửi trong nhóm Zalo của Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn để có chỉ đạo kịp thời, phù hợp).

Huyện Diễn Châu cùng doanh nghiệp vượt “bão” Covid-19
Công nhân lao động được kiểm tra thân nhiệt thường xuyên để sàng lọc ngay từ đầu

Tuyệt đối không cho phép công nhân, người lao động và các phương tiện của 2 doanh nghiệp trên lưu thông trên các tuyến đường thuộc các địa bàn được xác định là vùng nguy cơ, nguy cơ cao, nguy cơ rất cao.

Ông Lê Mạnh Hiên, Phó Chủ tịch UBND huyện Diễn Châu cho biết, ngay từ đầu đợt dịch, huyện Diễn Châu đã có chủ trương, những doanh nghiệp đúng với loại hình sản xuất mà muốn hoạt động thì huyện hết sức tạo điều kiện. Huyện yêu cầu doanh nghiệp gửi kế hoạch, phương án sản xuất trong điều kiện dịch bệnh để huyện phê duyệt. Nếu đáp ứng được an toàn chống dịch thì huyện cho phép hoạt động. Đến nay, huyện chỉ mới phê duyệt được 2 đơn vị.

Mục tiêu cuối là đảm bảo an toàn chống dịch

Được biết, theo phương án huyện phê duyệt, Công ty TNHH Wooin Vina sẽ điều động 180 người tham gia sản xuất “3 tại chỗ”, 726 người đi về trong ngày bằng phương tiện cá nhân, có 36 người đưa đón bằng xe ô tô từ nơi ở đến nơi làm việc.

Còn Công ty Cổ phần Nam Thuận Nghệ An, doanh nghiệp này có quy mô 3.000 lao động nhưng nhà máy mới tuyển dụng 1.600 công nhân làm việc. Thời gian qua, do nghỉ dịch kéo dài, nhiều đơn hàng của doanh nghiệp cũng bị khách hàng rút chuyển nơi khác. Hiện, để duy trì hoạt động, Công ty phải xây dựng kế hoạch sản xuất đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tuyệt đối.

Ông Phạm Văn Lương, Giám đốc Công ty Cổ phần Nam Thuận Nghệ An chia sẻ, để duy trì sản xuất trong mùa dịch, doanh nghiệp áp dụng biện pháp phòng dịch từ ngoài cổng đến dây chuyền, bàn ăn, nơi nghỉ ngơi của công nhân. Ngoài bắt buộc tuân thủ theo 5K, người lao động còn phải cam kết thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến”, .... Hiện nay, Công ty không thể áp dụng mô hình sản xuất “3 tại chỗ” vì đa số công nhân đều có con học trực tuyến ở nhà cần có người kèm cặp. Sau khi có thông báo hoạt động lại, ước chừng chỉ có một lượng công nhân nhất định đến làm việc, vì trong bối cảnh này, Công ty chỉ vận động công nhân đến làm chứ không ép bắt buộc.

Huyện Diễn Châu cùng doanh nghiệp vượt “bão” Covid-19
Dù đang trong bối cảnh khó khăn chung nhưng Công ty Cổ phần Nam Thuận Nghệ An vẫn chung tay ủng hộ nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương chống dịch

Tại huyện Diễn Châu, quan điểm của Công đoàn huyện luôn đồng hành, ủng hộ doanh nghiệp vì quyền lợi của người lao động. Nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, việc đến doanh nghiệp để tham gia sản xuất dựa trên tinh thần tự giác của người lao động, doanh nghiệp không được dùng các biện pháp hành chính để ép buộc họ phải tham gia.

Ông Phạm Đức Cường, Chủ tịch LĐLĐ huyện Diễn Châu cho biết: “Trước khi tham mưu cho UBND huyện, LĐLĐ Diễn Châu đã đi thực tế tại các doanh nghiệp có kế hoạch hoạt động lại. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn Công đoàn cơ sở phối hợp cùng lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch, phương án sản xuất cho doanh nghiệp. Cụ thể như: thống kê số lượng lao động tại các địa phương, cung đường di chuyển; phản ứng khi có tình huống xuất hiện ca bệnh, thực hiện 5K trong doanh nghiệp,…Khi doanh nghiệp đảm bảo an toàn về phòng dịch, Công đoàn mới tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện thống nhất để doanh nghiệp sản xuất”.

Việc huyện Diễn Châu để doanh nghiệp sản xuất trở lại khi địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 cũng có một số ý kiến trái chiều, lý giải vấn đề này, ông Lê Mạnh Hiên, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, nhiều doanh nghiệp xin ý kiến UBND huyện hoạt động trở lại nhưng qua rà soát kế hoạch sản xuất và phòng dịch trình, huyện Diễn Châu chỉ mới thống nhất được 2 đơn vị. Khi hoạt động, huyện sẽ kiểm tra, giám sát kỹ việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch các doanh nghiệp.

“Doanh nghiệp chỉ được hoạt động khi điều kiện phòng, chống dịch phải đảm bảo an toàn tuyệt đối. Huyện đã giao chủ các doanh nghiệp phải cam kết và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động doanh nghiệp, di chuyển đến nơi làm việc của người lao động. Tại mỗi địa phương, tổ trưởng nhóm công nhân phải tập hợp và trực tại điểm chốt để đưa đón công nhân qua. Doanh nghiệp phải tổ chức xét nghiệm định kỳ, cung cấp danh sách của công nhân lao động đã được UBND huyện phê duyệt gửi các xã, thị trấn.

Ngoài ra, công nhân phải tuân thủ quy định phòng, chống dịch tại doanh nghiệp, trên đường đi, nơi cư trú. Hiện nay, huyện tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất đảm ứng đủ điều kiện về phòng dịch như: phương án “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 điểm đến” để trình phê duyệt”- ông Lê Mạnh Hiên cho biết thêm.

Cao Sơn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).

Tin khác

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

Đề xuất bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã gửi hồ sơ dự án Luật Việc làm (sửa đổi) sang Bộ Tư pháp thẩm định, để tiếp tục hoàn thiện trước khi trình Chính phủ. Đáng chú ý, ở lần sửa đổi này, cơ quan soạn thảo đề xuất bổ sung thêm nhiều đối tượng được hỗ trợ vay vốn đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

Bình Dương: Tạo việc làm tăng thêm cho gần 17.500 người trong 6 tháng đầu năm 2024

(LĐTĐ) Nhu cầu sử dụng lao động tăng, do tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phục hồi và có nhiều dấu hiệu khởi sắc, nhiều doanh nghiệp mở rộng nhà xưởng để sản xuất.
Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

Kết nối hơn 26.000 cơ hội việc làm cho lao động 6 tỉnh, thành phố phía Bắc

(LĐTĐ) Ngày 11/7, phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố phía Bắc gồm: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn và Ninh Bình đã diễn ra thành công, thu hút hàng nghìn người lao động và hơn 100 doanh nghiệp tham gia. Sự kiện này đã phần nào hiện thực hóa các kế hoạch hỗ trợ, phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh khác trong khu vực.
Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

Thêm cơ hội lập nghiệp cho học viên nghề hệ 9+

(LĐTĐ) Là một mô hình đào tạo song song giữa học nghề và học văn hóa phổ thông dành cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS), chương trình học nghề hệ 9+ (Chương trình 9+) hiện đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố Hà Nội thật sự là cơ hội quý cho các em học sinh vừa có thể tiếp tục học tập theo chương trình phổ thông, vừa được đào tạo kỹ năng nghề để có thể lập nghiệp từ sớm.
Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

Nhiều tín hiệu khả quan từ thị trường lao động

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội ổn định đã tạo thời cơ tốt cho các doanh nghiệp trên địa bàn nhanh chóng ổn định sản xuất kinh doanh, tích cực tuyển dụng lao động đem lại những tín hiệu khả quan cho thị trường lao động Hà Nội.
Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

Chi trả ngay lương, phụ cấp mới từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Tại buổi họp Chính phủ thường kỳ chiều 6/7, báo chí quan tâm tới việc tăng lương cơ sở và đặt câu hỏi đến Bộ Nội vụ là trong kỳ nhận lương tháng 7 này, mức lương mới của cán bộ, công chức, viên chức đã được lĩnh ngay hay chưa?
Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

Thị trường lao động Hà Nội tiếp đà phục hồi

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế thành phố Hà Nội xuất hiện nhiều điểm sáng, thị trường lao động của thành phố Hà Nội cũng tiếp tục đà phục hồi, phát triển. Điều này thể hiện ở việc trong 6 tháng đầu năm, tỉ lệ giải quyết việc làm trên địa bàn Thành phố tăng, số lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Thành phố giảm.
Gian nan tìm nguồn lao động

Gian nan tìm nguồn lao động

(LĐTĐ) Nền kinh tế đang dần phục hồi, nhiều doanh nghiệp (DN) tại các tỉnh Đông Nam Bộ đã có đơn hàng và kế hoạch mở rộng sản xuất. Tuy nhiên câu chuyện về lao động (LĐ) vẫn đang là một bài toán nan giải.
Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

Quy định tính gộp ngày phép năm đối với người lao động

(LĐTĐ) Theo luật hiện hành, doanh nghiệp có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm, sau khi tham khảo ý kiến của người lao động, song cơ quan có thẩm quyền khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm có lợi hơn cho người lao động so với quy định chung...
Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

Thu nhập của người lao động sụt giảm vì sao?

(LĐTĐ) Theo Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân của người lao động quý II vừa qua là 7,5 triệu đồng/tháng, giảm 137.000 đồng so với quý trước. Nguyên nhân do quý II không còn các khoản thu nhập bổ sung từ tiền làm thêm cuối năm và thưởng Tết Nguyên đán.
Xem thêm
Phiên bản di động