Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững

(LĐTĐ) Để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt, yếu tố then chốt được xác định chính là chuyển đổi số. Trong đó, hợp đồng điện tử đóng vai trò “nút thắt” cuối cùng, đảm bảo sự minh bạch và tự động hóa giữa các bên tham gia. Vì vậy, cần thúc đẩy triển khai hợp đồng điện tử an toàn, sẽ xây dựng được một hệ sinh thái số phát triển một cách bền vững.
Hợp đồng điện tử: Bước đệm để doanh nghiệp bắt nhịp với xu thế chuyển đổi số toàn cầu Bộ Công Thương hướng dẫn thủ tục đăng ký dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử Ứng dụng CCCD gắn chip để định danh - xác thực hợp đồng điện tử

Phát triển hợp đồng điện tử an toàn

Phát biểu tại Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử (TMĐT) với chủ đề “Phát triển hợp đồng điện tử an toàn”, do Bộ Công Thương tổ chức ngày 15/10/2024 tại Hà Nội, bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, trong bối cảnh thị trường toàn cầu biến động không ngừng, khả năng linh hoạt và sẵn sàng chuyển đổi là chìa khóa cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững
Bà Lê Hoàng Oanh, Cục trưởng Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương)

Theo bà Lê Hoàng Oanh, TMĐT đã và đang trở thành động lực chủ chốt trong nền kinh tế số, với tốc độ tăng trưởng ấn tượng 25% trong năm 2023 và dự kiến sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025. Quá trình này không chỉ mở ra cơ hội lớn mà còn thúc đẩy doang nghiệp nhanh chóng thích nghi và đạt những bước tiến quan trọng.

Như chúng ta đã biết, hợp đồng là hình thức thể hiện cơ bản của các mối quan hệ dân sự và thương mại, là khởi đầu của các quy trình giao dịch trong đời sống xã hội và hoạt động kinh tế. Do vậy, giao kết hợp đồng trên môi trường điện tử cũng là một trong những vấn đề mấu chốt của quy định pháp luật về giao dịch điện tử.

Đến thời điểm hiện tại, đã có 11 tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (gọi tắt là CeCA: VIETTEL, VNPT, FPT, CMC, VNPAY…) được xác nhận đăng ký để triển khai cung cấp dịch vụ này. Vai trò của các tổ chức trên là đảm bảo về mặt kỹ thuật để quá trình ký kết hợp đồng/giao kết điện tử trên môi trường trực tuyến được diễn ra an toàn.

Các Tổ chức CeCA sẽ cung cấp một hạ tầng số giúp doanh nghiệp, người dân sử dụng hợp đồng điện tử được bảo vệ bởi các công nghệ xác thực và tin cậy, hướng tới kết nối kỹ thuật và hỗ trợ các bên thứ 3 như cơ quan thuế, ngân hàng, các tổ chức tài chính và cơ quan giải quyết tranh chấp thực hiện các nghiệp vụ liên quan. Những tổ chức này đóng vai trò bảo vệ giá trị pháp lý cho hợp đồng điện tử và tạo niềm tin cho các bên tham gia, bao gồm cả người dân và doanh nghiệp.

Tính đến hết tháng 8/2024, có hơn 490.000 hợp đồng điện tử đã được chứng thực, với sự tham gia của gần 49.000 doanh nghiệp là minh chứng cho sự phát triển tích cực của dịch vụ này.

“Với tinh thần đồng hành và hỗ trợ, Cục TMĐT và Kinh tế số luôn khuyến khích các doanh nghiệp, cơ quan quản lý, và các tổ chức liên quan cùng tham gia xây dựng một hệ sinh thái số bền vững. Vì vậy, diễn đàn tập trung vào việc cùng nhau thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuyển đổi số cho các chu trình kinh doanh của doanh nghiệp, với trọng tâm là giao kết hợp đồng, theo định hướng thúc đẩy ứng dụng hợp đồng điện tử an toàn…”, Cục trưởng Lê Hoàng Oanh nhấn mạnh.

Khắc phục những “rào cản” để hướng đến chuyển đổi số toàn diện

Từ năm 2020, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã áp dụng các giải pháp giao kết và xác thực điện tử nhằm tăng hiệu quả hoạt động, bao gồm việc sử dụng các công cụ như chứng thực điện tử, ký số, eKYC, xác thực danh tính, và hợp đồng điện tử.

Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững
Hợp đồng điện tử an toàn: Thúc đẩy xây dựng hệ sinh thái số bền vững.

Các nền tảng và dịch vụ liên quan đến quản lý giao dịch, chẳng hạn như FPT.CA, FPT.eSign, FPT.eKYC, và FPT.CeCA, đã được triển khai rộng rãi với mục tiêu đảm bảo tính xác thực, toàn vẹn và tuân thủ pháp lý cho các giao dịch từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp (B2B) và doanh nghiệp đến khách hàng (B2C). Các giải pháp này đã được ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực như thương mại, tài chính, ngân hàng, lao động và quản lý nội bộ.

Đề cao vai trò của chữ ký số và định danh xác thực trong việc đảm bảo an toàn và phòng ngừa gian lận trong giao dịch điện tử, ông Nguyễn Đăng Triển đại diện Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) chia sẻ, khi việc ký kết trên môi trường điện tử ngày càng trở nên phổ biến, thì mỗi chủ thể càng phải nên cẩn trọng hơn.

Theo ông Triển, việc sử dụng chữ ký số của đơn vị được cấp phép, có uy tín sẽ giúp bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Đặc biệt, khi chữ ký số có đính kèm cả dấu thời gian và định danh eKYC tại thời điểm ký, cả doanh nghiệp lẫn cá nhân tham gia ký kết tài liệu, hay hợp đồng trên môi trường điện tử đều có thể yên tâm hơn cả hợp đồng giấy truyền thống.

Cũng đề cập việc triển khai chữ ký số và hợp đồng điện tử tại Việt Nam, ông Đỗ Quang Yên, Giám đốc Trung tâm Giải pháp C-SUITE CMC TS, Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC cho rằng, chuyển đổi số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng các hệ thống CRM, ERP, Big Data và AI để tối ưu hóa quy trình, tăng cường trải nghiệm khách hàng và chuyển đổi sang mô hình kinh doanh trực tuyến.

Đồng tình với chia sẻ của đại diện các doanh nghiệp, tại diễn đàn, các đại biểu tham dự cũng cho rằng, cần đẩy mạnh hơn nữa các chính sách liên quan đến hợp đồng điện tử để giải quyết những khó khăn như chi phí cao, thủ tục phức tạp, và sự chấp nhận hạn chế từ các bên thứ ba (cơ quan thuế, ngân hàng…). Do đó, các doanh nghiệp mong muốn Chính phủ và các cơ quan chức năng sớm ban hành các văn bản liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật, để hợp đồng điện tử có thể được chấp nhận bởi bên thứ ba, cũng như tăng cường sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi để hợp đồng điện tử trở thành công cụ giao dịch phổ biến. Qua đó, thúc đẩy sự minh bạch, an toàn trong các giao dịch, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo sự phát triển bền vững trong môi trường kinh tế số.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Khẩn trương khống chế đám cháy ở Vĩnh Tuy

Khẩn trương khống chế đám cháy ở Vĩnh Tuy

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào tối 16/10 tại kho xưởng trong ngõ 124 Vĩnh Tuy, Hà Nội (gần Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội). Cột khói đen bốc cao hàng chục mét, khiến nhiều người lo lắng. Lực lượng chức năng đã khẩn trương có mặt tại hiện trường triển khai chữa cháy...
Phát huy vai trò của Công đoàn Trường Tiểu học Phú Kim

Phát huy vai trò của Công đoàn Trường Tiểu học Phú Kim

(LĐTĐ) Xác định vai trò quan trọng của tổ chức Công đoàn đối với các phong trào thi đua trong trường học, thời gian qua, Công đoàn Trường Tiểu học Phú Kim (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã có nhiều nỗ lực xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, đoàn kết, cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao.
Hà Nội tiếp nhận gần 28 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024

Hà Nội tiếp nhận gần 28 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và an sinh xã hội năm 2024

(LĐTĐ) Tháng cao điểm "Vì người nghèo" là dịp để mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố và Nhân dân Thủ đô thể hiện “Tinh thần tương thân, tương ái”, bằng những hành động thiết thực, cụ thể để chia sẻ, hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn; trao sinh kế, tạo giá đỡ an sinh, giúp người nghèo có cơ hội thay đổi cuộc đời và có cuộc sống tốt hơn, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội: Đợt thi đua cao điểm đạt kết quả thiết thực

Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội: Đợt thi đua cao điểm đạt kết quả thiết thực

(LĐTĐ) Đợt thi đua cao điểm chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 70 năm thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội do Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội phát động đã lan tỏa rộng khắp, thu hút đông đảo đoàn viên công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng ứng, tham gia và đạt những kết quả thiết thực.
LĐLĐ quận Ba Đình: Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

LĐLĐ quận Ba Đình: Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) 98 đoàn viên, người lao động đến từ 8 Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp và khối trường học quận Ba Đình được khám, chăm sóc sức khỏe miễn phí.
LĐLĐ huyện Thường Tín gặp mặt và nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới

LĐLĐ huyện Thường Tín gặp mặt và nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới

(LĐTĐ) Sáng ngày 16/10, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thường Tín đã tổ chức Hội nghị kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2024), Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và nói chuyện chuyên đề “Hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khoẻ sinh sản kế hoạch hoá gia đình cho công nhân, viên chức, lao động.
Giá xăng ngày 17/10 có thể giảm gần 200 đồng/lít

Giá xăng ngày 17/10 có thể giảm gần 200 đồng/lít

(LĐTĐ) Thị trường xăng dầu thế giới tuần qua ghi nhận sự tăng giảm đan xen; trong đó, ở 2 phiên giao dịch gần nhất, giá xăng thế giới cho thấy sự quay đầu giảm mạnh. Giới chuyên gia nhận định, trong kỳ điều hành giá ngày 17/10, nếu các nhà quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn, thì giá xăng được dự báo có thể giảm từ 150 - 200 đồng/lít.

Tin khác

Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

Nâng cao kỹ năng quản lý mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Đặng Xá là một xã thuần nông nằm ven sông Đuống thuộc huyện Gia Lâm. Với tiềm năng về phát triển các loại rau củ, quả an toàn, nhân dân trong xã đã tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất. Hội phụ nữ các cấp huyện Gia Lâm liên tục đào tạo nâng cao kỹ năng, hỗ trợ phụ nữ làm chủ mô hình kinh tế hợp tác xã, giải quyết lao động nông thôn.
Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

Doanh nghiệp cần trợ lực, tiếp sức

(LĐTĐ) Thời điểm này, dưới sự tác động mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại, nhiều ngành công nghiệp mới ra đời; các nền kinh tế lớn liên tục điều chỉnh chính sách khiến các dòng vốn đầu tư dịch chuyển, cấu trúc đầu tư thương mại thay đổi. Thực tế này vừa đặt ra các nguy cơ, thách thức vừa mang đến thời cơ, vận hội mới cho các quốc gia, nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có Việt Nam.
Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

Tạo cơ hội đón làn sóng đầu tư thế hệ mới

(LĐTĐ) Dự kiến năm 2024 Hà Nội sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đạt 3,13 tỷ USD. Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định, Hà Nội không chỉ là trung tâm kinh tế, tài chính quan trọng của khu vực và cả nước mà còn là điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Ra mắt giải pháp quảng cáo bằng Snapchat dành cho doanh nghiệp

Ra mắt giải pháp quảng cáo bằng Snapchat dành cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 10/10, Công ty công nghệ Snap ra mắt giải pháp Snapchat for Business (quảng cáo trên Snapchat dành cho doanh nghiệp) ở thị trường Việt Nam. Với các công cụ quảng cáo hiện đại, giải pháp này giúp các doanh nghiệp, thương hiệu, và các nhà tiếp thị ở Việt Nam tiếp cận đối tượng khách hàng trẻ tuổi trên toàn thế giới thông qua nền tảng Snapchat, từ đó thúc đẩy thương mại xuyên biên giới.
Hơn 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

Hơn 183.000 doanh nghiệp thành lập mới và hoạt động trở lại

(LĐTĐ) Trong 9 tháng qua, cả nước có hơn 183.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 9,7%.
Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

Trao quyền năng kinh tế cho phụ nữ từ việc thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

(LĐTĐ) Với sự đồng hành của hội phụ nữ các cấp, bằng nhiều hình thức, nội dung đa dạng, phong phú, như hỗ trợ phát triển kinh tế, khởi nghiệp, tạo mô hình sinh kế, học nghề..., phụ nữ Thủ đô ngày càng phát huy được năng lực, có nhiều đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Theo đó, quyền năng kinh tế và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng cao, tạo điều kiện để phụ nữ phấn đấu, vươn lên.
Ấn tượng vì sự đầu tư siêu nhà máy của Vinamilk để làm ra mỗi hộp sữa

Ấn tượng vì sự đầu tư siêu nhà máy của Vinamilk để làm ra mỗi hộp sữa

(LĐTĐ) Đó là chia sẻ của bà Trần Thị Lê, thành viên của Câu lạc bộ Người cao tuổi quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM), sau chuyến tham quan Nhà máy sữa Việt Nam của Vinamilk.
Rạng Đông đột phá chuyển đổi số với 6 chiến lược vàng, chinh phục thị trường quốc tế

Rạng Đông đột phá chuyển đổi số với 6 chiến lược vàng, chinh phục thị trường quốc tế

(LĐTĐ) Rạng Đông đã thực hiện chuyển đổi số trong 5 năm với 6 chiến lược đột phá, hướng tới trở thành doanh nghiệp công nghệ cao dẫn đầu thị trường quốc tế. Mục tiêu năm 2030 là đạt tăng trưởng 20 - 25%, thu nhập bình quân 2.000 USD/người/tháng, và doanh thu 25 nghìn tỷ đồng.
Thành lập Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội rộng gần 200ha

Thành lập Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội rộng gần 200ha

(LĐTĐ) Khu Công nghệ cao sinh học Hà Nội được xây dựng với quy mô diện tích 199,03ha, thuộc địa bàn các phường: Tây Tựu, Liên Mạc, Minh Khai, Thụy Phương và Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất giảm mạnh

Thành phố Hồ Chí Minh: Thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp - khu chế xuất giảm mạnh

(LĐTĐ) Từ đầu năm 2024 đến 19/9/2024, tổng vốn đầu tư thu hút kể cả cấp mới và điều chỉnh tại các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX - KCN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chỉ đạt 339,15 triệu USD, đạt 61,66% kế hoạch năm 2024 (550 triệu USD), giảm tới 64,12% so với cùng kỳ năm 2023 (945,23 triệu USD).
Xem thêm
Phiên bản di động