Hồi ức một cung đường

Mỗi lần qua ngã ba thành phố, nơi giao nhau với con đường mòn năm xưa, nay là đại lộ Hồ Chí Minh thênh thang nối hai miền Nam Bắc, trước mắt tôi vẫn hiện lên rõ mồn một cung đường máu lửa ngày ấy.
hoi uc mot cung duong “Hồi ức” giành giải phim dài suất sắc nhất
hoi uc mot cung duong Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và những hồi ức về Tết Độc lập
hoi uc mot cung duong Ký ức của cựu thanh niên cứu quốc thành Hoàng Diệu

Mười chín tuổi, vừa học xong cấp ba, tôi như chú nghé tơ mới vực, háo hức lên đường, không bận riêng tư. Đợt ấy, may mắn sao, tôi được tuyển vào trường quân đội đào tạo lái xe. Sau mấy tháng tập lái, đưa xe vượt đèo lội suối, vòng vèo không biết bao nhiêu lần quanh vùng núi phía Tây Thanh Hóa, có địa hình gần giống như địa hình con đường mòn chiến lược mà nay mai chúng tôi sẽ phải vượt qua. Cuối năm 1971, ăn tết xong, tôi được giao chiếc xe tải sơn xanh mới keng.

- Đây là xe " giải phóng", loại tốt nhất do Trung Quốc chế tạo viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam đánh Mỹ. Đồng chí phải giữ gìn vận hành đúng quy trình quy phạm và nhớ “ yêu xe như con, quý xăng như máu”. Rõ chưa! - Thiếu úy, đội trưởng đội xe nhìn như xoáy và ngực tôi, huấn thị. “Chồng còn chưa có, nói chi con!”, tôi nghĩ thầm và bĩu môi.

Mùa hè năm 1972, quân ta tiến vào đánh Quảng Trị, chiếm được Thành Cổ. Cuộc chiến 81 ngày đêm dưới bom gầm pháo dội, hai bên giành giật nhau từng mét chiến hào. Càng đến ngày kết thúc cuộc chiến, chiến sự càng khốc liệt. Trên đường đi, không có bút nào có thể tả nổi cảnh hoang tàn của con đường mòn sau hàng trăm trận bom B52 dội xuống. Đất đá bị đào xới tơi bời, bánh xe phập phổng như con bọ dừa bò trên mâm bột nếp của mẹ tôi. Chúng tôi đang vượt qua cung đường nguy hiểm nhất. Đường hẹp, một bên vách núi, bên là vực thẳm. Nhiều lúc tôi nhắm mắt lại, hít hơi căng lồng ngực cho thật bình tĩnh rồi mới nhấn ga. Thần kinh căng thẳng quá. Chỉ cần thiếu tập trung phút giây thôi là cả người và xe sẽ lao xuống vực sâu. Xe tôi đi sau cùng, khi đoàn xe đã vượt lên trước, tôi còn đang bò bên miệng vực thì máy bay địch phát hiện, lao đến. Một quả rốc két lóe lửa xanh lét phóng xuống. Tôi ngoái lại phía sau, cả chiếc xe bốc cháy phừng phừng. Tôi kịp mở ca Bin, lao ra ngoài. Một tiếng nổ long trời lở đất, tai tôi ù đi. Sau tiếng nổ, cả chiếc “giải phóng” với chục tấn đạn dược bị hất xuống vực, chỉ nghe tiếng va đập và tiếng nổ dội lại ầm ào từ vách núi vọng lên. Thật kinh khủng! Sao thế nhỉ? Xe bay xuống vực mà tôi vẫn nằm chềnh ềnh trên đường thế này? Thì ra có một gã đàn ông to béo đang nằm đè lên người tôi. Tôi điên tiết đẩy gã nhưng không đẩy nổi. Người gã nặng như tảng đá.

hoi uc mot cung duong

Thì ra, khi thấy tôi, một nữ lái xe nhảy ra khỏi buồng lái chiếc xe bị cháy, lại thấy một quả bom đen trũi lao từ trên trời , gã đã xô tôi ngã xuống và nằm đè lên, rất kịp thời và đúng lúc. Tôi và gã cùng ngượng nghịu cười, hai tay phủi vôi quần áo phủ đầy bụi đỏ. Thế là thân nhau. Sau này, nghe chị em trong tiểu đội gọi tên, tôi mới biết, đó là Thành Phệ, tiểu đội trưởng, tiểu đội TNXP phụ trách cung đường. Không biết tôi thoát chết là do gã đàn ông to béo nằm đè lên trên hay do sức ép không khí từ tiếng nổ của bom tác động vào thành xe, nhờ lực phản hồi trước khi xe bay xuống vực, nên tôi không bị bay theo. Dù sao thì cũng còn may chán. Thật là hú hồn, hú vía!

Tiểu đội thanh niên xung phong có 8 cô gái còn rất trẻ từ khắp miền quê do Thành Phệ làm tiểu đội trưởng. Họ làm lán ngay cạnh cung đường để kịp thời ứng cứu khi máy bay địch đánh xe, phá đường. Thức ăn chủ yếu là rau rừng, gạo và lương khô được tiếp tế từ những chiếc xe chở hàng chạy qua. Trong bom đạn mù trời, ăn ngủ thất thường, ngày đêm đối mặt với tử thần, nghe cái tên Thành Phệ chắc nhiều người ngạc nhiên. Thế mà anh ta vẫn béo mới lạ. Mái tóc hất ngược, đen nhánh, đôi mắt long lanh luôn ẩn một nụ cười, trông anh ta giống một sinh viên trong giảng đường đại học hơn là gã trai thanh niên xung phong. Chính vì thế mà các cô gái đặt cho anh ta cái tên Thành Phệ. Thì ra, có những người, không cần ăn, vẫn béo. Hình như cơ thể họ có một sự điều tiết thần kỳ nào đó nên Thành vẫn trắng trẻo, hai má phúng phính, mặc dù Thành ăn uống cũng như chị em trong tiểu đội.

Ba ngày sau, tôi theo xe trở ra Bắc, tạm biệt Thành và chị em trong tiểu đội. Khi lên xe, Thành dúi vội vào tay tôi một mẩu giấy. Chưa cần đọc, tôi đã đoán là anh ta viết gì rồi. Xe chạy một chặng dài, để cho cảm xúc lắng xuống, tôi mới mở ra xem. Thành viết: “ Lan! Có lẽ số phận đã run rủi cho tôi gặp em. Tôi yêu em, thề có trời xanh chứng giám. Tôi biết có thể không gặp lại em, chiến tranh ngày càng khốc liệt, sống chết trong gang tấc. Nhưng nếu còn sống, sau chiến tranh, ta sẽ tìm nhau nhé! Mãi mãi yêu em!...”

Một lá thư tỏ tình chỉ có gần trăm ký tự mà sao khiến tôi xúc động. Năm 72 là năm chiến tranh khốc liệt nhất, địch dồn tất cả vũ khí từ trên trời, dưới đất, ngoài biển, quyết tâm chặn đứng con đường tiêp vận của ta. Liệu tôi có còn sống đến khi kết thúc chiến tranh hay không? Hẹn hò yêu đương làm chi thêm đau lòng xót ruột. Tôi mỉm cười. Rõ là anh chàng ngốc! Yêu thế, sao những ngày tôi sống tiểu đội, không thổ lộ rồi muốn hôn hay làm gì tôi mà chẳng được? Dù sao thì anh ta cũng đã có công cứu tôi thoát chết. Hình dung lại những ngày sống cùng tiểu đội với anh, ừ, mà anh ta yêu tôi thật, chẳng thế mà ngày nào cũng trèo lên tận đỉnh núi hái rau sắng về cho tôi ăn đó sao? Thôi, cứ đợi kết thúc chiến tranh cái đã! Đến lúc đó, ta sẽ tìm nhau, rồi tha hồ mà yêu đương...

Tôi nhận xe mới, lại tiếp tục những chuyến xe đi. Ngồi trong buồng lái khi xe sắp đến cung đường của Thành, tự nhiên tim tôi cứ phập phồng trong lồng ngực không sao kìm lại được. Tôi đã yêu Thành rồi ư? Sao nhanh thế? Hình như thanh niên thời đó, vào chiến trường, trong trái tim mỗi người đều có một bóng hình nào đó để mà thương mà nhớ. Vẫn biết là “ngày mai biết có còn gặp lại”, nhưng vẫn yêu thầm, nhớ trộm, dẫu đơn phương. Chính tâm hồn tuổi trẻ ngày đó đã tạo thành cái chất lãng mạn của chiến tranh. Hình như yêu để không cô đơn khi hành quân vượt rừng băng suối hay những đêm ngủ hầm dưới làn pháo gầm bom dội, đối mặt với cái chết. Yêu để khi trúng đạn nằm xuống, đôi môi mấp máy gọi mẹ trước rồi gọi người yêu sau. Với tôi bây giờ, sau chuyến vừa qua, chắc là có duyên phận với nhau, tôi quyết định chọn Thành. Để nếu một lần nữa, cùng xe bay xuống vực, tôi sẽ kêu to: “Thành ơi! Em yêu anh!”...

Tình yêu đã đến với chúng tôi như thế. Tình yêu là động lực để chuyến hàng sau nhanh hơn chuyến hàng trước. Bất chấp hiểm nguy, cứ nhận lệnh là tôi lên đường. Những đồng đội tôi dần dà rồi họ cũng biết anh chàng tiểu đội trưởng tiểu đội TNXP đã ngự trị trong trái tim tôi. - Này Lan! Tám cô nữ quái kia sẽ cướp mất người yêu của mày đấy! - Này Lan! Làm quái gì có chuyện lão Thành chung thủy với mày? Một thằng đàn ông bị vây quanh tám nữ quái!

Tôi để ngoài tai mọi lời trêu chọc. Tôi tin hoàn toàn tình cảm Thành dành cho tôi. Cứ mỗi lần xe qua, chúng tôi lại tay trong tay, ngồi vắt vẻo trên những sợi dây thả lòng thòng. Những lần gặp thật ngắn ngủi. Thành kể với tôi bao nhiêu là chuyện. Thành bảo, ở tiểu đội anh có một cô tên Mùa, quê Nam Hà, 20 tuổi. Cô này bị yếu tim, thỉnh thoảng bị ngất đột ngột. Rất lạ là khi cô bị ngất, toàn thân vẫn hồng hào, làn môi cứ dơn dớn. Bạn gái đến xoa tim mãi mà cô vẫn không tỉnh. Chỉ khi Thành đến, bàn tay nóng hổi của anh nới khuy áo ngực, xoa bóp và làm hô hấp nhân tạo cho cô, lạ lắm, chỉ mười lăm phút sau là cô tỉnh lại. Cô lại hăm hở lao ra mặt đường làm việc như không có chuyện gì xẩy ra. Sau này, cái bệnh ấy bị lây hay sao ấy, dần dà rồi các cô gái cũng bị căn bệnh giống như cô Mùa. Thành cười tủm rồi nói: “ Anh lạ gì trò đó? Thật ra là các cô nàng thèm hôn mà thôi. Tôi ghen, đấm vào lưng anh thùm thụp: “ Em cũng bị ngất rồi này”! Tôi giả vờ lăn đùng ra cỏ, dẩu môi lên. Và cũng giống như các cô gái kia, Thành làm hô hấp nhân tạo cho tôi, chỉ khác là anh không “hà hơi, thổi ngạt”… Không còn bị máy bay địch đánh chặn, khắp các ngã đường miền Bắc, từng đoàn xe pháo nườm nượp lao vào chiến trường miền Nam giữa ban ngày. Chiến tranh sắp đến hồi kết liễu! Gã trung úy đội trưởng, nay đã là đại úy. Gã đeo đôi quân hàm mới cứng, vẻ bí mật, nói với tôi là xong chuyến này, tôi sẽ được cấp trên ưu tiên cử đi học đại học. Tôi mừng lắm, chỉ mong gặp Thành để khoe tin vui ấy. Khi đoàn xe của chúng tôi sắp qua cung đường Thành và tiểu đội TNXP của anh phụ trách, không hiểu sao tôi cứ thấy bồn chồn. Một khối khói đen kịt che kín cả bầu trời và con đường phía trước. Cung đường vừa bị đánh. Thấp thoáng mấy chiến sỹ tiền tiêu chạy đi chạy lại, họ thông báo với chúng tôi là đường vừa bị bom. Đoàn xe tạm dừng chờ san lấp xong mới qua được. Tôi cho xe tấp vào bờ ta luy, ruột nóng như có lửa đốt. Không biết Thành của tôi có bề gì không?

Phải hai tiếng đồng hồ sau, mới nghe tiếng kẻng keng keng báo đường thông. Trời đã tối. Tôi bật đèn gầm. Xe chậm chậm, thận trọng bò, tiếng động cơ rì rì bí ẩn. Không gian rờn rợn, sự chết chóc bao trùm, mùi tử khí lẩn khuất đâu đây. Mặt đường ngập ngụa đất đá vừa vội san lấp. Tôi cố quan sát ra hai bên đường nhưng không gặp khuôn mặt nào thân quen của tiểu đội TNXP của Thành. Sao thế này? Những người mới đến lạ lắm. Tôi dừng xe, chạy lại nơi có hai người lính trẻ đang chụm đầu thì thào. - Này, đồng chí ơi! Tiểu đội TNXP phụ trách đoạn đường này đi đâu cả rồi?

Không thấy trả lời. Điếc hay sao? Tôi gọi to lần nữa. Đến lúc đó, cả hai cái đầu mới ngẩng lên. Chỉ nhìn thấy khuôn mặt và cái nhìn của họ, tôi đã rụng rời. - Hy sinh rồi! Một quả bom tấn đã rơi đúng đội hình, tất cả đã bị hất xuống vực - Một trong hai người giọng trầm trầm, cố nén nỗi đau, nói với tôi như vậy. Tôi hét lên, bịt chặt lấy hai tai. Rồi tôi nhảy nhót như một kẻ điên. Thành ơi! Hoa ơi! Thịnh ơi, Loan ơi! ... Tôi gọi tên từng người, những cái tên vừa mới vừa quen biết trong tiểu đội của Thành. Những khuôn mặt trẻ trung, những ánh nhìn đằm thắm chan hòa, những khuôn ngực căng phồng tràn căng sức trẻ, giờ đâu cả rồi?

Tôi nhìn sang phía vực sâu, chỉ thấy một khoảng trống tối đen thăm thẳm như địa ngục. Tôi gào lên: “ Thành ơi! Em đây! Lan của anh đây”...Tiếng gọi của tôi vọng xuống vực sâu, dội lên, đập vào vách đá, phản hồi lại thứ âm thanh ong ong u u, vừa thống thiết, vừa ma quái.

Còn biết làm gì hơn nữa? Không thể dừng lại lâu vì phía sau, đoàn xe đang sốt ruột chờ. Tôi bậm môi. Nước mắt chảy ngược vào tim lạnh buốt, rần rật. Tôi giơ tay lên ngực, cố níu giữ lấy trái tim đang thổn thức. Chiếc xe như cũng đồng cảm với tôi. Tiếng máy rú lên, rin rít, quằn quại, đớn đau... Sau chiến tranh, tôi xuất ngũ trở về quê với quân hàm thượng sỹ. Cảnh nhà tôi thật xơ xác. Cha tôi đã chết trước khi con gái về một năm. Mẹ tôi bảo, cha chết không nhắm mắt vì nhớ con. Mãi khi mẹ tôi đưa lá thư của tôi mới gửi đốt lên trước mặt cha tôi, hai mắt ông mới từ từ nhắm lại. Tôi ra mộ cha ngồi khóc. Hai mươi sáu tuổi, với một đứa con gái, chưa phải là già nhưng cũng không là trẻ nữa. Tôi cảm nhận hết vị đắng của chiến tranh. Bom đạn thù không dội thẳng lên đầu cha tôi. Nhưng những đêm hai mắt chong chong không ngủ lo sợ đứa con gái chẳng may dính hòn tên mũi đạn ngoài chiến trường đã dần dần giết chết Người. Mẹ tôi già sọm, lưng còng gần sát đất, bước đi gật gù như thể con đà điểu. Chị gái tôi cũng chẳng hơn gì, hàng ngày vẫn phải bước cà nhắc ra ruộng hợp tác xã làm cỏ bón phân để lấy công điểm. Bữa cơm đầu tiên sau bao nhiêu năm con gái mẹ đi xa vẫn phải độn khoai. Thức ăn chỉ có vài con cá lẹp. Bưng bát cơm. tôi không thể kìm dòng nước mắt. Có bao nhiêu lúa gạo, hậu phương chuyển ra tiền tuyến lớn hết cả rồi. Thì ra, chiến tranh nó tác động vào con người ở mọi nơi, mọi hướng và mọi cách. Và, không trừ ai, người ta hứng chịu nó ở mọi hoàn cảnh. Ở nhà giúp mẹ thời gian, tháng tám năm ấy tôi làm đơn thi vào đại học. Với số điểm ưu tiên tối đa dành cho thí sinh đã từng kinh qua chiến đấu, tôi đậu vào trường đại học quân y. Trước mắt tôi, con đường đang rộng mở. Tôi vẫn chưa yêu ai. Trong trái tim tôi ngày ấy, hình ảnh Thành vẫn chưa phai mờ. Tôi nuôi ý định tìm đến quê Thành, nhưng đường xá xa xôi quá, mà ngày ấy, phương tiện đi lại rất khó khăn chứ đâu có dễ như bây giờ. Thôi, cứ đợi một thời gian nữa, tốt nghiệp ra trường rồi mọi sự sẽ hay.

Nhưng sự đời đâu có theo dự tính của con người. Năm thứ ba, một trung tá, trưởng khoa trong trường chết vợ ngỏ lời yêu tôi. Ngày ấy, trung tá là sỹ quan trung cấp, là phó tiến sỹ khoa học là ghê gớm lắm. Tầm đó, chết vợ một lần chứ hai ba lần thì vẫn là giấc mơ của nhiều thiếu nữ. Tôi đã định nhận lời, tuân theo số mệnh, xong chẳng biết lý do gì, tôi lưỡng lự và trả lời nước đôi với anh ta: “Thầy đợi em ra trường. Hiện giờ em chưa tính đến việc đó”. Trung tá trưởng khoa đồng ý. “Anh sẵn lòng chờ, hai năm nữa có là bao xa?”. Vì là đảng viên, tôi được cử làm bí thư đoàn trường, ủy viên chấp hành đảng bộ. Hàng tháng, tôi vẫn thường dự các cuộc hội nghị với các thầy cô là giáo sư, phó tiến sỹ. Cứ cái đà ấy, ra trường, con đường thăng tiến của tôi chắc không đến nỗi nào. Tôi sống lặng lẽ, kín đáo, tỏ vẻ con người từng trải. Thầy cô và các bạn sinh viên đều quý trọng tôi. Nhưng trong lòng tôi vẫn thấy thiếu vắng, trống trải. Tôi chưa quên Thành. Nhiều đêm tôi mơ gặp anh, vẫn trẻ trai và cười tươi như ngày đầu mới gặp. Thành của tôi vẫn còn sống. Không hiểu sao, tôi luôn nghĩ như vậy.

Năm cuối cùng, tôi làm nhóm trưởng dẫn đầu nhóm sinh viên đi thực tập tại một viện quân y, đồng thời làm luận án tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của trưởng khoa - trung tá, phó tiến sỹ . Được quan sát và chứng kiến và thực hành những ca mổ phức tạp của những bác sỹ chuyên khoa, tôi trưởng thành nhanh chóng. Chúng tôi được phân công theo dõi, trực tiếp điều trị cho bệnh nhân như một bác sỹ thực thụ. Quân y viện không còn như thời chiến tranh. Ngoài việc điều trị và chăm sóc cho các quân nhân, bệnh viện còn mở phòng khám và điều trị cho dân, gọi là bệnh viện quân dân y. Thời đó đang còn chế độ bao cấp. Tiêu chuẩn chế độ của sinh viên trường y, gạo thịt, đường sữa khá đầy đủ. Tôi thường để dành từng cân tem phiếu giúp đỡ những bệnh nhân nghèo. Họ lấy tem gạo đó để mua bánh mỳ ở căng tin bênh viện.

Vì ở xa nhà nên chủ nhật, tôi thường nhận trực hộ cho các bạn nhà ở gần. Khoảng tám giờ sáng hôm ấy, người dân cáng đến một bệnh nhân nam. Anh ta bị tai nạn lao động, gẫy xương đùi nhưng vì nơi xẩy ra tai nạn ở một vùng miền núi, khi ấy, nước lũ đang dâng tràn các khe suối, một tuần sau mới đưa đến được bệnh viện, vết thương đã sưng tấy, có dấu hiệu hoại tử. Nạn nhân sốt cao, lên cơn co giật, thể trạng rất xấu, nhưng anh vẫn tỉnh táo. Theo lời người nhà đi theo thì nạn nhân bị ngã khi đang làm việc trên giàn giáo ở độ cao gần tám mét. Đọc tên trong bệnh án, địa chỉ nơi cư trú của người bị nạn, tôi sửng sốt. Tên, họ và địa chỉ người bị nạn ghi trong bệnh án, hệt như trong mảnh giấy Thành Phệ dúi vào tay tôi hơn tám năm về trước.

Thành ư? Tôi nhìn chằm chằm vào khuôn mặt người bị nạn. Trong tích tắc, hai ánh mắt gặp nhau và cùng lóe lên như tia chớp đầu mùa mưa. Kinh ngạc và xúc động. Đúng là Thành và Thành cũng đã nhận ra tôi. Tôi ôm lấy Thành, nước mắt chứa chan. Thành cũng quên cả thân mình đang bị thương nặng, quàng tay ôm lấy tôi khiến cho những người đi theo không hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao nữa.

Dĩ nhiên là những ngày sau đó, tôi luôn ở bên Thành. Phải hơn một tháng sau, Thành mới bình phục. Thành kể cho tôi nghe giây phút thoát chết rất ngoạn mục ngày ấy. Khi anh bị bom hất xuống vực, may mắn làm sao, anh rơi trúng vào đám giây rừng đan nhau chằng chịt, nối giữa các ngọn cây đan lại với nhau như một chiếc lưới tự nhiên, nhờ thế mà sống sót. Anh tỉnh dậy, thấy mình bị treo lơ lửng, xung quanh là lũ khỉ đang nhìn anh chòng chọc, có con kêu ré lên. Khi đã bình tĩnh trở lại, anh quan sát xung quanh không giấu nổi sự thất vọng. Bốn bề vách đá cao sừng sửng. Phải khó khăn lắm anh mới tụt được xuống gốc cây lần mò tìm đường thoát. Ở đáy vực, con đường thoát không thể leo lên miệng vực mà phải lần mò vào hang động, dò theo mạch nước chảy. Nước thoát đường nào thì con người sẽ ra lối ấy. Vốn là người miền núi, anh có khá nhiều kinh nghiệm.

Ngày hôm sau, anh đi vào một cái hang đá lớn, và gặp không biết cơ man nào là khỉ. Đúng là vương quốc khỉ! Thấy anh đến, lũ khỉ không những không sợ mà còn ngồi vây quanh anh như cuộc họp xã viên hợp tác xã nông nghiệp. Chiến tranh bom đạn ác liệt thế mà sao lũ khỉ ở đây vẫn đông đúc và không hề hấn gì. Anh phát hiện thấy lũ khỉ để dành khá nhiều bắp ngô còn tươi nơi góc hang. Như vậy, quanh đây chắc chắn sẽ có người ở vì thế mà lũ khỉ mới ra nương ngô của họ mà bẻ trộm mang về. Thế là sáng sớm hôm sau, anh bí mật quan sát và theo dấu lũ khỉ , nhờ bám theo lũ khỉ đi kiếm ăn mà anh đến được một nương ngô của đồng bào dân tộc. Một cô gái người Pa Co đi canh gác ngô đã cứu anh. Tôi không tin lắm lời Thành kể. Mặc kệ anh, chỉ biết là Thành của tôi vẫn còn sống. Sau khi vết thương ổn định, Thành đưa tôi về quê anh, một vùng quê nghèo ở miền núi phía Tây Thanh Hóa. Bố mẹ anh đã già, cô em gái vừa cưới chồng. Sau chiến tranh, anh giải ngũ về quê, hàng ngày theo tốp thợ đi xây, kiếm tiền nuôi cả gia đình. Lần này theo một gã chủ thầu đi làm xa thì không may gặp nạn...

Tôi tốt nghiệp ra trường. Chúng tôi cưới nhau. Năm sau, Thành xin vào làm nhân viên bảo vệ ở một cơ quan dân chính gần quân y viện nơi tôi công tác...Thấm thoắt thế mà gần nửa thế kỷ trôi qua. Tôi và Thành bây giờ đã là ông bà của bốn đứa cháu cả nội lẫn ngoại. Chúng tôi đã sắm được ô tô. Thi thoảng tôi vẫn cầm vô lăng đưa ông và cháu nhà nó đi du ngoạn. Mỗi lần qua ngã ba thành phố, nơi giao nhau với con đường mòn năm xưa, nay là đại lộ Hồ Chí Minh thênh thang nối hai miền Nam Bắc, trước mắt tôi vẫn hiện lên rõ mồn một cung đường máu lửa ngày ấy. Hình ảnh Thành Phệ nằm đè lên người tôi sau tiếng bom nổ, cái miệng cười hiền lành, mẩu giấy tỏ tình, lại hiện lên trước mắt tôi. Và, như một phản xạ tự nhiên, tôi nới nhẹ chân ga cho chiếc LEXUS đi chậm lại, cố kéo dài thêm chút nữa dòng hồi ức chiến tranh, mối tình cảm động của vợ chồng tôi, suốt đời không thể nào quên.

Truyện ngắn của Trịnh Tuyên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.
Giảm thiểu, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

Giảm thiểu, ngăn ngừa các nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Trong năm 2023, quận Thanh Xuân đã thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành kiểm tra công tác An toàn, vệ sinh lao động đối với 55 lượt doanh nghiệp, hộ gia đình có công trình xây dựng trên địa bàn quận, tiến hành xử phạt 12 cơ sở với tổng số tiền trên 215 triệu đồng.
Quận Thanh Xuân biểu dương 29 “Công nhân giỏi”, 22 “Sáng kiến - sáng tạo”

Quận Thanh Xuân biểu dương 29 “Công nhân giỏi”, 22 “Sáng kiến - sáng tạo”

(LĐTĐ) Năm 2024, quận Thanh Xuân có 29 “Công nhân giỏi”, 22 “Sáng kiến - sáng tạo” đại diện cho trên 18 nghìn đoàn viên của 268 Công đoàn cơ sở được tôn vinh, biểu dương cấp quận và 3 công nhân giỏi được Thành phố tuyên dương.
Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những tuyến đường hạn chế phương tiện trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) cho biết đơn vị vừa có khuyến cáo giao thông phục vụ lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, trong thời điểm diễn ra hoạt động sơ duyệt, tổng duyệt và chương trình chính thức, hạn chế phương tiện có trọng tải lớn, xe vận tải hành khách đường dài di chuyển trên quốc lộ 6, quốc lộ 279 và quốc lộ 12 từ Sơn La, Lai Châu đi Điện Biên và ngược lại.

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động