Hội thảo" Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu"

Ngày 23/10/2015, tại khách sạn Hilton, Hà Nội, Viện kinh tế Việt Nam và Báo điện tử Diễn đàn đầu tư-Bizlive đã tổ chức Hội thảo " Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu" với mục tiêu đánh giá về quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng trong gần 4 năm qua.
Ngân hàng 0 đồng tại Việt Nam: Từ A đến Z
Lương ngân hàng không còn “hấp dẫn”?
Số ngân hàng sẽ giảm một nửa vào năm 2017?
Ngân hàng Nhà nước đối thoại với hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng
Ngân hàng sẽ không được mở rộng mạng lưới, nếu nợ xấu vẫn trên 3%

Đây là những vấn đề mà dư luận trong nước và quốc tế luôn theo sát và quan tâm, đặc biệt thời điểm Đề án 254 sắp kết thúc và ngành ngân hàng đã chuẩn bị gì khi Việt Nam chính thức tham gia sân chơi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong thời gian tới.

Hội thảo
Hội thảo" Định vị hệ thống ngân hàng sau tái cơ cấu"

Tái cấu trúc nền kinh tế là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, trong đó cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng là một trong những nội dung trọng tâm để cùng với tái cơ cấu đầu tư công, tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước góp phần chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Chương trình cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng đã thu hút được nhiều kết quả quan trọng và đạt được mục tiêu cơ bản đề ra: Lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cổ năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng, cải thiện mức độ an toàn, hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng, nâng cao trật tự kỷ cương và nguyên tắc thị trường trong hoạt động ngân hàng.

Hội thảo

Sau gần 4 năm thực hiện tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng đã giảm được 17 tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng thông qua sát nhập, hợp nhất, giải thể, rút giấy phép hoạt động. Các tổ chức tín dụng yếu kém đã được kiểm soát và tái cơ cấu theo phương án phù hợp với QĐ 254/QĐ-TTG ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và quy định của pháp luật.

Hoạt động tại thị trường liên ngân hàng đã bình thường trở lại với lãi suất liên ngân hàng, lãi suất huy động và cho vay đều giảm mạnh. Tính đến thời điểm này lãi suất huy động và cho vay đã giảm khoảng 40% so với thời điểm 2011 và bằng lãi suất của năm 2007.

Cùng với mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh, tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh dần đã góp phần quan trọng hỗ trợ sản xuất kinh doanh phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng minh tế. Nợ xấu từng bước được giải quyết hiệu quả. Tính đến cuối tháng 9-2015, ngành ngân hàng về cơ bản đã hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu đề ra với trên 90% tổng số nợ xấu xác định tại tháng 9-2012 đã được xử lý và tỷ lệ nợ xấu đạt mức dưới 3%.

Đặc biệt, khuôn khổ pháp lý, chuẩn mực an toàn về hoạt động ngân hàng đã được hoàn thiện một bước, phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Hệ thống quản trị, điều hành, kiểm soát, kiếm toán nội bộ của các tổ chức tín dụng được củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động.

Hội thảo
PGS.TS. Trần Đình Thiên mở đầu tham luận

4 nhóm vấn đề ngân hàng phải xử lý

Phát biểu tham luận, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, có 4 nhóm vấn đề ngân hàng phải xử lý: Thứ nhất, bản thân ngân hàng có vấn đề. Việt Nam có “hội chứng” từ mía đường, bia, xi măng, đại học, ngân hàng cũng có nguy cơ hội chứng là thành lập thương mại cổ phần và từ ngân hàng nông thôn phát triển thành ngân hàng đô thị, phát sinh nhiều vấn đề, ẩn sau đó là nền móng của sở hữu chéo

Thứ hai, nền kinh tế áp dụng quá lâu mô hình tăng trưởng trong đó mô hình tăng trưởng dựa vào vốn tín dụng dễ dàng. Được tuyên truyền là cơ hội của nền kinh tế, về mặt nguyên lý là “ngon” nhưng càng "ngon" càng chứa đựng nhiều rủi ro.

Thứ ba, ngân hàng phải gánh vác nhiệm vụ, nhiều việc không phải của mình. Từ hệ thống ngân hàng chỉ phục vụ nhà nước sang nhân dân nhưng vừa qua Ngân hàng Nhà nước lại chuyển sang phục vụ nhà nước. Điều này đang đặt ra câu chuyện nhiều vấn đề phải bàn. Khi ngân hàng làm nhiều việc không phải của mình không làm giỏi được thậm chí sai, cái sai nghiêm trọng là chức năng. Hiện tái cơ cấu ngân hàng cần xem lại.

Thứ tư, khi nền kinh tế rơi vào khẩn cấp thường sử dụng nhiều biện pháp hành chính. Sau khi vào WTO lạ lùng là đáng nhẽ thị trường hoá nhiều hơn. Chính những biện pháp hành chính mang tính chữa cháy càng làm bất ổn tăng thêm.

Cho nên 4 yếu tố đó, bàn về tái cơ cấu ngân hàng bắt nguồn từ hệ nguyên nhân nào phải xử lý từ nguyên nhân đó.

Hội thảo

Ông Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện ngân hàng và tài chính,
Đại học kinh tế quốc dân tham luận

“Cục máu đông” nợ xấu đã được xử lý “tan dần”

Ông Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện ngân hàng và tài chính, Đại học kinh tế quốc dân ​đã nhấn mạnh như vậy tại hội thảo.

Ông Đức khẳng định, vấn đề thiếu thanh khoản của hệ thống đã được giải quyết. Ông Đức viện dẫn, có lúc lãi suất liên ngang ngân hàng đã lên đến 30% đẩy lãi suất huy động lên đến 18-20% vào thời điểm cuối năm 2011 đầu năm 2012. Nhiều ngân hàng gần như rơi vào tình trạng mất thanh khoản, có nguy cơ đổ vỡ, đe doạ sự an toàn và ổn định của hệ thống.

Việc hỗ trợ thanh khoản thông qua hoạt động thị trường mở, một mặt đã giúp cải thiện tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng, khai thông ách tắc của thị trường liên ngân hàng, nhưng mặt khác lại không gây ra sức ép lạm phát do những biện pháp hút tiền về đúng kỳ hạn của NHNN. Nhờ vậy, tình trạng thanh khoản của các tổ chức trong hệ thống đã được cải thiện, trở nên ổn định và khá dồi dào từ giữa năm 2012.

Các tổ chức tín dụng yếu kém được xử lý. Các tổ chức có quy mô lớn hơn và có tình hình tài chính tốt đã tham gia vào việc tái cấu trúc các TCTD nhỏ hơn. Trong đó, đáng chú ý là việc khuyến khích thực hiện giải pháp sáp nhập, hợp nhất, mua lại giữa các TCTD, lành mạnh hoá tài chính, tăng quy mô và chất lượng vốn tự có.

Tính đến 31/8/2015, hệ thống các TCTD đã xử lý được trên 420 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tương đương khoảng trên 91% tổng số nợ xấu ước tính tại thời điểm tháng 9/2012. Kết quả xử lý nợ xấu nói trên đã đưa tỷ lệ nợ xấu đến tháng 8/2015 chỉ còn 3,21% và đến tháng 9/2015 chỉ còn khoảng 2,9%. Cục máu đông nợ xấu đã được xử lý “tan dần”.

Hội thảo
TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội phát biểu tại hội thảo

Chia sẻ tại Hội thảo, TS. Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban kinh tế Quốc hội, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia kiến nghị, trong bối cảnh hiện nay, từ đầu năm 2016 ngân hàng có thể giảm lãi suất được không? Với lạm phát dưới 2% mà phải vay trung dài dạn 9- 10% thì liệu có thể giảm khoảng 2% xuống 7% được không?Lãi suất này tùy thuộc tình hình thực tế vào sự cạnh tranh giữa ngân sách với thị trường. Năm 2016 sẽ phát hành 60.000 tỷ trái phiếu còn lại trong gói 170.000 tỷ thì liệu có thể giảm lượng phát hành để giảm nợ công?

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế như Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa tài chính của trường Đại học Ngân hàng TP.HCM; TS. Trương Văn Phước, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; Chuyên gia tài chính ngân hàng Lê Xuân Nghĩa; TS.Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch hội đồng thành viên VAMC; Chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực... đã tham luận nêu rõ những thành tựu đã đạt được và chỉ ra những khó khăn, thách thức trong thời gian tới.

Hội thảo

Mặc dù đạt được nhiều kết qua to lớn trong việc thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án xử lý nợ xấu, nhưng ngành ngân hàng vẫn còn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức để phát triển một hệ thóng ngân hàng an toàn, lành mạnh, bền vững, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn, dich vụ ngân hàng cho nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới và hội nhập quốc tế đang diễn ra sâu rộng hơn.

Do vậy, việc tổng kết, đánh giá thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án xử lý nợ xấu trong giai đoạn 2011-2015 là rất cần thiết để rút ra những mặt được, chưa được, bài học kinh nghiệm, đề xuất định hướng, giải pháp tiếp tục tái cơ cấu và phát triển trong hệ thống tổ chức tín dụng thời gian tới.

Thu Hương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

Bầu trời Điện Biên Phủ rực rỡ sắc màu pháo hoa

(LĐTĐ) Màn bắn pháo hoa tầm cao rực rỡ sắc màu vào tối 6/5 là điểm nhấn ấn tượng trong Chương trình Nghệ thuật đặc biệt “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”, được tổ chức tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Đặc sắc Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Tối 6/5, tại Quảng trường 7/5, thành phố Điện Biên Phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Chương trình Nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) với chủ đề “Điện Biên Phủ - Mốc vàng lịch sử”. Chương trình do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tỉnh Điện Biên tổ chức.
Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

Đồng Nai: Khởi tố, bắt tạm giam Phó Giám đốc Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 60-01S

(LĐTĐ) Quá trình điều tra, Công an tỉnh Đồng Nai xác định Trần Minh Lợi có liên quan đến sai phạm trong công tác nghiệm thu cải tạo xe tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ gới 60-01S. Các Quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Đồng Nai phê chuẩn.
Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Huyện Thanh Oai tổ chức kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ôn lại truyền thống hào hùng của dân tộc, Bí thư Huyện ủy Thanh Oai Bùi Hoàng Phan bày tỏ: “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Oai mãi mãi ghi nhớ công ơn của các anh hùng liệt sĩ, của các chiến sĩ Điện Biên năm xưa đã không tiếc máu xương vì nền độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân”.
Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

Giúp người lao động nhận diện lừa đảo trực tuyến và cách phòng ngừa

(LĐTĐ) Theo Phó Tổng biên tập Báo Lao động Thủ đô Đinh Tuấn Anh, vấn đề mang tính thời sự hiện nay, đó chính là tình trạng lừa đảo trực tuyến ngày càng trở nên phức tạp. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức của người lao động, cũng như tăng cường trách nhiệm của người sử dụng lao động, các cơ quan đơn vị có liên quan là rất cần thiết.
LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

LĐLĐ quận Đống Đa: Thành lập công đoàn Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Lễ ra mắt Công đoàn cơ sở (CĐCS) Công ty cổ phần Giải pháp phần mềm Teko.
Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

Thúc đẩy bình đẳng giới trong xây dựng, thực thi pháp luật

(LĐTĐ) Ngày 6/5, Bộ Tư pháp tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới - Cam kết quốc tế và các giải pháp của Việt Nam trong thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp”.

Tin khác

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

Nhiều gói hỗ trợ về thuế cho người dân và doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo tính toán, việc áp dụng chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho 6 tháng cuối năm 2024 sẽ giảm thu khoảng 24 nghìn tỷ đồng. Tính trung bình sẽ giảm khoảng 4 nghìn tỷ đồng/tháng; trong đó giảm ở khâu nội địa dự kiến là 2,5 nghìn tỷ đồng/tháng và giảm ở khâu nhập khẩu khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng/tháng.
Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

Đề xuất giảm tiếp 2% đối với thuế GTGT trong 6 tháng tới

(LĐTĐ) Chính phủ vừa có Tờ trình số 177/TTr-CP trình Quốc hội về kết quả thực hiện việc giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo Nghị quyết số 110/2023/QH15 ngày 29/11/2023 của Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào sáng ngày 3/5

(LĐTĐ) Ngân hàng Nhà nước vừa phát đi thông báo cho biết, sẽ tiếp tục đấu thầu vàng miếng vào 9h sáng mai (3/5).
Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

Các startup Việt chưa hấp dẫn được vốn đầu tư

(LĐTĐ) So với một số nước khu vực như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, tổng số lượng đầu tư cũng như nhà đầu tư của Việt Nam thấp hơn. Lý do cơ bản, các startup của Việt Nam chưa tạo sức hấp dẫn đủ mạnh, chưa hướng đến sản phẩm dịch vụ có tính đột phá, dựa trên công nghệ cao, sáng chế mới.
Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

Định hình lại chế độ kế toán hành chính sự nghiệp từ ngày 1/5/2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn mới nhất về chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, thay thế cho Thông tư 107/2017/TT-BTC và một số thông tư khác liên quan. Đây là bước tiến quan trọng nhằm cập nhật và chuẩn hóa các quy định kế toán, đồng thời đáp ứng nhu cầu quản lý tài chính ngày càng cao trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Xem thêm
Phiên bản di động