Hòa giải ở cơ sở: Giải quyết mâu thuẫn ngay trong cộng đồng dân cư

(LĐTĐ) Trong những năm qua, các cấp các ngành, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tích cực phối hợp với các cơ quan, đơn vị, khu dân cư xây dựng, củng cố các tổ hòa giải ở cơ sở; góp phần giải quyết các mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
hoa giai o co so giai quyet mau thuan ngay trong cong dong dan cu Hòa giải ở cơ sở: Góp phần giải quyết mâu thuẫn mới phát sinh
hoa giai o co so giai quyet mau thuan ngay trong cong dong dan cu Hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo được triển khai hiệu quả
hoa giai o co so giai quyet mau thuan ngay trong cong dong dan cu Quận Ba Đình: Phổ biến Bộ Luật hình sự và công tác hòa giải ở cơ sở

Nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

Mới đây, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (UBND TP) đã tổ chức tổng kết 5 năm thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố. Qua tổng kết cho thấy kể từ khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, công tác tổ chức và hoạt động của các tổ hòa giải ở cơ sở trên địa bàn Thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ hòa giải thành của Thành phố hàng năm đều tăng, tỷ lệ hòa giải thành trong 5 năm đạt 82%, đặc biệt năm 2018 tỷ lệ hòa giải tăng cao: 86,3%. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ hòa giải thành đạt 83,37% cao hơn cùng kỳ, năm 2018 là 82,45%.

hoa giai o co so giai quyet mau thuan ngay trong cong dong dan cu
Hòa giải ở cơ sở góp phần hạn chế khiếu nại, khiếu kiện. Ảnh: PV

Vị trí, vai trò của các tổ hòa giải, hòa giải viên trong đời sống xã hội ngày càng được khẳng định và được đón nhận trong cộng đồng dân cư. Hoạt động hòa giải ở cơ sở đã đi vào nề nếp, thống nhất và hiệu quả, góp phần giải quyết có hiệu quả các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật ngay tại cơ sở; củng cố, duy trì, phát triển khối đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; thực hiện dân chủ ở cơ sở; nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của Nhân dân; giảm khiếu nại, tố cáo đến cơ quan nhà nước.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn – Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố cho biết: “Trong những năm qua, đặc biệt là từ sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, tỷ lệ hòa giải thành của Thành phố hàng năm đều tăng. Điều quan trọng đây là tỷ lệ thực chất chứ không phải báo cáo thành tích”.

Theo Phó Chủ tịch Lê Hồng Sơn, “cấp ủy chính quyền từ thành phố đến quận, huyện, thị xã đã quan tâm củng cố kiện toàn đội ngũ làm công tác hòa giải, hỗ trợ kinh phí, động viên khen thưởng đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Công tác hòa giải ở cơ sở đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội để Thủ đô xứng đáng là Thủ đô bình yên, thành phố vì hòa bình, điểm đến hấp dẫn và thân thiện của bạn bè quốc tế và nhân dân cả nước”.

Nhìn chung, ở nhiều địa phương, nhờ phát huy vai trò của các tổ hòa giải mà các vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp đất trên địa bàn thành phố ít xảy ra, hạn chế đơn thư khiếu nại vượt cấp. Các hoạt động hòa giải ở cơ sở đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức mỗi cá nhân về chấp hành pháp luật, gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Giảm khiếu nại, tố cáo đến cơ quan nhà nước

Thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở và sự chỉ đạo của UBND thành phố, trong năm qua, Sở Tư pháp đã chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể thành phố và các quận huyện, thị xã, rà soát, đánh giá việc thực hiện các biện pháp hòa giải ở cơ sở trong xử lý các vụ bạo lực gia đình đối với phụ nữ. Tổ chức hướng dẫn các quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, bố trí kinh phí chi trả cho công tác hòa giải ở cơ sở. Việc củng cố, kiện toàn, thành lập mới tổ hoà giải, tổ trưởng và các hòa giải viên ở cơ sở đã được các địa phương triển khai thực hiện theo quy định.

hoa giai o co so giai quyet mau thuan ngay trong cong dong dan cu
Những năm qua ngành Tư pháp Hà Nội luôn chú trọng đến chất lượng hòa giải ở cơ sở (ảnh Sở TP)

Chia sẻ kinh nghiệm triển khai mô hình “Tổ hòa giải 5 tốt” tại phường Thượng Thanh (quận Long Biên), Phó Chủ tịch UBND phường Thượng Thanh Bùi Quang Cự cho rằng, con người là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định hiệu quả của công tác hòa giải.

Tại phường Thượng Thanh, mỗi tổ dân phố có một tổ hòa giải, hiện nay phường có 28 tổ hòa giải. Việc kiện toàn hòa giải viên và tổ trưởng tổ hòa giải được thực hiện định kỳ vào tháng 6 và tháng 12 hằng năm. UBND phường phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường tiến hành rà soát, đánh giá hoạt động của các tổ hòa giải, hòa giải viên; lựa chọn người có uy tín, trách nhiệm, nhiệt tình, được nhân dân tín nhiệm để giới thiệu tại hội nghị nhân dân bầu hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở. Quá trình hòa giải luôn lấy tình trước, sau mới đến lý, vận dụng các quy định của pháp luật nên đã hóa giải được nhiều mâu thuẫn trong nhân dân.

Tại quận Thanh Xuân, bà Đào Thị Thạc, Tổ trưởng Tổ dân phố 6, Khu dân cư số 3, phường Kim Giang cho biết, để làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở, người làm công tác hòa giải phải nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác hòa giải, có tinh thần tận tụy với công việc, kiên trì, không ngại khó, ngại khổ, có thái độ khách quan vô tư khi nhìn nhận sự việc và thực hiện hòa giải,… Tuy nhiên, không phải bất cứ việc gì xảy ra ở khu dân cư cũng đưa vào hòa giải mà hòa giải viên cần phải biết vụ việc nào thuộc phạm vi hòa giải, vụ việc nào thuộc thẩm quyền giải quyết của chính quyền, pháp luật,…

Thực tế cho thấy, có rất nhiều mâu thuẫn nhỏ nếu không kịp thời hòa giải sẽ dẫn đến tình trạng chuyện nhỏ biến thành chuyện lớn, dân sự chuyển thành hình sự, rồi trở thành trọng án (như: Tội giết người; tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh; tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác...). Hoạt động hòa giải ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, xung đột trong cộng đồng dân cư ngay tại địa bàn, góp phần giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng, sự cảm thông, chia sẻ trong từng gia đình và toàn xã hội. Sau hơn 4 năm, triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, theo đánh giá của Bộ Tư pháp, Hà Nội là điểm sáng của cả nước trong công tác hòa giải

Cũng theo bà Thạc, hòa giải viên phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vụ việc, ý kiến của mọi người, nguyện vọng của các bên mâu thuẫn, các văn bản pháp luật để có phương án hòa giải phù hợp. Chẳng hạn như đối với mâu thuẫn làng xóm cần có tổ đoàn kết; mâu thuẫn gia đình cần có người lớn tuổi đứng đắn, uy tín, kinh nghiệm, có đại diện hội người cao tuổi, đại diện phụ nữ,…

Tương tự, tại huyện Đan Phượng, thành phần tổ hòa giải ở cơ sở gồm trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, trưởng các ngành, đoàn thể thôn, người có uy tín trong nhân dân. Trong đội ngũ hòa giải viên có 49 người có trình độ chuyên môn luật, một số hòa giải viên có trình độ chuyên môn khác như nông nghiệp, kinh tế, sư phạm,… đều rất tâm huyết, trách nhiệm, khéo léo kiên trì thuyết phục, vận động người dân, hóa giải các tranh chấp, mâu thuẫn về đất đai, hôn nhân gia đình,...

Theo Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện Đan Phượng Nguyễn Khắc Thủy, hoạt động hòa giải ở cơ sở thực sự đã là cầu nối đoàn kết, gắn tình làng nghĩa xóm trong cộng đồng dân cư. Hơn 5 năm triển khai thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở, trên địa bàn huyện phát sinh 705 vụ việc, hòa giải thành 599 vụ việc, đạt tỷ lệ 85%, góp phần hạn chế đơn thư khiếu kiện trong nhân dân, tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan nhà nước và công dân.

Trong thời gian tới, nhiều giải pháp cũng sẽ được thành phố Hà Nội tích cực triển khai nhằm nâng cao chất lượng hòa giải như: Quan tâm bố trí đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng cho công tác hòa giải ở cơ sở. Tăng cường sự phối hợp tốt giữa chi bộ, Ban công tác Mặt trận cơ sở, tổ chức đoàn thể, tổ dân phố, thôn để theo dõi, hướng dẫn các tổ hòa giải hoạt động tích cực, đúng vai trò, nhiệm vụ nhằm giải quyết triệt để các mâu thuẫn vụ việc xảy ra. Ngoài ra, gắn công tác hòa giải với công tác hội của các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác.

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.

Tin khác

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi tại các xã Thượng Lâm, Tuy Lai, Hương Sơn, An Tiến.
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Xem thêm
Phiên bản di động