Hỗ trợ tìm việc mới cho lao động thất nghiệp

(LĐTĐ) Phần lớn nhiều người lao động mất việc thời gian qua là lao động phổ thông, tay nghề thấp, thậm chí không có tay nghề. Đây cũng là những rào cản khiến họ gặp khó khăn khi tìm kiếm một công việc mới…Từ thực tế ngoài giải pháp hỗ trợ của cơ quan chức năng, lao động thất nghiệp cũng phải tích cực học hỏi, rèn luyện, trau dồi và nâng cao tay nghề.
Nỗ lực phục hồi thị trường lao động Cơ hội để người lao động sớm quay trở lại thị trường lao động “Phao cứu sinh” cho người lao động thất nghiệp

Trang bị kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, từ đầu năm 2023 đến nay, thị trường lao động tiếp tục gặp nhiều khó khăn khiến hơn nửa triệu lao động bị ảnh hưởng, bao gồm mất việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động. Đáng chú ý, số mất, giảm việc làm này chủ yếu rơi vào những ngành thâm dụng lao động như dệt may, da giày, sản xuất linh kiện điện tử và chế biến gỗ, lao động giản đơn, lớn tuổi. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng, để giúp nhóm lao động này có cơ hội tái gia nhập thị trường lao động, đảm bảo cuộc sống, bên cạnh các chính sách hỗ trợ về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cần quan tâm đến vấn đề đào tạo nghề, nâng cao kỹ năng cho người lao động.

Hỗ trợ tìm việc mới cho lao động thất nghiệp
Người lao động tìm hiểu về các chỉ tiêu tuyển dụng tại Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2023.

Phát biểu tại tọa đàm "Đa dạng phiên giao dịch việc làm nhằm gỡ khó cho thị trường lao động", do báo Lao Động tổ chức mới đây ngày 7/9, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật (Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam), thừa nhận thực tế hiện nay chất lượng nguồn lao động còn gặp nhiều vấn đề, nhiều người còn chưa qua đào tạo, đây là trở ngại thách thức khi họ đi tìm công việc mới. “Hầu hết người lao động mất việc nhiều thời gian vừa qua là lao động tay nghề thấp, không có tay nghề. Với những trường hợp người lao động ngoại tỉnh, nuôi con nhỏ, mang thai… khi mất việc càng gặp nhiều khó khăn hơn”, ông nói.

Để giải quyết thách thức này, Phó Trưởng Ban Chính sách pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, bản thân người lao động phải nhận thức rõ hơn về cơ chế thị trường, về rủi ro mất việc làm, từ đó trở nên linh hoạt, thích ứng trong môi trường làm việc mới. Muốn vậy, người lao động phải trang bị kỹ năng nghề nghiệp. “Khi mất việc làm thì phải quan tâm đến đào tạo nghề mới phù hợp với điều kiện để tìm được công việc mới, bền vững chứ không chỉ chú trọng đến trợ cấp thất nghiệp”, ông Quảng lưu ý. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần tham gia vào quá trình này, hơn hết “bàn tay” của Nhà nước cũng rất quan trọng trong việc hoạch định chính sách để có thị trường việc làm linh hoạt, hiện đại cũng như phát triển thị trường lao động bền vững.

Cũng tại buổi tọa đàm, chia sẻ về vấn đề đào tạo nghề cho người lao động, ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đồng tình khi cho rằng, cần nâng cao trình độ, mở rộng việc đào tạo hơn nữa, và không chỉ dừng ở trình độ sơ cấp. “Việc đào tạo nên có ngay từ khi người lao động còn làm việc tại các doanh nghiệp. Trong đó, tái cơ cấu, đào tạo… cần phải có sự hỗ trợ với doanh nghiệp”, ông Thành nhấn mạnh.

Xây dựng bức tranh tổng thể về thị trường lao động

Theo các chuyên gia, những đòi hỏi ngày càng cao hơn đối với người lao động trước bất kỳ công việc nào sẽ là xu hướng trong tương lai. Thậm chí, ông Lê Đình Quảng khẳng định, đây là cơ chế của thị trường lao động đòi hỏi người lao động có những kỹ năng, chuyên môn tối thiểu, nhất định. Khi thị trường đòi hỏi người sử dụng lao động, người lao động phải thay đổi, hoàn thiện các khiếm khuyết. Các cơ sở đào tạo nghề cần phổ biến, đưa các chính sách về pháp luật để người lao động nắm rõ, từ đó, họ có thể hiểu các quyền lợi của mình. Bên cạnh đó, người sử dụng lao động cũng cần có tiêu chí chung dành cho người lao động khi vào làm việc. Hiện nay, luật pháp Việt Nam cũng đã quy định rõ trách nhiệm đào tạo của người sử dụng lao động.

Từ phản hồi của nhiều doanh nghiệp thông qua hoạt động kết nối cung cầu, ông Vũ Quang Thành nêu thực tế, nhiều người lao động chưa chú trọng việc bồi dưỡng cho mình những kỹ năng mềm, trình độ, thái độ làm việc. Trong khi đó, với bối cảnh hội nhập, cách mạng công nghiệp 4.0 thì những điều này càng trở nên quan trọng.“Nhiều người lao động yếu kỹ năng ngoại ngữ, nên dù có tay nghề tốt nhưng vẫn không kết nối được với việc làm mới. Trong quá trình kết nối tại các phiên giao dịch việc làm, do thời gian ngắn nên chúng tôi có thể chưa đánh giá hết được kiến thức, kỹ năng của người lao động, nhưng trong quá trình thử việc, người lao động sẽ bộc lộ rõ”, ông Thành nói. Vì vậy, theo ông Vũ Quang Thành, người lao động cần rèn luyện cho mình kỹ năng mềm, tác phong công nghiệp, ý thức, thái độ khi tiếp cận với vị trí việc làm… để sẵn sàng tiếp cận các vị trí việc làm mới.

Tuy nhiên, để giải quyết cốt lõi vấn đề, các chuyên gia cho rằng, cần xây dựng được bức tranh tổng thể về thị trường lao động, từ đó, chính sách mới đi đúng, trúng đối tượng. Về vấn đề này, ông Vũ Quang Thành nhấn mạnh, nhiệm vụ quan trọng nhất là phải xây dựng cơ sở dữ liệu của thị trường lao động, bởi khi có đủ cơ sở dữ liệu tốt, đảm bảo về chất lượng và cả số lượng, chúng ta sẽ có ngay đánh giá, nhìn nhận bức tranh tổng thể thị trường lao động. Từ đó để đưa ra các mô hình, dự báo, phù hợp với từng vùng, từng địa phương.

Nhấn mạnh thêm, ông Lê Đình Quảng khẳng định, tăng cường phát triển hoàn thiện hệ thống thông tin lao động, cơ sở dữ liệu là hết sức cần thiết. Vì vậy, cần tiến hành khẩn trương các giải pháp để số hóa về lao động việc làm và kết nối các dữ liệu thông tin thị trường lao động.“Số liệu, bức tranh về thị trường lao động càng cụ thể chính xác bao nhiêu thì quá trình hoạch định, triển khai các chính sách sẽ càng tốt hơn. Đây là vấn đề cần quan tâm hơn nữa trong thời gian tới”, ông Lê Đình Quảng bày tỏ quan điểm.

Phạm Diệp - Thu Hằng

Nên xem

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

“Xanh hóa” xe buýt: Cần sự đồng lòng, đồng bộ để phá vỡ các rào cản

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, cùng với việc nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, công tác đầu tư, đổi mới đoàn phương tiện xe buýt là hết sức cần thiết, góp phần vì một Thủ đô xanh, thân thiện môi trường. Tuy nhiên, để đưa xe buýt sử dụng năng lượng sạch đi vào sử dụng là không hề dễ, đòi hỏi quyết tâm cao cùng cơ chế, chính sách hỗ trợ và một lộ trình cụ thể.
Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư bất động sản.
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

Ấm áp lễ bàn giao kinh phí xây dựng Mái ấm tới đoàn viên Công đoàn quận Long Biên

(LĐTĐ) Chiều nay (28/11), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên tổ chức lễ bàn giao và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng, sửa chữa Mái ấm Công đoàn tới 2 đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn quận.
Lan tỏa lòng nhân ái

Lan tỏa lòng nhân ái

(LĐTĐ) Với cương vị là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Tựu A (quận Bắc Từ Liêm), Cô giáo Nguyễn Thị Hạnh luôn tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, yêu thương học trò và lan tỏa cách sống nhân ái bằng những việc làm thiết thực, ý nghĩa.
Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

Gắn kết trách nhiệm vì học sinh

(LĐTĐ) Thông qua phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng chia sẻ trách nhiệm” do ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phát động, sự gắn kết, trách nhiệm giữa những trường ở nơi thuận lợi với trường ở địa bàn khó khăn sẽ dài hơi hơn, từ đó rút ngắn dần khoảng cách về chất lượng giáo dục, đem lại những điều tốt nhất cho học sinh.
Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

Cẩn thận hơn với tội phạm trên nền tảng số

(LĐTĐ) Theo cơ quan chức năng, hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản dịp cuối năm diễn ra ngày càng phức tạp, tinh vi. Việc đăng ký thông tin cá nhân trên các tài khoản mạng xã hội, các hình thức giao dịch online, thương mại điện tử, hay “bẫy quảng cáo” trên các website… cũng là cơ hội cho tội phạm công nghệ cao lợi dụng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

Tin khác

Gần 1.700 cơ hội làm thêm dịp Tết Nguyên đán 2024 dành cho sinh viên, người lao động

Gần 1.700 cơ hội làm thêm dịp Tết Nguyên đán 2024 dành cho sinh viên, người lao động

(LĐTĐ) Ngày hội việc làm năm 2023 - chuyên đề việc làm bán thời gian vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức đã giúp sinh viên, người lao động được tiếp cận, tìm hiểu thị trường lao động; có cơ hội tìm việc làm, việc làm thêm, việc làm bán thời gian trước Tết Nguyên đán năm 2024 và tiếp xúc, phỏng vấn trực tiếp với các doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng để lựa chọn được công việc phù hợp.
TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

TP.HCM: Tái diễn cảnh xếp hàng làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), càng về cuối năm càng gia tăng tình trạng doanh nghiệp cắt giảm lao động do kinh tế khó khăn. Chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2023, số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) tại TP.HCM tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2022. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật

Kết nối việc làm, học nghề cho hàng trăm người khuyết tật

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lồng ghép tuyển dụng lao động là người khuyết tật vừa được Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội phối hợp với Hội Người khuyết tật thành phố Hà Nội tổ chức đã tạo điều kiện, cơ hội cho người lao động khuyết tật tiếp cận thị trường việc làm, giúp họ tự tin, chủ động tìm kiếm việc làm, học nghề để có thể tham gia vào thị trường lao động.
Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

Kết nối thị trường việc làm giữa TP.HCM với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long

(LĐTĐ) Ngày 24/11, Trung tâm Giới thiệu việc làm thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và Trường Cao đẳng nghề TP.HCM tổ chức sàn giao dịch việc làm liên kết khu vực TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Chấp nhận giảm lương để giữ việc

Chấp nhận giảm lương để giữ việc

(LĐTĐ) Kinh tế còn nhiều khó khăn, đơn hàng sụt giảm, cơ hội việc làm ít khiến sự cạnh tranh việc làm trong thị trường lao động ngày càng trở nên gay gắt hơn. Điều này đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cấp bản thân để đáp ứng nhu cầu thị trường, thậm chí chấp nhận giảm lương, đảm nhận khối lượng công việc nhiều hơn để giữ việc làm.
Tạo cơ hội để người nghèo đi lao động nước ngoài

Tạo cơ hội để người nghèo đi lao động nước ngoài

(LĐTĐ) Với nhiều giải pháp, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã và đang phối hợp với các tỉnh hỗ trợ người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo học nghề, ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng, kỷ luật, để đi làm việc ở nước ngoài, góp phần tăng thu nhập cho người lao động, tạo tiền đề giảm nghèo bền vững.
Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài

Nữ nghệ nhân tâm huyết “giữ lửa” nghề truyền thống sơn mài

(LĐTĐ) Làng nghề sơn mài truyền thống Hạ Thái (xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội) là một trong những nơi nổi tiếng về sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sơn mài chất lượng cao. Trải qua hàng trăm năm, những người thợ đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo để làm ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Hà Nội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng

Hà Nội: Tỷ lệ lao động qua đào tạo liên tục tăng

(LĐTĐ) Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 352 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng liên tục hàng năm, đạt từ 71,1% năm 2021 lên 72,23% năm 2022 (tăng 1,13%)...
Kết nối cung - cầu lao động TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long

Kết nối cung - cầu lao động TP.HCM với Đồng bằng sông Cửu Long

(LĐTĐ) Ngày 14/11, Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thông tin, đơn vị này vừa có kế hoạch tổ chức sàn giao dịch việc làm liên kết vùng TP.HCM với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến thời gian tổ chức vào ngày 24/11 bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hành trình giữ nghề nơi "xứ mây"

Hành trình giữ nghề nơi "xứ mây"

(LĐTĐ) Được mệnh danh là xứ sở của mây tre, làng Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã lưu truyền, phát triển rộng rãi nghề mây tre đan. Bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay sáng tạo, những nghệ nhân của làng không chỉ nối tiếp mạch nguồn nghệ thuật truyền thống mà còn "thổi" làn gió mới, đưa sản phẩm vươn ra khắp thị trường quốc tế.
Xem thêm
Phiên bản di động