Hiệu quả từ công tác ngoại giao vắc xin
Theo Nghị quyết 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 về mua và sử dụng vắc xin phòng Covid-19, Việt Nam đặt mục tiêu 150 triệu liều vắc xin để tiêm phòng cho 70% dân số. Đến nay, Việt Nam đã có cam kết và ký hợp đồng khoảng 105 triệu liều (38,9 triệu liều do COVAX tài trợ, 30 triệu liều AstraZeneca ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Vắc xin Việt Nam (VNVC), 31 triệu liều Pfizer ký với Chính phủ, 5 triệu liều Moderna ủy quyền cho Công ty Zuellig Pharma Việt Nam), và đang đàm phán mua 55 triệu liều (40 triệu liều Sputnik-V do Tập đoàn T&T đàm phán với Quỹ đầu tư trực tiếp Nga và 15 triệu liều Covaxin do Bộ Y tế đang đàm phán với Ấn Độ).
Ảnh minh họa. |
Việt Nam đã tích cực vận động chính phủ các nước và các hãng sản xuất bán vắc xin cho Việt Nam và đẩy sớm thời gian chuyển giao vắc xin. Việc vận động này có ý nghĩa rất quan trọng trong bối cảnh khan hiếm vắc xin toàn cầu hiện nay.
Trên cơ sở vận động và đàm phán tích cực, quyết liệt, chỉ trong hơn một tháng qua số lượng vắc xin ta tiếp nhận đã tăng lên đáng kể. Tính đến ngày 12/7/2021, Việt Nam đã nhận được khoảng 8 triệu liều vắc xin; sắp tới sẽ tiếp tục nhận thêm từ các nguồn đã đàm phán mà các nước và hãng sản xuất đồng ý chuyển giao sớm cũng như từ các nguồn hỗ trợ của các đối tác song phương và các tổ chức quốc tế.
Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao, công tác ngoại giao vắc xin đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: Chương trình COVAX chính thức phân bổ tiếp cho Việt Nam 1.065.870 liều Pfizer-BioNTech trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 9/2021 (sau khi đã chuyển cho Việt Nam khoảng 4,5 triệu liều đến nay); cam kết dành ưu tiên hơn cho Việt Nam trong các đợt phân bổ tiếp theo; chuyển cho Việt Nam 2 triệu liều vắc xin Moderna do Hoa Kỳ cung cấp thông qua COVAX vào ngày 10/7.
Đồng thời, ủng hộ hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin mRNA; cử các chuyên gia đến Việt Nam hỗ trợ nghiên cứu và sản xuất vắc xin đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và được thế giới công nhận; sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ để Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất vắc xin trong khu vực.
Chính phủ Hoa Kỳ quyết định hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu liều vắc xin Moderna trong tổng số 80 triệu liều Hoa Kỳ cam kết chia sẻ với các nước thông qua cơ chế COVAX; đưa Việt Nam vào danh sách ưu tiên nhận viện trợ vắc xin. Hãng Pfizer chuyển sớm cho Việt Nam 97 nghìn liều vào ngày 7/7 mặc dù theo thỏa thuận Pfizer sẽ chuyển lô vắc xin đầu tiên trong tháng 9/2021. Các doanh nghiệp Hoa Kỳ cũng ký các hợp đồng chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp của ta.
Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam 2 triệu liều vắc xin Astra Zeneca (1 triệu liều đã giao ngày 16/6, 400.000 liều giao ngày 2/7, 600.000 liều giao ngày 9/7); viện trợ thêm cho Việt Nam 1 triệu liều trong thời gian tới (dự kiến chuyển vào ngày 16/7); sẵn sàng hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam về thử nghiệm lâm sàng, chuyển giao và bán công nghệ sản xuất vắc xin.
Nga tặng Việt Nam 1.000 liều vắc xin Sputnik-V (giao ngày 16/3); Trung Quốc viện trợ 500.000 liều Vero Cell của Sinopharm (giao ngày 20/6); Hàn Quốc hỗ trợ 30 triệu xi lanh tiêm tương đương khoảng 2,5 triệu USD; Chính quyền và nhân dân một số bang của Đức gửi tặng 1 triệu bộ kít xét nghiệm nhanh Covid-19.
Anh cam kết đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên khi xem xét phân bổ 100 triệu liều vắc xin Anh hỗ trợ các nước thông qua COVAX và song phương; sẵn sàng trao đổi với AstraZeneca về chuyển giao công nghệ, hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực tự sản xuất vắc xin.
Ốt-xtrây-lia cam kết viện trợ Việt Nam 13,5 triệu AUD để mua vắc xin thông qua Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và tặng thêm 1,5 triệu liều AstraZeneca từ nay đến cuối năm 2021.
UNICEF viện trợ Dự án “Hỗ trợ triển khai tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại Việt Nam năm 2021-2023”, trong đó viện trợ 1.910 tủ lạnh bảo quản vắc xin công suất lớn; huy động 10 triệu USD để thực hiện dự án (trong đó, Nhật Bản hỗ trợ 2 triệu USD; Ốt-xtrây-lia hỗ trợ 8 triệu USD).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Giáo dục 23/11/2024 15:25
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53