Hiệu quả từ chuyển đổi mô hình kinh tế

(LĐTĐ) Ứng Hòa là huyện ngoại thành, thế mạnh chính vẫn là nông nghiệp. Vì thế, chuyển đổi mô hình sản xuất gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ luôn là nội dung được huyện đặc biệt quan tâm. Từ việc thực hiện mô hình chuyển đổi đã tạo ra nhiều cách làm hay, sáng tạo mang lại hiệu quả kinh tế cao.
hieu qua tu chuyen doi mo hinh kinh te Hiệu quả từ các mô hình kinh tế trang trại ở Lam Điền
hieu qua tu chuyen doi mo hinh kinh te Thành quả từ chuyển đổi mô hình kinh tế

Hiệu quả cao từ mô hình kinh tế bền vững

Qua ghi nhận, những năm gần đây, những hộ dân ở Ứng Hòa đã từng bước thay đổi phương thức sản xuất, tìm hướng phát triển kinh tế bền vững. Những mô hình tận dụng lợi thế vùng chiêm trũng ở huyện Ứng Hòa là ví dụ. Để nâng cao năng suất, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nguồn vốn lớn để nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, bước đầu mang lại giá trị kinh tế, thu nhập cao. Đơn cử như trường hợp cựu chiến binh Văn Đình Tiến thuộc thôn Thanh Hội (xã Trung Tú) mạnh dạn nhận 3.960 mét vuông đất canh tác của gia đình và chuyển đổi sang nuôi thả cá tại khu vực nuôi trồng thủy sản tập trung đã được quy hoạch.

Mang nỗi trăn trở phát triển kinh tế sao cho bền vững, hiệu quả, qua tìm hiểu trên mạng về mô hình nuôi cá nheo ở tỉnh Vĩnh Phúc có hiệu quả cao, ông Tiến đã đến trực tiếp tham quan, học hỏi rồi về áp dụng thử. Sau khi mô hình đem lại hiệu quả tốt, ông lại vận động mọi người cùng chuyển đổi. Ông Tiến thí điểm làm trước, người dân sau khi thấy hiệu quả cũng dần chuyển từ nuôi cá trắm, chép, mè, trôi sang cá nheo.

hieu qua tu chuyen doi mo hinh kinh te
Để cải thiện kinh tế, nhiều hộ dân Ứng Hòa mạnh dạn đầu tư nguồn vốn lớn để nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ, phát triển kinh tế tại địa phương (Ảnh: Đinh Luyện)

Cứ như vậy, năm 2016 ông chuyển đổi mô hình sản xuất đa canh sang chủ yếu nuôi cá nheo đặc sản đã cho thu nhập cao, đạt 12,5 triệu đồng/sào/năm, tương đương 337 triệu đồng/ha. Với nỗ lực và quyết tâm phát triển kinh tế, xây dựng quê hương cá nhân ông Tiến cùng hàng chục cựu chiến binh đã trực tiếp khiến cánh đồng trũng năng suất thấp dần thay đổi.

Tương tự, hộ gia đình bà Nguyễn Thị Chiên, ở xã Trầm Lộng là người tiên phong chuyển đổi từ mô hình trồng lúa sang nuôi cá. Bà Chiên cho biết, so với nuôi cá truyền thống thì mô hình này cho năng suất cao gấp nhiều lần, giúp giảm tỷ lệ cá chết do ô nhiễm nguồn nước, nâng cao chất lượng cá thương phẩm. Nhờ đó, với diện tích khu vực ao rộng 3.600 m2, mỗi năm gia đình bà Chiên thu hoạch 10 tấn cá, thu về từ 400 đến 500 triệu đồng.

Từ những hiệu quả mà mô hình chăn nuôi này đem lại, đến nay, mô hình này được nhân rộng ra các vùng thủy sản tập trung khác thuộc sáu xã trên địa bàn huyện như xã Hòa Lâm, Liên Bạt, Phương Tú, Trung Tú... Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện Ứng Hòa đến nay đã đạt hơn 3.900 ha, sản lượng ước đạt 25.300 tấn, giúp phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động.

Bên cạnh đó, huyện cũng từng bước đưa các giống lúa mới có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm nâng cao giá trị ngành hàng lúa gạo. Trong đó, các hộ dân chú trọng phát triển các giống lúa chất lượng cao như nếp, lúa thơm, JO2... đồng thời từng bước liên kết với các doanh nghiệp, từ cung ứng giống, phân bón tới tiêu thụ lúa gạo, giúp nông dân yên tâm sản xuất.

Bên cạnh mô hình chăn nuôi thủy sản, trên địa bàn huyện Ứng Hòa ngày càng xuất hiện nhiều hơn các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như mô hình ứng dụng giống lúa mới J02 có năng suất, hiệu quả vượt trội; mô hình chăn nuôi lợn bán tự động quy mô lớn sử dụng biện pháp xử lý môi trường theo cơ chế phát triển sạch tại xã Vạn Thái; mô hình rau an toàn trồng trong nhà lưới tại xã Sơn Công; mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính tại xã Phù Lưu…

Trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, các trang trại từng bước ứng dụng công nghệ để điều khiển nhiệt độ, theo dõi tự động hóa, bảo đảm yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, nông nghiệp huyện phát triển theo hướng sản xuất tập trung có quy mô lớn, dần hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, xây dựng nhãn hiệu, sản xuất theo hướng công nghệ cao.

Chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bên cạnh đẩy mạnh các mô hình phát triển kinh tế, thời gian qua, công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ở huyện Ứng Hòa đã tạo sự chuyển biến tích cực về chất lượng lao động nông thôn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất, tạo việc làm, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội trên toàn huyện.

hieu qua tu chuyen doi mo hinh kinh te
Lao động nông thôn ở huyện Ứng Hòa được đào tạo nghề (Ảnh: Nguyễn Hoa)

Có mặt tại huyện Ứng Hòa sau một thời gian địa phương tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ, các lớp đào tạo nghề đã phát huy hiệu quả, giúp người dân phát triển kinh tế và ổn định cuộc sống. Bà Hoàng Thị Vẻ thôn Trạch Bái, xã Hòa Lâm cho hay gia đình bà thuộc diện hộ nghèo trong xã, bà được chính quyền tạo điều kiện cho tham gia lớp học nghề mây tre đan vì vậy bà quyết dịnh đi học nghề để thay đổi cuộc sống. Sau khi học nghề, bà đã biết cách làm ra những sản phẩm mây tre đan đẹp mắt với chất lượng tốt hơn trước, được cơ sở thu mua đánh giá cao đối với từng sản phẩm. Đặc biệt, sau khi tham gia lớp học bà đã có việc làm với thu nhập ổn định hơn.

“Tham gia lớp học, chúng tôi được học nghề một cách bài bản, trước kia có những thao tác chỉ làm theo kinh nghiệm truyền miệng đôi khi không đúng bài bản nên chất lượng sản phẩm chưa thật sự đảm bảo, sau khi được học tôi đã biết cách làm sản phẩm đúng hơn. Ngoài những lúc ngày mùa, tôi thường xuyên đan các sản phẩm như lẵng đựng hoa quả, hộp giấy… mỗi tháng đem lại thu nhập trung bình 2 triệu đồng”, bà Vẻ hồ hởi cho hay.

Không chỉ riêng bà Vẻ mà còn rất nhiều phụ nữ trong thôn Trạch Bái, không phân biệt tuổi tác, họ đều nhận thấy hiệu quả của việc được học nghề, có được công việc ổn định nên ai nấy đều rất vui. Người được tham gia các lớp đào tạo chỉ dạy thêm cho những người chưa được tham gia lớp học, người biết nhiều chỉ cho người biết ít, nhờ vậy họ cùng nhau phát triển nghề mây tre đan của làng.

Không chỉ riêng nghề mây tre đan, huyện còn tổ chức nhiều lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động địa phương. Bà Nguyễn Thị Loan (xã Hòa Phú, Ứng Hòa), một trong những học viên đã tham gia lớp học trồng lúa chất lượng cao. Học xong bà đã áp dụng những kiến thức vào trồng lúa của gia đình, nhờ đó hơn 1 mẫu lúa của gia đình được áp dụng khoa học – kỹ thuật nên mỗi vụ đem lại sản lượng cao hơn so với những năm trước.

Có được kết quả trên là do công tác thông tin tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với lao động nông thôn đuợc huyện triển khai đồng bộ, sâu rộng và đa dạng dưới nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn qua đó góp phần nâng cao nhận thức của xã hội và người dân về học nghề, giúp lao động nông thôn biết chính sách hỗ trợ học nghề từ đó tích cực tham gia các lớp đào tạo. Bên cạnh đó, huyện chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, năm 2018 tổng số giáo viên tham gia giảng dạy tại các lớp đào tạo nghề là 110 người, đa phần đội ngũ giáo viên đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, chứng chỉ sư phạm, chứng chỉ tin học, tiếng anh…

Bà Phạm Thúy Hòa, Trưởng phòng Lao động Thương binh và xã hội huyện Ứng Hòa cho biết, năm 2018, Ủy ban nhân dân huyện Ứng Hòa đã tổ chức triển khai và mở 44 lớp đào tạo nghề với 1.511 học viên, trong đó nghề nông nghiệp 26 lớp, 895 học viên; nghề phi nông nghiệp 18 lớp, 616 học viên. Sau học nghề các học viên được tiếp cận với chính sách vay vốn từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, cụ thể đã có 285 hộ được vay vốn với tổng số tiền 11,4 tỷ đồng. Sau khi được đào tạo nghề tại các lớp học, tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm sau học nghề của huyện năm 2018 là 1.273 người đạt 84,25%, trong đó có 48 hộ thoát nghèo, 55 hộ thoát cận nghèo, 10 hộ từ hộ nghèo xuống cận nghèo.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

LĐLĐ quận Hà Đông: Khen thưởng 63 nữ CNVCLĐ tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), sáng nay (16/7), tại trụ sở UBND quận Hà Đông, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam; biểu dương, khen thưởng 63 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023 và 85 gia đình “CNVCLĐ tiêu biểu” năm 2024.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…

Tin khác

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

Quận Bắc Từ Liêm tặng sổ tiết kiệm cho người có công có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Ngày 16/7, quận Bắc Từ Liêm tổ chức kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024) và phát động cao điểm ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Anh tổ chức Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024.
Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước (25/7) hằng năm, công tác truyền thông nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình, cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em được thành phố Hà Nội chú trọng.
Hà Nội: Biểu dương cán bộ Mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2024

Hà Nội: Biểu dương cán bộ Mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2024

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, ngày 13/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 135 cán bộ Mặt trận tiêu biểu các cấp Thành phố giai đoạn 2019 - 2024.
Sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thủ đô: Chính phủ quy định giới hạn độ sâu

Sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thủ đô: Chính phủ quy định giới hạn độ sâu

(LĐTĐ) Người sử dụng đất thuộc địa bàn được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu theo quy định của Chính phủ phù hợp với quy hoạch.
Xem thêm
Phiên bản di động