Hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Sơn Tây

(LĐTĐ) Những năm gần đây, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây đã và đang được nhân rộng trên nhiều loại cây trồng, vật nuôi và dần trở thành hướng phát triển kinh tế mới hiệu quả.
Góp sức xây dựng thị xã Sơn Tây giàu mạnh Chính thức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023 Hướng tới tổ chức thành công Đại hội Công đoàn thị xã Sơn Tây lần thứ XI

Nhận thấy dưa lê Hàn Quốc đem lại giá trị kinh tế cao bởi kỹ thuật chăm sóc khá đơn giản, lại phù hợp với khí hậu địa phương, anh Nguyễn Trung Tấn (thôn Lễ Khê, xã Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng cây màu kém hiệu quả của gia đình sang trồng dưa lê Hàn Quốc. Đến nay, mô hình của anh đã cho quả ngọt, thu hút đông đảo du khách tới tham quan, học tập.

Đầu năm 2023, gia đình anh Tấn đã đầu tư trên 600 triệu đồng để xây dựng nhà màng, hệ thống tưới nước tự động để trồng giống dưa lê Hàn Quốc. Nhà màng có ưu điểm bảo vệ cây trồng trước những tác động xấu của thời tiết, ngăn chặn sự xâm nhập phá hoại của chuột, cũng như các loài côn trùng gây hại khác; do đó, quá trình canh tác không sử dụng thuốc trừ sâu mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Sơn Tây
Mô hình trồng dưa ứng dụng công nghệ cao đang mang lại hiệu quả tại Sơn Tây. (Ảnh: Phan Thanh)

Đối với hệ thống tưới nước, anh lắp đặt hệ thống tưới tự động. Với hệ thống này, phân được hòa vào nước rồi tưới cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động chính xác cho mỗi cây, nên dưa phát triển đồng đều theo từng giai đoạn. Đây là mô hình công nghệ cao mà nhiều nơi đang áp dụng.

Do dưa lê Hàn Quốc trồng trong nhà màng nên việc thụ phấn cho cây phải tiến hành thủ công. Theo kinh nghiệm của anh Tấn, từ khi trồng đến giai đoạn thụ phấn cho cây khoảng 25 ngày. Để đạt hiệu quả cao, thời gian thụ phấn nên tiến hành từ 6 - 10 giờ sáng, làm khoảng 5 ngày liên tục.

Hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Sơn Tây
Dưa được canh tác trong nhà màng với hệ thống tưới tiêu, nhiệt độ được điều chỉnh phù hợp. (Ảnh: Phan Thanh)

Sau khi thụ phấn từ 5 - 7 ngày, kiểm tra từng cây, chọn quả đẹp, loại bỏ quả sấu. Muốn khi thu hoạch có được những quả dưa to, đẹp, đồng đều nên chọn, để lại những quả ở khoảng giữa của thân cây. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, với mỗi cây dưa, chỉ để từ 3 - 4 quả/cây, còn cắt bỏ toàn bộ nhánh và lá dưới gốc cây, để tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

Với khoảng thời gian từ 60 - 70 ngày/vụ, mỗi quả dưa lê Hàn Quốc nặng trung bình từ 0,5 - 1kg, có thể canh tác được 3 vụ/năm. Hiện tại, mô hình trồng dưa lê Hàn Quốc của anh có diện tích 1.000m2 với hơn 2.600 gốc theo cách gối vụ, giá bán từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, bước đầu dưa đã đem lại thu nhập cho gia đình. Hiện gia đình anh cung cấp chủ yếu cho các siêu thị hoa quả sạch tại Hà Nội.

Qua đánh giá của anh Tấn dưa lê Hàn Quốc là loại cây sinh trưởng, phát triển nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao, dễ trồng, dễ chăm sóc. Quả dưa lê Hàn Quốc có vỏ ngoài mịn màng, mầu vàng, hình bầu dục dài thon, với các sọc kẻ trắng xen kẽ chạy dài theo dọc quả. Dưa có thịt mầu trắng sữa, thịt quả giòn chắc, có vị ngọt rất tự nhiên. Hương vị của dưa lê Hàn Quốc có mùi thơm nhẹ đặc trưng, hòa trộn và giao thoa giữa hương vị thơm ngon của 2 loại dưa ngọt và dưa chuột.

Hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao ở Sơn Tây
Việc trồng dưa ứng dụng công nghệ cao đã và đang mang lại nhiều tín hiệu kinh tế tích cực. (Ảnh: Phan Thanh)

Nhận xét về mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của anh Nguyễn Trung Tấn, Bí thư Đảng ủy xã Xuân Sơn Cao Thị Hào cho biết: “Mô hình trồng dưa trong nhà màng của anh Nguyễn Trung Tấn là mô hình theo hướng sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn của xã. Bước đầu đã cho thấy khá phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao.

Xã đang đề nghị thị xã cùng một số ban, ngành, đoàn thể liên quan hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật chăm sóc, tìm kiếm đầu ra ổn định để khuyến khích mô hình này phát triển, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao tại địa phương”.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay đang được các địa phương quan tâm, đẩy mạnh thực hiện nhằm tạo ra những nông sản có chất lượng, tăng sức cạnh tranh. Tại thị xã Sơn Tây, những năm gầy đây, thị xã đã tạo cơ chế góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Nhờ vậy, đời sống nông dân không ngừng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng. Bộ mặt nông thôn từng bước được đổi mới, kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, an sinh xã hội được đảm bảo; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.

Phan Thanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024

(LĐTĐ) Tối 21/11, tại Philippines, đội tuyển Việt Nam đã có trận tranh ngôi vô địch giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024 với Thái Lan ở trận chung kết.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt

(LĐTĐ) Giá vé lượt tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) từ 7.000đ - 20.000đ, nếu hành khách thanh toán không dùng tiền mặt, giá chỉ còn từ 6.000 - 19.000 đồng. Ngoài ra, hành khách có thể mua vé đi tháng với giái thấp hơn. Riêng học sinh, sinh viên được giảm 50%.
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước

(LĐTĐ) Khoảng 150 tiểu quách, bên trong có hài cốt, được phát hiện tại ngõ 167 Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội. Theo lãnh đạo địa phương, việc phát hiện hài cốt vô danh ở khu vực này đã được dự đoán từ trước. Hiện toàn bộ số tiểu vô danh đang được làm các thủ tục cần thiết để di chuyển về nghĩa trang Yên Kỳ của Thành phố.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?

(LĐTĐ) Chỉ với vài thao tác đặt câu hỏi, AI (trí tuệ nhân tạo) hoàn toàn có thể cung cấp và lý giải kiến thức mới, mở ra cơ hội học tập nhanh hơn. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng này khiến nhiều người đặt câu hỏi, liệu AI có thể thay thế vai trò người thầy, người cô trên lớp, đặc biệt trong việc học ngoại ngữ?

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động