Hiệu quả chương trình phối hợp công tác giữa UBND Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố
Khích lệ con công nhân viên chức lao động vượt khó, học giỏi | |
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được trong hoạt động Công đoàn |
.Các đồng chí lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam, UBND Thành phố và LĐLĐ Thành phố chủ trì Hội nghị |
Đến dự và chỉ đạo Hội nghị, về phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có đồng chí Phan Văn Anh - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Về phía lãnh đạo Thành phố có các đồng chí: Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố; đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân Thành phố.
Về phía Liên đoàn Lao động Thành phố có đồng chí Bùi Huyền Mai - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Thành ủy viên, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Nội, Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội cùng các đồng chí Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố, các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động Thành phố.
Cùng đại diện các ban của Tổng Liên đoàn Lao động Thành phố, lãnh đạo phòng, ban của Thành phố; các lãnh đạo sở, ngành, quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố.
156 ý kiến kiến nghị của CNLĐ với Thành phố
Báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết, trong 5 năm qua, các cấp Công đoàn và các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã đã duy trì phối hợp chặt chẽ trong triển khai, thực hiện đạt mục đích, yêu cầu đề ra.
Toàn ảnh Hội nghị |
Cụ thể, các cấp công đoàn Thủ đô đã tích cực chủ động phối hợp với Ban Thi đua khen thưởng Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, chính quyền đồng cấp tổ chức triển khai, phát động các phong trào thi đua trong công nhân viên chức lao động, trọng tâm là phong trào “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, phấn đấu đạt danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”… Thông qua các phong trào thi đua, trong 05 năm qua, đã có 46 công trình, đề tài mang ý nghĩa kinh tế - xã hội cao được gắn biển, khen thưởng; 116.341 sáng kiến cải tiến được công nhận cấp cơ sở, 5.280 sáng kiến cải tiến cấp trên cơ sở; Có 225.231 “Công nhân giỏi” cấp cơ sở, 11.498 “Công nhân giỏi” cấp trên cơ sở và 551 “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Hàng năm, UBND Thành phố và LĐLĐ Thành phố tổ chức Hội nghị gặp gỡ, tiếp xúc và đối thoại giữa đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố với công nhân lao động và đoàn viên công đoàn, nhằm lắng nghe và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của đội ngũ công nhân lao động và đoàn viên công đoàn Thủ đô. Qua 05 năm tổ chức hội nghị, đã có 112 lượt công nhân lao động và đại biểu dự hội nghị trực tiếp phản ánh ý kiến với 156 nội dung được đề cập. Ngoài ra, có 639 kiến nghị bằng văn bản của công nhân lao động. Đối với các ý kiến, kiến nghị tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung đã trực tiếp trả lời và có hướng giải quyết ngay những vướng mắc của công nhân lao động. Đồng thời, ngay sau các cuộc đối thoại, đồng chí Chủ tịch UBND Thành phố đã ký văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện liên quan triển khai thực hiện các đề xuất của công nhân lao động.
Bên cạnh đó, hàng năm, UBND Thành phố và LĐLĐ Thành phố ban hành văn bản liên tịch chỉ đạo tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và Hội nghị Người lao động. Kết quả, 100% cơ quan, đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và trung bình hàng năm có 68,5% doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động. Chất lượng tổ chức các hội nghị đã được nâng lên, đảm bảo dân chủ, thiết thực, công khai và minh bạch.
Đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại Hội nghị |
Thông qua hội nghị, nhiều quyền lợi cốt lõi của người lao động được đưa vào Thỏa ước lao động tập thể như: tiền lương, tiền thưởng, đảm bảo việc làm, nâng cao tay nghề; chính sách lao động nữ, đảm bảo bữa ăn ca của người lao động thấp nhất là 15.000 đồng. Thông tin về kết quả phối hợp trong công tác chăm lo Tết cho công nhân viên chức lao động và tham gia hưởng ứng các hoạt động xã hội của Thành phố, Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng cho biết, 05 năm qua, các cấp Công đoàn từ Thành phố đến cơ sở đã thăm hỏi, trợ cấp cho 275.000 công nhân viên chức lao động và con công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh khó khăn, với số tiền trên 200 tỷ đồng; Hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 348 “Mái ấm Công đoàn” với số tiền 9,632 tỷ đồng; hỗ trợ xây mới 02 điểm vui chơi, với số tiền 143,580 triệu đồng; trao 30.000 suất quà, tổ chức 231 chuyến xe ô tô đưa 8.854 công nhân lao động về quê đón Tết.
Tại các Chương trình “Tết sum vầy” do LĐLĐ thành phố tổ chức cho công nhân lao động, UBND Thành phố đã hỗ trợ tổng cộng 15.000 suất quà trị giá 7,5 tỷ đồng trao cho công nhân lao động và đoàn viên công đoàn có hoàn cảnh khó khăn; Ký kết thỏa thuận hợp tác với 162 doanh nghiệp, đối tác, triển khai nội dung ký kết đến 7.997 Công đoàn cơ sở. Số đoàn viên công đoàn đã sử dụng các dịch vụ từ chương trình thỏa thuận hợp tác là 1.587.320 người, với giá trị hưởng lợi hàng tỷ đồng. Các cấp Công đoàn Thủ đô cũng tích cực phối hợp, tham gia hưởng ứng các hoạt động xã hội từ thiện do Thành phố phát động như: Vận động công nhân viên chức lao động tích cực tham gia ủng Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ ủng hộ Trường Sa, Hoàng Sa, Hội nạn nhân chất độc da cam, Hội cựu thanh niên xung phong, ủng hộ đồng bào bão lụt với số tiền hàng chục tỷ đồng; LĐLĐ Thành phố đã trích từ nguồn ngân sách Công đoàn và “Quỹ Xã hội Công đoàn” hỗ trợ 3.172 đoàn viên thuộc các Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, cơ sở giáo dục ngoài công lập bị ảnh hưởng trực tiếp dịch bệnh Covid-19, có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, với tổng số tiền hỗ trợ 3,321 tỷ đồng (trong đó, hỗ trợ bằng tiền mặt 3,178 tỷ đồng và hiện vật 143 triệu đồng).
Trong 05 năm qua, LĐLĐ thành phố cũng đã phối hợp tuyên truyền pháp luật và các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nâng cao ý thức công dân cho công nhân viên chức lao động; Phối hợp tổ chức “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động”; Phối hợp giải quyết tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể và khởi kiện doanh nghiệp nợ tiền Bảo hiểm xã hội…
Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Đức Chung khẳng định Thành phố tiếp tục phối hợp hiệu quả Chương trình công tác với LĐLĐ Thành phố giai đoạn 2020 -2025 |
“Những kết quả đạt được trong việc thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa UBND và LĐLĐ thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 đã góp phần nâng cao nhận thức về chính trị, ý thức pháp luật, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân viên chức lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và người lao động có đủ phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; góp phần nâng cao năng xuất lao động, phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp” - Phó Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng nhấn mạnh.
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Lê Đình Hùng cũng thông qua Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố, giai đoạn 2020-2025. Theo đó nội dung phối hợp thực hiện gồm: Phối hợp tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong CNVCLĐ, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm (2020 - 2025); Phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nâng cao phúc lợi xã hội góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô; Phối hợp tuyên truyền pháp luật và các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nâng cao ý thức công dân cho CNVCLĐ.
4 nội dung ký kết giai đoạn 2020 -2025
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố Lê Đình Hùng cũng thông qua Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố, giai đoạn 2020-2025. Theo đó nội dung phối hợp thực hiện gồm:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội thống nhất chương trình phối hợp tổ chức hiệu quả các phong trào thi đua trong công nhân, viên chức, lao động, góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và 5 năm (2020 - 2025). Theo đó, phát động các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động, trọng tâm là phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Sáng kiến, Thủ đô”, “Công nhân giỏi Thủ đô”, “Ôn lý thuyết, luyện tay nghề, thi thợ giỏi”; phong trào “Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa công sở”, “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, “ Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; tiếp tục đẩy mạnh học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, trách nhiệm, liêm chính, sáng tạo”, “Cán bộ, công chức, viên chức nói không với tiêu cực”; định kỳ tổ chức 02 năm/lần Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội…
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 |
Thứ hai, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, nâng cao phúc lợi xã hội góp phần đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô. Cụ thể, lãnh đạo Ủy ban nhân dân Thành phố và Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động Thành phố chỉ đạo các Sở, ban, ngành chức năng và Công đoàn đồng cấp thực hiện Quy chế dân chủ tại cơ quan, doanh nghiệp; nâng cao chất lượng Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức và Hội nghị người lao động; thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể, xây dựng quy chế dân chủ, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc. Cùng với đó là công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp theo Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 27/02/2012 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường công tác xây dựng Đảng và các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn Thành phố”. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn trong việc thực hiện pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Công đoàn và thu kinh phí Công đoàn 2%; giải quyết kịp thời những tranh chấp lao động, đình công, tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn. Qua đó, góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của Người lao động.
Tiếp theo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp tuyên truyền pháp luật và các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, nâng cao ý thức công dân cho công nhân, viên chức, lao động, trong đó đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật Công đoàn, Luật Việc làm, Luật An toàn vệ sinh lao động; tiếp tục thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội…
Cuối cùng là phối hợp giải quyết một số vấn đề đã thống nhất giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội. Theo đó, căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Thành phố sẽ xây dựng cơ chế chính sách, giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp, phối hợp thực hiện các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tranh chấp lao động phát sinh; không để đình công kéo dài, lan rộng, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, kinh doanh, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, Thành phố tiếp tục hỗ trợ kinh phí về ổn định quan hệ lao động, công tác An toàn vệ sinh lao động, xây dựng điểm sinh hoạt văn hoá công nhân, duy trì sinh hoạt các Cụm văn hoá thể thao; tiếp tục xem xét cơ chế hỗ trợ kinh phí đầu tư nâng cấp Cung Văn hoá Lao động Hữu nghị Việt Xô, Trường Trung cấp nghiệp vụ và dạy nghề Công đoàn Hà Nội và các hoạt động lớn của Liên đoàn Lao động Thành phố tổ chức, phù hợp với khả năng cân đối của ngân sách Thành phố giai đoạn 2020-2025. Trong dịp Tết Nguyên đán hàng năm, căn cứ vào tình hình thực tế, Ủy ban nhân dân Thành phố hỗ trợ cho công nhân, viên chức, lao động có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, bệnh hiểm nghèo, bị tai nạn lao động thông qua Liên đoàn Lao động Thành phố.
Chương trình phối hợp bài bản, có điểm nhấn
Hội nghị cũng ghi nhận nhiều ý kiến tham luận của Giám đốc sở, ngành; đại biểu Ủy ban nhân dân quận, huyện; Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận, huyện để chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố và Liên đoàn Lao động Thành phố đạt hiệu quả cao.
Đồng chí Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc phụ trách Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Hà Nội tham luận tại Hội nghị |
Đồng chí Hoàng Thành Thái, Phó Giám đốc phụ trách Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Hà Nội cũng cho biết, trong thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh - Xã hội Hà Nội đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ, tạo điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong đó, xây dựng, hướng dẫn các chính sách pháp luật; thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật và đào tạo; quan hệ lao động và tiền lương; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; bình đẳng giới và bảo đảm quyền của trẻ em; giải quyết việc làm và đào tạo nghề nghiệp; thanh tra, kiểm tra, giám sát. Việc thực hiện hiệu quả công tác phối hợp góp phần thực hiện chức năng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động, đảm bảo tính thực thi của pháp luật; xây dựng và duy trì mối quan hệ thông tin hai chiều trong lĩnh vực lao động, nâng cao năng lực của hai ngành trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao.
Đồng chí Nguyễn Mai Trang – Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân khẳng định hiệu quả chương trình phối hợp giữa LĐLĐ quận với UBND quận |
Đồng chí Nguyễn Mai Trang – Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân khẳng định, sau 5 năm, Chương trình phối hợp tại quận Thanh Xuân đã thu được nhiều kết quá thiết thực, cho thấy sự phối hợp giữa LĐLĐ TP và UBND TP là cần thiết và quan trọng trong tình hình hiện nay. Các mục tiêu lớn của Chương trình phối hợp đề ra đã nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng, tạo sự thống nhất trong hệ thống chính trị các cấp và sự đồng thuận trong xã hội, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội của Thành phố.
Nhiều chủ trương, chính sách được thực hiện hiệu quả, tư tưởng của CNVCLĐ nhìn chung ổn định, tích cực tham gia các phong trào công nhân, viên chức, lao động. Quận Thanh Xuân nhiều năm tổ chức đối thoại giữa người đứng đầu cấp uỷ với công nhân lao động, giải quyết được nhiều vướng mắc của người lao động trong các vấn đề như bảo hiểm xã hội, luật công đoàn, luật lao động… Với sự phối hợp chặt chẽ của UBND-LĐLĐ quận tổ chức Hội nghị viên chức, công chức, Hội nghị Người lao động đạt 100% đã tạo tiền đề cho việc thực hiện tốt các nhiệm vụ, chính trị đề ra.
Từ kết quả trên, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Thanh Xuân đã nêu một số bài học để làm tốt công tác phối hợp như: Tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và công đoàn cùng cấp trong việc chỉ đạo tổ chức; cần xác định vị trí, vai trò quan trọng của công tác tư tưởng, sự phối hợp thông tin, tuyên truyền giữa LĐLĐ và UBND các cấp trong triển khai kế hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội. Bên cạnh đó, cần xác định rõ chủ thể phối hợp là đơn vị nào, qua đó thể hiện trách nhiệm của từng cơ quan trong chủ trì, tổ chức thực hiện cũng như trong phối hợp theo dõi, kiểm tra và đôn đốc…
Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thuỷ Vân tham luận. |
Tại Hội nghị, đồng chí Lê Hoàng Thủy Vân, Quận ủy viên, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm cũng báo cáo về công tác phối hợp của Liên đoàn Lao động với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm trong thực hiện Công tác phối hợp giai đoạn 2016-2020 đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục như việc triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Nghị định 60 và Nghị định 149 của Chính phủ chưa thực hiện nghiêm túc ở một số doanh nghiệp ngoài nhà nước.
Bên cạnh đó, việc thực hiện về pháp luật lao động và công đoàn ở một số doanh nghiệp chưa đầy đủ, vẫn còn nợ bảo hiểm xã hội, nợ kinh phí công đoàn; công tác phát triển Đảng trong công nhân lao động còn ít… Để góp phần thực hiện tốt Chương trình phối hợp, Chủ tịch Liên đoàn Lao động quận Hoàn Kiếm đề xuất Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành liên quan phối hợp với công đoàn các cấp cần tiếp thu Chương trình phối hợp để chủ động tổ chức ký kết, triển khai thực hiện trong đó chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với cán bộ, công nhân, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động.
Phát biểu tại Hội nghị đồng chí Phan Văn Anh, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đánh giá cao và chúc mừng kết quả đạt được khá toàn diện trên các mặt công tác qua Chương trình phố hợp 5 năm qua (2016 -2020) giữa UBND Thành phố và LĐLĐ Thành phố. Đồng chí Phan Anh nhấn mạnh, kết quả đạt được là rất đáng trân trọng. Trong đó hàng năm Thành phố đã tổ chức đối thoại với CNVCLĐ rất đều đặn, từ đó các quận, huyện, ngành cũng triển khai phối hợp đối thoại với CNVCLĐ. Nhiều ý kiến, kiến nghị của CNLĐ đã được UBND Thành phố chỉ đạo các cấp, ngành triển khai thức hiện.
Trong thời gian vừa qua UBND Thành phố cũng tạo nhiều kiệm kiện về cơ chế và kinh phí cho tổ chức Công đoàn hoạt động. Đặc biệt dịp Tháng công nhân và Tết sum vầy các đồng chí lãnh đạo UBND Thành phố đã thăm, tặng quà CNVCLĐ, CNVCLĐ Thủ đô rất phấn khởi. Nhà ở cho CNLĐ cũng được Thành phố quan tâm, điện tích nhà ở dành cho CNLĐ đạt tỷ lệ cao.
Phát biểu tổng kết Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Nguyễn Đức Chung đánh giá cao kết quả chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2020. Nhìn lại 5 năm, dưới sự chỉ đạo sát sao của Thành uỷ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, sự phối hợp với các cấp, các ngành đã đạt được một số kết quả nổi bật. Trong đó, công tác phối hợp chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động được chính quyền và tổ chức công đoàn các cấp quan tâm đẩy mạnh; tỷ lệ các đơn vị xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở sở và tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, viên chức và Hội nghị Người lao động được nâng lên, chất lượng từng bước được đảm bảo; các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động đã bám sát các nhiệm vụ chính trị của Thành phố và tổ chức Công đoàn.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đánh giá cao công tác tuyên truyền giáo dục, vận động công nhân, lao động với hình thức, nội dung đã được đổi mới, sáng tạo mang lại hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, tuyên truyền kịp thời cho các công nhân, người lao động ở khu công nghiệp – khu chế xuất để kịp thời không xảy điểm nóng trong đình công, lãnh công kéo dài. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức về chính trị, ý thức pháp luật, trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ công nhân, viên chức, lao động; xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân, viên chức có đủ phẩm chất, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới; góp phần nâng cao năng xuất lao động, phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Đặc biệt trong năm 2020, Liên đoàn Lao động TP và UBND TP đã tuyên truyền phòng ngừa dịch Covid-19 trong các công xưởng, khu trọ của người lao động không để tình trạng bùng dịch.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố cũng đề nghị, trong thời gian trên cơ sở thẳng thắn nhìn rõ những tồn tại, hạn chế của chương trình phối hợp giai đoạn 2015-2020 nhằm đưa chương trình phối hợp trong gia đoạn mới đạt hiệu quả cao hơn. Đồng chí Nguyễn Đức Chung đề nghị các cấp Công đoàn và các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã bám sát vào chỉ đạo trực tiếp từ Ban Thường vụ Thành uỷ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các nội dung đã ký kết để duy trì phối hợp chặt chẽ trong triển khai, thực hiện đạt mục đích, yêu cầu đề ra.
Ký kết chương trình phối hợp giai đoạn 2020 -2025
Lãnh đạo UBND Thành phố và LĐLĐ Thành phố ký kết chương trình phối hợp 5 giai đoạn 2020 -2025. |
Tại Hội nghị UBND Thành phố đã tặng Bằng khen cho 14 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác phối hợp công tác giai đoạn 2016-2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
Hoạt động 23/11/2024 18:16
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42