Hiểm họa từ tâm lý “ai rồi cũng là F0”!
F0 tự chữa tại nhà nhưng không khai báo với y tế, chính quyền là vi phạm pháp luật Giảm bớt gánh nặng quản lý F0 thông qua ứng dụng công nghệ Gấp rút giảm tải cho y tế tuyến cơ sở |
Tâm lý chủ quan
Đặc thù công việc thường xuyên phải đi lại, tiếp xúc nên anh Nguyễn Văn Đông (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) không quá bất ngờ khi biết mình là F0. Ngày 22/2, thấy hơi sốt và có triệu chứng rát họng nên anh đã tự làm xét nghiệm tại nhà bằng kit test và cho kết quả “2 vạch”, sau đó, anh đi xét nghiệm PCR khẳng định dương tính. Anh Đông cho biết, hiện nay tại Hà Nội, tỉ lệ người là F0 mỗi ngày đều ở mức cao nên anh đã sẵn sàng tâm lý mắc Covid-19 từ lâu. “Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng có suy nghĩ “ai rồi cũng sẽ thành F0. Do đó, việc chẳng may bị mắc Covid-19 không còn là vấn đề đáng bận tâm, nhất là sau khi đã được tiêm 2 mũi vắc xin”, anh Đông chia sẻ.
Trên thực tế, có rất nhiều bệnh nhân Covid-19 nặng phải điều trị hồi sức, tích cực. |
Khi xung quanh hàng xóm, đồng nghiệp, gia đình rất nhiều F0, anh N.V.M (quận Cầu Giấy) cũng mong muốn... mình là F0. Anh chia sẻ, hàng ngày anh tiếp xúc với F0 nhiều nên nguy cơ mắc Covid-19 rất cao, nhưng thay vì lo sợ, anh lại mong mình sớm mắc bệnh để cách ly cùng 1 lúc với người nhà.
“Hiện nay, gia đình tôi cũng đã có 3 F0 (gồm vợ và 2 con gái). Hầu hết những người trong gia đình mắc bệnh triệu chứng rất nhẹ, chỉ điều trị tại nhà. Không những vậy, tôi còn nghe bạn bè, đồng nghiệp nói bị rồi sẽ không mắc nữa nên khi chung sống với dịch thì bị trước cũng được, cách ly luôn cùng gia đình để tiện chăm nhau, không phải chia phòng vất vả nữa”, anh M cho biết…
Trên thực tế, tâm lý “chấp nhận mắc Covid-19”, đang xuất hiện ở một bộ phận không nhỏ người dân, khi xác định chung sống với đại dịch. Đặc biệt, nhiều người trẻ đã tiêm đủ mũi vắc xin coi Covid-19 chỉ là bệnh nhẹ như cảm cúm và mắc bệnh cũng như được “tiêm mũi vắc xin tự nhiên”. Những ngày qua trên mạng xã hội liên tục nhận được các chia sẻ của F0. Có những người khi dương tính đã có tâm lý trước sau cũng đến lượt, đến sớm xong sớm. Nhiều người còn chia sẻ “ai rồi cũng F0 cả thôi”. Tâm lý sớm muộn gì cũng thành F0 thì đỡ mệt mỏi hơn, đi làm an tâm hơn đang trở nên phổ biến.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), quan điểm của nước ta là sống chung với dịch, nhưng sống chung thế nào cho an toàn phải tính toán hợp lý. Nếu buông xuôi, thả lỏng, nghĩ “ai rồi cũng thành F0” thì rất nguy hiểm, kéo theo vô số những hệ lụy. Covid-19 có thể lây cho bất cứ người nào, bất kỳ lúc nào và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Hiện nay, có nhiều người chủ quan, cho rằng Covid-19 bây giờ đã nhẹ hơn hoặc là chúng ta đã tiêm đủ liều vắc xin 2 liều, 3 liều thì sức khỏe sẽ không làm sao. Tuy nhiên, mọi người phải hiểu rằng, một số người nhiễm có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có rất nhiều người bị nặng, thậm chí tử vong. |
Tuy nhiên, về mặt dịch tễ học, các chuyên gia y tế cho rằng không thể để ai cũng là F0, đến sớm xong sớm. Vì thực tế các bệnh nhân vẫn có nguy cơ trở nặng, khi đó các hệ thống cơ sở y tế sẽ quá tải. Quá tải y tế tương đương với tỷ lệ tử vong sẽ gia tăng. Do vậy, ở bất cứ điều kiện nào, chúng ta vẫn phải làm chậm quá trình lây nhiễm, số ca F0 vẫn phải trong tầm kiểm soát để đảm bảo an toàn. Bởi khi số ca bệnh tăng nhanh gây quá tải hệ thống y tế, nhóm có nguy cơ diễn biến nặng cao như người cao tuổi, người có bệnh nền sẽ chịu ảnh hưởng trước tiên và nặng nề nhất.
Khi số F0 tăng quá nhanh và vượt mức này gây tình trạng quá tải sẽ dẫn đến việc không đảm bảo trong công tác chăm sóc y tế, từ đó tăng nguy cơ chuyển nặng và thậm chí là tỷ lệ tử vong của bệnh nhân. Có những trường hợp bệnh nhân nặng khi cơ sở y tế vận hành bình thường sẽ được đáp ứng chăm sóc nhiều hơn nên cơ hội sống của họ sẽ cao hơn. Tuy nhiên, khi cơ sở y tế quá tải, khả năng chăm sóc y tế giảm xuống, đồng thời cũng sẽ làm giảm cơ hội sống của họ.
Theo PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), quan điểm của nước ta là sống chung với dịch, nhưng sống chung thế nào cho an toàn phải tính toán hợp lý. Nếu buông xuôi, thả lỏng, nghĩ “ai rồi cũng thành F0” thì rất nguy hiểm, kéo theo vô số những hệ lụy. Covid-19 có thể lây cho bất cứ người nào, bất kỳ lúc nào và có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Trên mạng xã hội nhiều người chia sẻ về tâm lý “ai rồi cũng sẽ bị F0”. |
Hiện nay, có nhiều người chủ quan, cho rằng Covid-19 bây giờ đã nhẹ hơn hoặc là chúng ta đã tiêm đủ liều vắc xin 2 liều, 3 liều thì sức khỏe sẽ không làm sao. Tuy nhiên, mọi người phải hiểu rằng, một số người nhiễm có thể không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, nhưng cũng có rất nhiều người bị nặng, thậm chí tử vong.
“Bản thân chúng ta cũng không thể biết rằng chúng ta khi bị nhiễm Covid-19 sẽ có phản ứng như thế nào, cũng như không biết được bản thân chúng ta có những bệnh nền tiềm tàng ví dụ tim mạch, tiểu đường, các bệnh khác… Do vậy, rất nguy hiểm nếu chúng ta chủ động, buông xuôi để cho mình mắc Covid-19. Như vậy là chúng ta đang đánh cược với sức khỏe với tính mạng của bản thân”, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Cũng theo Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga tâm lý “mắc Covid-19 rồi sẽ không mắc lại” cũng là suy nghĩ sai lầm. Bởi, ngay cả khi chúng ta đã tiêm vắc xin mũi 2, 3 thì cũng chỉ có kháng thể bảo vệ trong 1 thời gian nhất định. Ngoài ra, kháng thể này cũng tùy theo từng người, có người kháng thể này chỉ tồn tại vài ba tháng, và những người tiêm rồi cũng thể mắc Covid-19. “Bản thân tôi cũng đã tư vấn cho nhiều trường hợp vừa đi điều trị Covid-19 tập trung về, vài ba tháng sau lại nhiễm tiếp, lại còn nặng nề hơn lần trước.
Nhiều người tới Phòng khám hậu Covid-19, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang để được thăm khám và điều trị. |
Cho nên quan điểm rằng mắc bệnh rồi, không mắc lại là không chính xác và chúng ta vẫn phải tiếp tục thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ, thực hiện 5K để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và cộng đồng. Do vậy, tôi khuyến cáo mọi người phải thực hiện tốt 5K, thực hiện bảo vệ chính mình, phòng, tránh lây nhiễm Covid-19… Bởi vì khi đã nhiễm Covid-19 thì có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, thậm chí hậu Covid-19”, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu Covid-19 (post Covid-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu Covid-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm bệnh với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng chẩn đoán thay thế. Tình trạng này có thể khiến sức khỏe người bệnh bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội.
Tính đến 16h ngày 1/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 98.762 ca nhiễm mới, nâng số ca mắc của cả nước lên 3.557.629 ca nhiễm. Vượt khá xa mốc 3 triệu ca. Điều này hoặc gây ra sự hoang mang, lo sợ quá mức, hoặc làm nảy sinh thái độ “vô cảm,” mặc kệ theo kiểu “rồi ai cũng sẽ là F0,” hoặc tâm lý chủ quan do đã tiêm vắc xin mũi 2, mũi 3. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, thái độ hợp lý nhất hiện nay là bình tĩnh, nâng cao ý thức tự giữ gìn cho bản thân và bảo vệ sức khỏe của người thân, của cộng đồng. |
Hậu Covid-19 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, thể chất và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, gia đình và cho xã hội. Có khoảng 200 triệu chứng liên quan đến hội chứng hậu Covid-19, đặc biệt ở những bệnh nhân đã trải qua điều trị hồi sức tích cực. Người mắc Covid-19 ở nhiều tuần đến nhiều tháng sau khi khỏi bệnh vẫn còn đối mặt với hàng loạt triệu chứng và di chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ, khớp, rụng tóc, xơ phổi, tim đập nhanh hoặc đánh trống ngực, rối loạn nội tiết, huyết học bị huyết khối… Có trường hợp xuất hiện rối loạn tiêu hóa (ăn không ngon miệng, chán ăn, đau dạ dày, tiêu chảy…), rối loạn vị giác hoặc khứu giác, phát ban…
Chia sẻ về nguy cơ di chứng hậu Covid-19, bác sĩ Chu Thị Quỳnh Thơ - quyền Trưởng Khoa phục hồi chức năng (Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), cho rằng, vi rút SARS-CoV-2 có thể gây tổn thương đa cơ quan, bởi vậy bệnh nhân Covid-19 sau khi đã qua khỏi giai đoạn cấp tính vẫn có thể có những triệu chứng tồn tại dai dẳng như khó thở, mệt mỏi, đau cơ. Có những rối loạn bệnh nhân hậu Covid-19 phải đối mặt như tình trạng suy giảm thể chất, nhận thức, rối loạn chú ý giảm khả năng tập trung.
Đặc biệt, ảnh hưởng tới việc quay trở lại các chức năng sinh hoạt hàng ngày. “Một số bệnh nhân do can thiệp trong hồi sức có thể gặp như rối loạn nuốt sau khi đặt ống nội khí quản hay những rối loạn về sau. Đối với những bệnh nhân tổn thương phổi, xơ phổi nặng sẽ giảm chức năng thông khí của phổi, rối loạn chức năng hô hấp dễ khiến bệnh nhân gặp phải triệu chứng khó thở, hụt hơi, bệnh nhân ho dai dẳng. Với triệu chứng như vậy, bệnh nhân rất khó quay trở lại với công việc hàng ngày bình thường như trước đây. Còn với bệnh nhân nhẹ không có triệu chứng cũng có thể có những biến chứng hậu Covid-19”, bác sĩ Chu Thị Quỳnh Thơ cho biết.
Để chung sống an toàn với dịch Covid-19, PGS.TS Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh: Nước ta đang thực hiện giai đoạn bình thường mới, từng bước nới lỏng các hoạt động. Thay vì “Zero Covid-19”, Việt Nam chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, quản lý rủi ro. Vì vậy, ý thức của người dân rất quan trọng, đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả của công tác chống dịch. Nếu mỗi người đều tuân thủ Thông điệp 5K của Bộ Y tế và nhắc nhở nhau thực hiện tốt việc này sẽ giúp cho dịch bệnh bớt nóng hơn, từ đó tránh được sự quá tải cho hệ thống y tế, từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường./.
Ông Phạm Văn Hà - Bí thư Chi bộ, Trưởng ban công tác mặt trận Khu khu dân cư số 3 (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) Cần phân biệt giữa tâm lý lạc quan và chủ quan Đôi khi việc trở thành F0 là điều khó tránh khỏi nếu như đồng nghiệp hoặc người thân trong gia đình mắc bệnh. Tuy nhiên, mọi người không nên chủ quan, có tâm thế sẵn sàng mắc bệnh mà lơ là không đeo khẩu trang, không tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế. Về suy nghĩ “ai rồi cũng trở thành F0”, tôi cho rằng, điều này tuỳ thuộc vào thái độ tích cực đón nhận của mỗi người. Với những người không may mắc bệnh, suy nghĩ này sẽ tích cực, để họ không sợ hãi và sớm chiến thắng dịch bệnh. Tuy nhiên, với những ai có suy nghĩ “bị rồi cho xong” mà buông lỏng các biện pháp phòng dịch thì sẽ rất đáng lo ngại. Do vậy, tôi cho rằng, mỗi người luôn phải thực hiện tốt 5K, tâm lý lạc quan nhưng không chủ quan trong phòng, chống dịch. ----------------------------------------- Chị Phạm Thị Hồng (nhân viên văn phòng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội): Không phải mắc Covid-19 rồi là “miễn dịch” Thật là sai lầm khi coi nhẹ nguy cơ bị nhiễm hay thậm chí là “chủ động trở thành F0 cho xong chuyện.” Bởi vì được chữa khỏi Covid-19 không có nghĩa là hoàn toàn vô sự, trường hợp của tôi là 1 ví dụ. Lần đầu tôi mắc Covid-19 là trước Tết Nguyên đán 1 tháng, sau đó phải điều trị và cách ly tại nhà 7 ngày thì khỏi. Dù khỏi bệnh trước Tết nhưng để giữ cho mình và mọi người xung quanh, tôi không đi chơi, chúc Tết ở đâu. Hết kỳ nghỉ lễ, tôi đến cơ quan làm, khi đó cơ quan “nổ” khá nhiều ca dương tính. Do mới mắc Covid-19 nên tôi cũng yên tâm, thậm chí có lúc tự tin đi ra ngoài ăn uống vì nghĩ bản thân tiêm 3 mũi vắc xin, lại mới mắc Covid-19 nên kháng thể sẽ rất mạnh. Sau gần 1 tháng đi làm, tôi thấy người hơi mệt, sốt nhưng không bị mất vị giác như lần trước. Nghĩ rằng đó là biểu hiện của hậu Covid-19 nên đi khám. Tại bệnh viện, qua test nhanh tôi phát hiện tiếp tục bị dương tính. Do vậy, mọi người đừng chủ quan vì mắc Covid-19 rồi hoàn toàn vẫn có thể bị lại. Hãy tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. ----------------------------------------- Chị Lại Thị Hương (quận Thanh Xuân, Hà Nội): Covid-19 không phải chỉ như cúm mùa Cả gia đình tôi vừa cùng nhau trải qua Covid-19, đối với tôi, Covid-19 không phải chỉ như cúm mùa. Trước đó, tôi nghe rất nhiều bạn bè chia sẻ về việc dính Covid-19 nhẹ như cảm cúm. Thấy người này, người nọ bị Covid-19 mà vẫn khoẻ như thường, không triệu chứng gì, không mệt… nên cả gia đình có tâm lý chủ quan, không sợ dịch, rồi kệ, bị cứ bị. Thế nhưng sau khi trải qua, tôi mới thấy không phải như mình tưởng tượng mà thực sự rất mệt. Gia đình tôi cả nhà 4 người bị cùng lúc, nên không ai chăm được ai, phải nhờ cậy người thân ở gần đó. Đấy là may mắn người nhà cũng chưa bị Covid-19, thử tưởng tượng tất cả mọi người cùng bị thì không biết phải nhờ cậy ai. Chưa hết, vừa vượt qua Covid-19 thì lại “dính” ngay các di chứng hậu Covid-19: Mất ngủ, hụt hơi, mệt mỏi, chán ăn, khó thở… Do vậy, thời điểm này, ai bảo vệ được mình cứ bảo vệ, ai chưa nhiễm bệnh thì cứ cố gắng giữ gìn, bởi không chỉ bảo vệ cho mình mà còn là bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46