Hãy nói không, mãi mãi không với ma túy
Ngày 27/6, thực hiện chỉ đạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam, Ban Tuyên giáo Tổng LĐLĐ Việt Nam phối hợp với Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức Tọa đàm "Chủ động ngăn chặn ma túy từ xa, từ sớm để bảo vệ công nhân lao động".
Tới dự, chia sẻ tại Tọa đàm có: Ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam; Đại tá Hoàng Quốc Việt - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an); Thượng tá Nguyễn Đăng Lê - Phó Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Thanh Hóa); ông Ngô Thế Anh - Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp tỉnh Thanh Hóa; anh Mai Thế Bắc - Công nhân Công ty TNHH sản phẩm Nhựa Hing Lung (KCN Làng nghề thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa).
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu chia sẻ tại Tọa đàm. |
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, tình hình tổ chức, chứa chấp, lôi kéo người khác sử dụng ma túy trái phép hiện đang diễn biến phức tạp. Trong đó, công nhân lao động tại các khu, cụm công nghiệp là nhóm đối tượng có nguy cơ cao, dễ bị tội phạm ma túy lôi kéo, dụ dỗ, từ hành vi sử dụng trái phép đến hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển ma túy.
Thời gian qua, Công đoàn Việt Nam với chức năng, nhiệm vụ là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động đã sớm nhận ra nguy cơ này. Cụ thể, từ Tổng LĐLĐ Việt Nam tới các cấp Công đoàn đã có nhiều chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm góp phần bảo vệ công nhân lao động trước tệ nạn ma túy.
Chia sẻ tại buổi Tọa đàm, kể lại quá trình đã mắc, sau đó cai nghiện thành công và làm lại cuộc đời, anh Mai Thế Bắc (sinh năm 1978, công nhân Công ty TNHH sản phẩm Nhựa Hing Lung, KCN Làng nghề thị trấn Nga Sơn, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) cho biết, trước đây anh làm thợ xây xa nhà. Bị rủ rê, anh Bắc đã dính vào tệ nạn ma túy lúc nào không hay. Cuộc đời anh từ đó trượt dài, vợ con, người thân xa lánh. 10 năm nghiện ma túy, nhiều lúc anh Bắc chán nản, thậm chí đã nghĩ đến cái chết. Song, nghĩ đến vợ con, đến người mẹ già hơn 90 tuổi, đến hạnh phúc gia đình, anh Bắc đã quyết tâm cai nghiện.
Anh Mai Thế Bắc chia sẻ câu chuyện của bản thân tại Tọa đàm. |
“Tôi nghĩ nếu mình không nghiện ma túy, mẹ tôi không phải suy nghĩ nhiều về chuyện này thì đã có thể sống thêm một vài năm nữa. Bây giờ tôi đã bỏ được ma túy, rồi nhưng có còn mẹ đâu mà gọi, chỉ có mẹ trong ảnh thôi” - anh Bắc ngậm ngùi chia sẻ.
Với ý chí quyết tâm, anh Bắc đã cai nghiện thành công, sau đó được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và tổ chức Công đoàn, anh Bắc đã tìm được việc làm ổn định tại một doanh nghiệp, có thu nhập, tìm lại sự bình yên trong gia đình, sự tin tưởng của người thân.
“Tôi có lời khuyên với mọi người: Đừng dính vào ma túy. Nếu ai đã trót dính vào ma túy thì phải từ giã ma túy thì gia đình mới hạnh phúc, xã hội mới bình an” - anh Bắc nhắn nhủ.
Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh, ma túy rất nguy hiểm, có thể hủy hoại cả cuộc đời, tàn phá nhân cách, tâm hồn, thể xác, biến con người trở thành hung ác, bị người thân xa lánh, mặc cảm với xã hội. Ma túy nói chung là tội ác, tội phạm của những tội phạm khác, gây ra tình trạng phức tạp về an ninh trật tự, kìm hãm sự phát triển; xã hội phải thêm chi phí để giải quyết hậu quả.
Đại biểu chia sẻ tại Tọa đàm "Chủ động ngăn chặn ma túy từ xa, từ sớm để bảo vệ công nhân lao động". |
Từ câu chuyện của anh Bắc, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho rằng, không phải ai cũng có nghị lực phi thường, quyết tâm như anh Bắc. "Vì vậy, dù chỉ một lần cũng không thử, mãi mãi không thử ma tuý; phải luôn tránh xa và luôn cảnh giác” - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nhắn gửi.
Cũng theo ông Ngọ Duy Hiểu, để phòng chống ma túy trong công nhân lao động, thời gian qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ký chương trình phối hợp với Bộ Công an, trong đó có nội dung phòng chống ma túy và tệ nạn trong công nhân lao động.
Theo đó, các cấp Công đoàn đã chủ động phối hợp với Công an tổ chức các hoạt động thông tin và truyền thông về tác hại của ma túy; thông qua mô hình Tổ tự quản khu nhà trọ để truyền thông tới công nhân lao động tránh xa các tệ nạn; chủ động trang bị “sức đề kháng” cho công nhân lao động qua các hoạt động văn hóa lành mạnh; tổ chức phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc trong quần chúng nhân dân nói chung và công nhân lao động nói riêng...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13