Cần quy định rõ trong Điều lệ chính sách đối với cán bộ Công đoàn trưởng thành từ cơ sở

(LĐTĐ) Để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, cần có chiến lược đối với đội ngũ Công đoàn, nhất là cán bộ Công đoàn cơ sở để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn cho ý kiến về Chương trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam Chia sẻ kinh nghiệm giúp công nhân khu công nghiệp cải thiện kỹ năng làm cha mẹ tích cực Vinh quang Việt Nam 2023: Truyền cảm hứng, nhân lên niềm tự hào về Ý chí Việt Nam

Ngày 4/6, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam về dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung).

Cần có chính sách với cán bộ Công đoàn
Các đồng chí nguyên lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam tham dự Hội thảo.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, trước mỗi kỳ Đại hội Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam đều được quan tâm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn lịch sử cũng như phù hợp với các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Trước nhiều yêu cầu mới đặt ra, nhất là nhu cầu, nguyện vọng cao hơn của đoàn viên, người lao động; với khát vọng phát triển đất nước hùng cường; hội nhập quốc tế ngày càng sôi động, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, đường lối chính sách pháp luật để thể chế hóa, cụ thể hóa cho phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, trong đó có nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến tổ chức Công đoàn, đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.

“Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 02-NQ/TW với những yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể để đổi mới tổ chức, hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới. Bên cạnh đó, Bộ luật Lao động 2019 đã quy định hành lang pháp lý cho phép tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp thành lập và hoạt động độc lập bên cạnh tổ chức Công đoàn Việt Nam; nhiều vấn đề mới nảy sinh trong quá trình phát triển như vũ bão của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4… Những vấn đề chưa có tiền lệ đối với tổ chức Công đoàn cần nghiên cứu, cụ thể hóa để đưa vào Điều lệ sửa đổi, bổ sung trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam” - Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh.

Cần có chính sách với cán bộ Công đoàn trưởng thành từ cơ sở

Góp ý tại hội thảo, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Cù Thị Hậu cho rằng, trong tình hình hiện nay, người lao động đang gặp nhiều khó khăn, do đó điều họ quan tâm nhất, cần nhất là vấn đề việc làm, thu nhập để nuôi gia đình, lo việc học tập của con... Đây cũng là vấn đề lớn đặt ra đối với tổ chức Công đoàn.

Theo bà Cù Thị Hậu, trước tình hình hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động phải là nhiệm vụ hàng đầu của Công đoàn, để xứng đáng là tổ chức lớn nhất của người lao động.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, bà Cù Thị Hậu nhấn mạnh, cần có chiến lược đối với đội ngũ Công đoàn, nhất là cán bộ Công đoàn cơ sở để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng cho người lao động trong bối cảnh tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp ra đời.

“Cán bộ Công đoàn cấp cơ sở sẽ nắm bắt trực tiếp người lao động nghĩ gì, muốn gì, làm gì; nếu cán bộ Công đoàn cơ sở không có năng lực, nhiệt tình, sâu sát thì tổ chức Công đoàn sẽ không thu hút được người lao động. Điều lệ Công đoàn Việt Nam cần nêu rõ nội dung đào tạo đội ngũ cán bộ Công đoàn xuất thân từ công nhân để đảm nhận các nhiệm vụ tại cơ sở”, nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam góp ý.

Cần quy định rõ trong Điều lệ chính sách đối với cán bộ Công đoàn trưởng thành từ cơ sở
Nguyên Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Cù Thị Hậu (phải ảnh) và nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Hòa Bình (trái ảnh) tại Hội thảo.

Đồng thuận với quan điểm trên, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Đỗ Đức Ngọ cũng đề nghị bổ sung nguồn tuyển dụng cho đội ngũ cán bộ Công đoàn chủ yếu trưởng thành từ cơ sở và một số chuyên gia giỏi trên một số lĩnh vực. Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ hướng dẫn chi tiết điều này, vì cán bộ Công đoàn mà không trưởng thành từ phong trào, từ cơ sở, không được trải nghiệm và rèn luyện qua thực tiễn thì không thể hiểu được tâm tư, nguyện vọng và cuộc sống của người lao động. Tuy nhiên, đối với một số lĩnh vực như kinh tế, tài chính, luật pháp thì phải tuyển chọn các chuyên gia giỏi để tham mưu cho tổ chức Công đoàn tham gia với Nhà nước” - ông Đỗ Đức Ngọ phân tích.

Cần thống nhất các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn

Góp ý vào Dự thảo Điều lệ, ghi nhận Tiểu ban soạn thảo đã cố gắng xây dựng Dự thảo 3 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung) trên cơ sở tổng kết thực tiễn, kế thừa các quy định của Điều lệ hiện hành; bám sát Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, song nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Hòa Bình cho rằng, Tiểu ban soạn thảo cần xác định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức Công đoàn.

Theo ông Nguyễn Hòa Bình, Công đoàn Việt Nam là một tổ chức thống nhất, các cấp Công đoàn có nhiệm vụ chung và tùy theo mỗi cấp được cụ thể hóa phù hợp; mặc dù không đề cập nhiệm vụ nào quan trọng hơn nhiệm vụ nào; song trong dự thảo cho thấy quy định về nhiệm vụ quyền hạn của các cấp Công đoàn chưa thống nhất về thứ tự thể hiện, do đó chưa làm nổi bật nhiệm vụ chung mang tính nhất quán của tổ chức Công đoàn từ Trung ương đến cơ sở đã được quy định tại Luật Công đoàn.

“Theo Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 12 tháng 6 năm 2021 của Bộ Chính trị về đổi mới hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới; phần “đổi mới nội dung, phương thức hoạt động công đoàn đáp ứng yêu cầu tình hình mới” cũng đề cập thứ tự các nhiệm vụ: Đại diện, bảo vệ; bồi dưỡng rèn luyện nâng cao nhận thức; chăm lo lợi ích, giám sát, xây dựng quan hệ lao động hài hòa; tổ chức các phong trào thi đua; hoạt động đối ngoại; cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin; kiểm tra giám sát nội bộ, công tác nghiên cứu lý luận... Nghị quyết cũng chỉ rõ phải xây dựng nguồn tài chính đủ mạnh để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn.

Vì vậy, các quy định trong Điều lệ về nhiệm vụ của các cấp Công đoàn cần thể hiện thống nhất. Theo tôi nên quy định nhiệm vụ theo thứ tự: - Đại diện, bảo vệ... - Tuyên truyền, vận động... - Xây dựng phát triển tổ chức, công tác cán bộ - Tham gia quản lý... Sau đó là các nhiệm vụ: Kiểm tra, Tài chính, Nữ công, Đối ngoại (nếu có)”, nguyên Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam nêu quan điểm.

B.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá  Việt Nam

Ông Kim Sang-sik làm HLV trưởng Đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Ngày 3/5/2024, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và ông Kim Sang-sik (quốc tịch Hàn Quốc) đã đạt được sự đồng thuận và thống nhất đối với các nội dung liên quan đến vị trí Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển Nam và Đội tuyển U23 Quốc gia Việt Nam, trong bản hợp đồng có thời hạn 2 năm (từ 1/5/2024 đến 31/3/2026).
Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang được chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hà Nội; nhằm mục tiêu khỏe, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, khỏe để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện năm 2024 với sự tham gia của 1.125 vận động viên đến từ 164 Công đoàn cơ sở.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng ngày 4/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn vệ sinh lao động - Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

Chiều nay (3/5): VFF dự kiến công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) dự kiến sẽ công bố tân HLV trưởng đội tuyển bóng đá Việt Nam, U23 Việt Nam vào ngày chiều nay (3/5).

Tin khác

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

Đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao trong CNVCLĐ ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Những năm qua, phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang được chú trọng trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong ngành Xây dựng Hà Nội; nhằm mục tiêu khỏe, để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam, khỏe để xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

Sôi nổi hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Huyện Mỹ Đức vừa tổ chức Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động huyện năm 2024. Với sự tham gia của 1.125 vận động viên đến từ 164 Công đoàn cơ sở, Hội khỏe đã thành công tốt đẹp, để lại ấn tượng trong công nhân, viên chức, lao động.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

Mời bạn đọc đặt câu hỏi GLTT chuyên đề 5: “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn VSLĐ- Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa"

(LĐTĐ) Sáng ngày 4/5/2024, Báo Lao động Thủ đô sẽ phối hợp với Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chuyên đề “Tìm hiểu về Pháp luật lao động - An toàn vệ sinh lao động - Nhận diện lừa đảo trực tuyến và Cách phòng ngừa”. Trân trọng mời quý bạn đọc theo dõi và tham gia gửi câu hỏi để các chuyên gia trả lời.
Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

Phương tiện bảo vệ cá nhân - biện pháp đảm bảo an toàn trong lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng liên tiếp xảy ra trên cả nước cho thấy công tác đảm bảo an toàn lao động đang tồn tại nhiều bất cập. Để đảm bảo an toàn trong lao động có rất nhiều biện pháp, trong đó, phương tiện bảo vệ cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng…
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề "Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc"

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), tại Hội trường Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), tại Hội trường UBND huyện Thanh Oai, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Oai tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Sức khỏe và an toàn lao động tại nơi làm việc”.
Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Đồng hành, chăm lo cho đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Xác định người lao động là tài sản vô giá của doanh nghiệp, trong những năm qua, công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động luôn được Ban lãnh đạo và Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH PHD (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) chú trọng quan tâm.
Người công nhân dược luôn đam mê với nghề

Người công nhân dược luôn đam mê với nghề

(LĐTĐ) Với vai trò là Tổ trưởng Tổ pha chế, phân xưởng thuốc viên, Công ty Cổ phần dược phẩm Hà Tây, anh Nguyễn Hoàng Long luôn dành trọn tình yêu với nghề và dày công nghiên cứu để pha chế ra những sản phẩm tốt nhất.
Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chăm sóc sức khoẻ cho nữ đoàn viên, người lao động

Chào mừng Tháng Công nhân năm 2024, các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để chăm lo, đảm bảo quyền lợi và phúc lợi tốt hơn cho lao động nữ, giúp họ yên tâm lao động sản xuất, gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Thanh Xuân: Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân đề nghị các Công đoàn cơ sở tổ chức động viên, khen thưởng kịp thời đoàn viên, người lao động có các sáng kiến, giải pháp cải tiến kỹ thuật, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động và bảo đảm An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ).
Xem thêm
Phiên bản di động