Hành trình “vượt bóng tối” thành MC truyền hình của cô gái khiếm thị
Người khiếm thị sẽ được mở tài khoản thanh toán, sử dụng thẻ ngân hàng | |
Hai học sinh sáng tạo máy đọc tài liệu dành cho người khiếm thị | |
Huyện Mỹ Đức tổ chức khám sàng lọc khiếm thính cho trẻ |
Tuổi thơ trong bóng tối
Lê Hương Giang sinh ra là người khiếm thị bẩm sinh, khi còn nhỏ, một mắt của Giang không thể nhìn thấy gì, mắt còn lại thị lực chỉ 1/10. Khi biết được điều đó, bố mẹ đưa Giang đi chạy chữa khắp nơi, đông tây y đủ cả nhưng đến đâu cũng nhận được câu trả lời rằng đôi mắt không thể chữa được do tế bào đã chết.
Năm 2001, khi theo học ở trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, trường dành cho những trẻ em bình thường và trẻ khiếm thị, Giang bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa bản thân với bạn bè đồng trang lứa. Trong khi bạn bè có thể đọc sách thoải mái, thì lúc nào bên cạnh Giang cũng có một chiếc kính lúp.
Không nguôi hi vọng, bố mẹ Giang tin rằng đến năm 18 tuổi đôi mắt kia sẽ được chữa khỏi. Thế nhưng khi lên cấp 2, mắt Giang hoàn toàn không nhìn thấy gì nữa. Kể lại những ngày đó, Giang không khỏi xúc động: "Khi mắt không nhìn thấy gì nữa, em cảm thấy bất lực vì không thể kết nối với mọi người, điều đó là điều thật kinh khủng".
Lê Hương Giang - cô gái khiếm thị với nụ cười luôn nở trên môi (Ảnh:NVCC) |
Kể từ đó, có nhiều người nói đừng cho Giang động vào thứ gì, các bạn sáng mắt luôn trêu chọc, thể hiện sự kỳ thị: "Các bạn đã từng nói một câu làm em vô cùng tổn thương đó là mù như em sau này chỉ làm xoa bóp bấm huyệt mà thôi. Dường như đó cũng là suy nghĩ của rất nhiều người, bởi cách đây vài năm khi em đi thực tế tại một vài địa phương, có người cũng nói với em là ở chỗ họ, người mù chỉ làm được 2 việc là thầy bói và hát rong. Thậm chí trong quá trình đi học, nhiều giáo viên cũng từng bảo em không cần học các môn tự nhiên mặc dù em học khá tốt và đặc biệt yêu thích môn Toán. Từ đó em thu mình lại".
Một lần, thầy giáo dạy Toán đưa lớp Giang tới Bát Tràng. Hôm đó, có người hỏi thầy rằng, tại sao những miếng đất lại không tròn trịa mà lại góc cạnh. Thầy trả lời rằng thầy muốn học sinh của mình hoàn thành những miếng ghép nhỏ của cuộc sống để ghép thành một cuộc đời, cho dù cuộc đời ấy có ra sao thì đó cũng là cuộc sống của mỗi người.
"Ngay lúc đó em nghĩ rằng, tất cả những thứ xung quanh mình như một bức tranh. Một bức tranh sẽ có cả những mảng màu sáng, tối. Em nhận ra bản thân mình phải thay đổi, em bắt đầu đi tìm những người bạn khác, tham gia vào các hoạt động ngoại khóa thay vì ngồi im trong góc", Giang chia sẻ.
Mỗi người có một cách riêng để tỏa sáng
Sau khi hoàn thành chương trình học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Giang quyết định đăng ký vào ngôi trường đứng thứ 2 Hà Nội là trường THPT Thăng Long, một ngôi trường công lập không học chữ nổi, không có thiết bị hỗ trợ cho người khiếm thị.
Thời điểm đó Giang là học sinh khuyết tật duy nhất của trường. "Em muốn mình phải tự tìm cách hòa nhập với thế giới xung quanh chứ không chỉ sống trong cộng đồng của những người khuyết tật nữa", Giang nói về quyết định mà ai chũng cho là liểu lĩnh khi ấy.
Trong suốt những học tại trường THPT Thăng Long, Giang đã chứng minh cho mọi người thấy người khiếm thị cũng có thể làm những việc không phải ai cũng có thể làm. Năm 2012, Hương Giang đoạt giải ba Hội thi khoa học kỹ thuật Intel ViSEF 2012 với đề tài “Chế tạo máy phân biệt tiền thật, tiền giả và mệnh giá bằng cách phát ra lời nói giúp người khiếm thị thuận tiện hơn trong đời sống xã hội và tinh thần”
Đôi mắt không nhìn thấy gì nhưng Giang vẫn luôn truyền năng lượng tích cực đến với tất cả mọi người (Ảnh: NVCC) |
Sau giải thưởng đó, Giang được cử tham gia cuộc thi "Thách thức Công nghệ thông tin với thanh niên khuyết tật toàn cầu" được tổ chức tại Hàn Quốc. Đối với Giang, chuyến đi này không chỉ lại mang những giải thưởng mà còn là chuyến đi truyền lửa và nhiệt huyết.
"Trong buổi gặp mặt các đoàn tham gia của cuộc thi, nghe kể có một bạn duy nhất không ngồi ghế được BTC sắp xếp mà lại nằm ra đất. Sau đó em biết được rằng bạn ấy bị liệt toàn thân, thứ duy nhất mà bộ não bạn ấy có thể điều khiển cử động được đó là đôi bàn tay.
Chỉ với đôi bàn tay ấy bạn đó đã làm nên thành tựu về công nghệ, lúc đó em nhận ra khiếm khuyết của bản thân mình không có gì là quá lớn lao cả. Người ta thường ví người khuyết tật như những ngọn nến cong. Nhưng giữa một ngọn nến cong và một ngọn nến thẳng, điểm chung của chúng vẫn đều toả sáng, mỗi người đều có một cách tỏa sáng khác nhau".
Không chỉ "có duyên" tham gia nhiều cuộc thi, Giang cũng có niềm đam mê bất tận với nghề báo. Giang được tuyển thẳng vào khoa Tâm lý, trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, song song với đó, Giang học thêm văn bằng 2 ngành Báo chí.
Trước đó, khi còn là nữ sinh lớp 12, Giang được làm việc tại VOV giao thông trong vòng 3 năm. Sau này khi chương trình tham gia ngừng sản xuất, Giang bắt đầu tự tìm cơ hội đi thử sức những chương trình truyền hình. Năm 2016, Giang đoạt giải Nhất cuộc thi Người dẫn chương trình The Next 2016. Đến năm 2017, Giang nhận được lời mời trở thành MC của chương trình Cuộc sống vẫn tươi đẹp, đánh dấu bước chân đầu tiên của Giang đến với truyền hình, trở thành nữ MC dẫn hiện trường nhưng không nhìn thấy đầu tiên trên sóng truyền hình quốc gia.
Lê Hương Giang trở thành người dẫn chương trình khiếm thị đầu tiên trên truyền hình (Ảnh:NVCC) |
Ngoài ra, Hương Giang còn là đạo diễn phim ngắn “Khi bạn tin bạn có thể - bạn có thể”; người sáng lập Đom Đóm Studio, chuyên sản xuất nhiều talkshow về người khuyết tật phát trên Youtube.
Nói về cuộc hành trình của mình, Giang vẫn luôn tự nhủ rằng mình phải cố gắng hơn nữa để có thể hoàn thành những dự án cho người khiếm thị nói riêng và khuyết tật nói chung, khơi dậy sự tự tin trong họ.
"Em rất thích hình ảnh của những ngôi sao, mặt trời thì chỉ có một nhưng ngôi sao có rất nhiều, mỗi một ngôi sao tỏa ra thứ ánh sáng riêng của mình, trong hoàn cảnh nào thì nó vẫn ở đó và tỏa sáng theo cách riêng của mình dù có ai để ý đến hay không và người khuyết tật cũng vậy, họ luôn tỏa sáng theo một cách khác", Giang chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Nâng cao hiệu quả tiếp thu bài và tạo hứng thú cho học sinh
Gương sáng 19/12/2024 16:28
Những cống hiến thầm lặng của nữ bác sĩ gây mê hồi sức
Gương sáng 07/12/2024 16:39
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Gương sáng 25/11/2024 22:31
Ấn tượng “Người con hiếu thảo” Thủ đô
Gương sáng 25/11/2024 14:33
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo
Gương sáng 15/11/2024 15:05