Hành trình 5 năm tìm lại cuộc sống toàn vẹn cho con trai mắc chứng tự kỷ
Bước đi cùng con trên hành trình tự kỷ | |
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm: “Tiên ông” ghép tế bào gốc chữa tự kỷ, bại não cho trẻ | |
Hà Nội công bố môn thi thứ tư kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT |
Chặng đường 5 năm đong đầy mồ hôi và nước mắt cùng con chiến đấu với chứng tự kỷ được chị Nguyễn Hằng chia sẻ đầy xúc động trong buổi họp mặt Câu lạc bộ gia đình trẻ tự kỷ được tổ chức tại Bệnh viện Nhi Trung ương vừa qua. Theo lời chị Hằng, việc nuôi lớn một đứa trẻ khỏe mạnh đã khó, đồng hành cùng một đứa trẻ với nhiều khác biệt như Nhật Nam lại càng khó khăn gấp bội.
Đối với trẻ được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, can thiệp sớm có vai trò đặc biệt quan trọng (Ảnh minh họa). |
Theo lời chị Hằng chia sẻ: "Tôi từng thấy đất trời bỗng nhiên sụp đổ dưới chân khi nhận ra con mình mắc chứng tự kỷ, từng xót xa như xát muối vào lòng khi nhận được lời khuyên đưa con vào Trung tâm dành cho trẻ khuyết tật. Nhưng chính những lời động viên của bác sĩ tại Bệnh viện đã kéo chị ra khỏi hố sâu tuyệt vọng, tiếp thêm nghị lực cho chị chiến thắng trong hành trình đưa con trở về thế giới của trẻ bình thường".
Chị Hằng cho biết, con trai chị sinh ra hoàn toàn bình thường như các trẻ khác. Tuy nhiên, khi được 26 tháng, con vẫn chưa nói được nhiều như các trẻ đồng trang lứa. Linh cảm có điều gì đó bất thường, gia đình đưa cháu Nhật đến bệnh viện khám thì các bác sĩ nhận định con chỉ chậm hơn trẻ bình thường một chút. Đến 3 tuổi gia đình cho con đi nhà trẻ thì giai đoạn này con tự nhiên mất hẳn ngôn ngữ, không thấy nói năng gì nữa.
Một điều đặc biệt là dù không chịu giao tiếp, nhưng khi được mẹ dạy thì cháu Nhật Nam tiếp thu rất nhanh. “Tôi đã lang thang trên rất nhiều trang mạng, đọc tất cả những bài viết về các bà mẹ nuôi dạy con tự kỷ thành công. Trẻ tự kỷ gắn với hình ảnh, nên mình đã tự tạo ra rất nhiều dụng cụ học tập cho con bằng hình ảnh”, chị Hằng chia sẻ. Cứ như thế, nhận thức của Nhật Nam tiến bộ dần dần. Kết hợp với việc khám định kỳ theo hẹn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau 2 đợt uống thuốc giúp điều chỉnh hành vi thì bé Nhật không phải dùng thuốc nữa mà chỉ hoàn toàn dùng thuốc bổ não.
Tuy nhiên, khó khăn lại ập đến khi Nhật Nam chuẩn bị bước vào lớp 1, chị Hằng lo sợ không trường nào nhận con vào học với nhiều biểu hiện bất thường như vậy. Trong lúc tưởng chừng như chìm vào hố sâu tuyệt vọng không lối thoát, chị lại tìm về với các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tại đây, chị Hằng đã nhận được sự động viên và giúp đỡ của các bác sĩ trên con đường đồng hành chữa chứng tự kỷ của con. Đứng trước băn khoăn cho con ở lại mẫu giáo hay đi học lớp 1, chị đã được bác sĩ Thành Ngọc Minh - Trưởng khoa Tâm thần, Bệnh viện Nhi Trung ương quả quyết: “Tuy còn nhiều hạn chế về giao tiếp nhưng bé Nhật Nam rất sáng dạ. Chị nên cho con vào lớp 1, nếu con không học được thì chị học cùng con, cháu ở lại lớp còn hơn cho cháu học mầm non vì lớp 1 là môi trường có kỷ luật. Điều này tốt hơn cho sự phát triển của cháu”. Khi đó, chị Hằng biết mình cần phải dừng lại hết công việc, tiếp tục con đường này, tiếp tục chiến đấu, đồng hành cùng con.
Đặc biệt, trong suốt quá trình chữa chứng tự kỷ cho con, chị Hằng còn muốn gửi lời cảm ơn tới cô giáo và trường học nơi đã nhận con chị vào học như bao đứa trẻ bình thường khác. “Tôi rất cảm ơn cô giáo dạy lớp 1 đã đồng hành cùng con. Cháu có rất nhiều bất thường trong lớp học nhưng cô chấp nhận hết, có thể do thiên bẩm cháu là đứa trẻ sáng ý cháu đọc, cháu viết được. Trong thời gian đến trường, cô giáo đã hỗ trợ cháu tối đa về việc tập đọc, tập viết, còn tôi chỉ dạy con học toán. Hết lớp 1, cháu biết đọc, biết viết và được lên lớp 2. Đến bây giờ cháu đã gần trở thành như bình thường”, chị Hằng xúc động nhớ lại.
Đây là những bài học quý giá mà chị Hằng rút ra trong quá trình 5 năm tìm lại cuộc đời toàn vẹn cho con với sự đồng hành của gia đình, sự dẫn đường chỉ lối của bác sĩ và tấm lòng bao dung của các thầy cô giáo. Chị chia sẻ, trước đây, vì không hiểu căn bệnh này, chị và gia đình muốn giấu vì không muốn con bị định kiến xã hội. Nhưng giờ chị nhận thấy mình nên chia sẻ để không đứa trẻ nào mắc bệnh bị bỏ qua khoảng thời gian chữa bệnh quý giá ngay từ đầu.
Chia sẻ về chứng tự kỷ, bác sĩ Thành Ngọc Minh cho biết: Đối với trẻ được chẩn đoán mắc tự kỷ, can thiệp sớm có vai trò đặc biệt quan trọng. Sớm có nghĩa là cần phải can thiệp ngay khi trẻ còn bé, ngay sau khi phát hiện ra các dấu hiệu nguy cơ tự kỷ. Can thiệp sớm cho trẻ tự kỷ không chỉ hướng tới đứa trẻ mà còn chú trọng đến cha mẹ và gia đình. Trong đó, độ tuổi được can thiệp tốt nhất là từ 2-4 tuổi. Các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, cần đưa trẻ đi thăm, khám tại các cơ sở y tế để được can thiệp và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00