Hạnh phúc “không ước hẹn”: Câu chuyện tình thi vị của cựu chiến binh Điện Biên Phủ
Cựu chiến binh góp sức đánh “giặc” Covid-19 | |
“Chất lính” trong mùa dịch Covid-19 | |
Hội Cựu chiến binh thị xã Sơn Tây chung tay phòng, chống dịch Covid-19 |
Những ký ức không phai
Những ngày tháng 5/2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 dòng người đổ về thăm di tích lịch sử đồi A1, C1, D1, rừng Mường Phăng, hầm De Castries…nơi mà 66 năm về trước quân và dân ta đã làm nên chiến thắng vang dội đi vào lịch sử 5 châu, chấn động địa cầu không tấp nập như những năm trước. Thế nhưng, không vì vậy mà tại các điểm di tích lịch sử này, lại thiếu vắng đi những người lính chiến trường năm nào với những chiếc áo xanh đã sờn cùng mái tóc pha sương, họ về đây dâng hương tướng nhớ những đồng chí, đồng đội của mình để tri ân những cái chết đã hóa thành bất tử.
66 năm sau chiến dịch Ðiện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, thời gian đã làm cho mảnh đất đầy đạn bom hồi sinh trù phú, nhưng chẳng thể nào làm phai mờ được ký ức về những năm tháng kháng chiến hào hùng. Những chàng trai tuổi đôi mươi, tràn đầy nhiệt huyết cách đây 66 năm từng góp phần làm nên chiến thắng lịch sử, nay đã là các cựu chiến binh bước vào tuổi xưa nay hiếm. Nhưng ở họ vẫn đầy ắp những ký ức không thể nào quên về trận chiến lịch sử Ðiện Biên Phủ, đặc biệt cứ mỗi độ vào những ngày tháng 5 lịch sử này.
Cựu chiến binh Phạm Bá Miều chia sẻ về những ký ức trong chiến thắng Điện Biên Phủ |
Cái duyên đã đưa chúng tôi gặp được ông Phạm Bá Miều (trú tại phường Tân Thanh, TP. Ðiện Biên Phủ) - một trong những người lính từng tham gia chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Ðôi mắt đã mờ, bước chân đã chậm, chàng trai trẻ Phạm Bá Miều năm nào nay đã bước sang tuổi 90, cái tuổi xưa nay hiếm. Nhưng khi nhắc đến chiến dịch Ðiện Biên Phủ, ông Miều vẫn nhớ như in những kỷ niệm về cuộc đời binh nghiệp. Với ông, những ký ức một thời hoa lửa ấy mãi mãi trường tồn với thời gian và không bao giờ phai nhòa.
Ông kể, năm 1949, khi đó vừa tròn 19 tuổi, ông Miều cùng với các bạn bè cùng trang lứa rời quê lúa Thái Bình, lên đường tập kết tại Cao Bằng. Sau đó, ông được phân công vào Ðại đội 13, Tiểu đoàn 8, Trung đoàn 65, Sư đoàn 312. Sau khi được huấn luyện bài bản, năm 1950, ông Miều được chuyển sang Trung đoàn 174, Sư đoàn 316 để tham gia chiến đấu và giữ chức vụ Tiểu đội trưởng. Ðến tháng 2/1954, đơn vị ông được lệnh kéo về khu Tà Lèng, thuộc huyện Ðiện Biên, tỉnh Lai Châu cũ (nay là tỉnh Ðiện Biên) để chuẩn bị cho chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
Là người tham gia từ đầu đến cuối chiến dịch Ðiện Biên Phủ. Mỗi trận đánh đối với ông là một kỷ niệm không bao giờ quên. Nhưng có lẽ trận đánh chiếm Ðồi A1 là để lại nhiều kỷ niệm hơn bao giờ hết. Ông Miều nhớ lại, nhiệm vụ của đơn vị ông lúc đó là vừa chiến đấu vừa kiến trúc công sự, đắp ụ, đào giao thông hào từ Tà Lèng xuống Ðồi A1 - Sở Chỉ huy của địch. Ðặc biệt, đào đường hầm ngầm từ chân Ðồi A1 vào Sở Chỉ huy của địch để đặt khối bộc phá. Lúc đó, Ðiện Biên đang là mùa mưa, bầu trời xám xịt, mưa tầm tã, nhưng hàng trăm chiến sĩ vẫn thay nhau đào hầm ngầm.
Ðất ở Ðồi A1 rất cứng, dụng cụ chỉ có cuốc chim và xẻng gấp thô sơ nên tiến độ bị chậm. Theo kế hoạch, trong 7 ngày phải hoàn thành nhưng phải mất 12 ngày đơn vị ông mới hoàn thành đường hầm ngầm đặt khối bộc phá nặng 960kg. Trong quá trình đào hầm, nhiều chiến sĩ đã hy sinh vì bị ngạt khí. Song với ý chí kiên cường bất khuất, cuối cùng một chiến hào áp sát hầm ngầm địch đã hoàn thành. Thuốc nổ được đóng thành từng bao, mỗi bao có trọng lượng khoảng 20kg để dễ vận chuyển vào điểm tập kết.
Ông Miều xúc động nhớ lại giây phút lịch sử: “Ðúng 20 giờ 30 phút ngày 6/5/1954, khối bộc phá 960kg thuốc nổ được châm ngòi, phá sập toàn bộ hệ thống hầm ngầm, chúng ta chiếm toàn bộ cứ điểm A1 chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Ðây cũng là mệnh lệnh tấn công đợt cuối cùng, tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Ðiện Biên Phủ”.
Hạnh phúc không hẹn ước
Lên đường nhập ngũ khi vừa bước sang tuổi 19, chàng trai trẻ Phạm Bá Miều năm nào với sức trẻ háo hức lên đường, nhưng ít ai biết rằng trong ba lô hành trang hình ảnh người con gái nhỏ nhắn ở quê nhà được ông âm thầm cất kín. Trong bom đạn khốc liệt, bước chân người lính trẻ trải khắp dải đất Cao - Bắc - Lạng đến Thượng Lào, Hạ Lào, rồi cuối cùng dừng tại mảnh đất Ðiện Biên tại Trung đoàn 174, Sư đoàn 316, tham gia Chiến dịch Ðiện Biên Phủ với hàm Tiểu đội trưởng.
Suốt những năm chinh chiến, người thanh niên ấy đã đối mặt với bao nguy hiểm, chứng kiến bao đồng đội hi sinh với nhiều đau thương, mất mát. Những lúc ấy, nụ cười dịu hiền, ánh mắt tin tưởng khi chia tay của người con gái quê nhà lại tiếp thêm động lực cho người lính trẻ thêm kiên cường, vững chí. Nhưng chiến tranh ác liệt, không biết ngày mai ra sao nên Phạm Bá Miều chỉ nhớ thương để đó, mà không dám thư từ hẹn ước, bởi ông sợ người phụ nữ ấy vì mình mà lỡ dở hạnh phúc cả đời…
Ông Miều hạnh phúc với câu chuyện tình đầy bất ngờ nhưng thi vị với người vợ của mình |
Sau ngày giải phóng Ðiện Biên, ông Miều được giao nhiệm vụ hậu chiến, vì thế ông cũng không có thời gian để về Thái Bình thăm gia đình. Ðầu năm 1955, ông Miều nhận được bức thư của gia đình gửi lên giục về làm đám cưới, và thật bất ngờ người mà gia đình ông “chấm” cho con trai lại chính là người phụ nữ mà ông Miều thầm thương, trộm nhớ năm nào. Nhưng vì đang phải thực hiện nhiệm vụ, mặc dù rất vui và hạnh phúc nhưng ông đành viết thư gửi về gia đình báo hoãn đám cưới.
“Cứ tưởng thế là thôi, ai ngờ đầu năm 1956, sau gần 7 năm biền biệt tôi được về phép và trở về quê thăm gia đình. Thật bất ngờ, khi về quê mới biết mình đã có vợ mặc dù chưa được tổ chức cưới hỏi; ngạc nhiên hơn vợ của tôi không ai khác mà đó là cô gái tôi thương nhớ bao lâu. Sau đó tôi mới được biết, đám cưới đã được hai bên gia đình tổ chức theo đúng kế hoạch của 2 gia đình trước đó 1 năm, bất chấp sự vắng mặt của chú rể. Hạnh phúc đến với tôi quá đỗi bất ngờ”, ông Miều nhớ lại.
Bước vào tuổi xưa nay hiếm, thế nhưng hàng chục năm nay ông Miều vẫn luôn tự hỏi, vì sao ngày ấy vợ chồng ông không lời hẹn ước, chiến tranh ác liệt không biết ngày trở về, nhưng vợ ông vẫn một lòng thủy chung chờ đợi để cuối cùng cả hai người đã xây dựng tổ ấm viên mãn trên chính mảnh đất khói lửa. Tự hỏi mình là vậy, nhưng trong câu chuyện ông Miều kề về người vợ quá cố của mình chúng tôi hiểu rằng, hạnh phúc của ông bà không phải tự nhiên mà có, mà đó là sự chân thành, tin tưởng, là tình yêu thuần khiết, không cần hẹn ước của ông bà dành cho nhau.
Chiến tranh đã lùi xa, giờ đây khó có thể phác họa lại được hành trình đầy gian khó và những hy sinh to lớn mà vẻ vang, chói lọi của quân và dân ta năm xưa. Nhưng qua những câu chuyện, những hồi ức của các cựu chiến binh như ông Phạm Bá Miều, phần nào đã cho các thế hệ sau như chúng tôi cảm nhận được niềm tự hào từ các thế hệ cha anh và sẽ luôn ghi nhớ, biết ơn những chiến sĩ đã ngã xuống, anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của dân tộc.
Cũng qua những hồi ức của các cựu chiến binh, chúng tôi thấy được những câu chuyện tình đầy thi vị, chân thành, thủy chung của những người lính nơi tuyến đầu dành cho người mình thương nơi hậu phương. Ðó là tình cảm không hào nhoáng, phô trương mà thật bình dị, đậm sâu và bất ngờ như câu chuyện tình của người cựu chiến binh Phạm Bá Miều với người vợ của mình.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31