Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

(LĐTĐ) Rác thải nói chung, phế liệu nói riêng sẽ trở thành tài nguyên khi được phân loại, xử lý đúng cách. Ngược lại, rác sẽ gây ô nhiễm môi trường trong hiện tại và cả tương lai nếu tiếp tục được chôn lấp tự nhiên mà không được phân loại, xử lý. Xuất phát từ thông điệp đó, gần đây, trên địa bàn Hà Nội đã xuất hiện những gian hàng đổi phế liệu lấy thực phẩm, thu hút được nhiều người tham gia.
Gian hàng đổi chai nhựa, vỏ lon... lấy rau, củ, quả tại Hà Nội

Đổi phế liệu lấy thực phẩm sạch

10h sáng, chị Trần Vân Anh (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) mang theo bìa cứng, chai nhựa đến gian hàng tại số 3 Quốc Tử Giám để đổi lấy rau, củ chuẩn bị cho bữa trưa của gia đình. Chị Vân Anh cho biết, trước đây, chị thường vứt bỏ các loại giấy bìa vào thùng rác hoặc đem đốt bỏ… nhưng từ khi biết đến gian hàng đặc biệt này, chị đã chú ý phân loại rác, phế liệu ngay từ đầu để mang đi đổi.

“Tôi thấy mô hình đổi phế liệu lấy thực phẩm này rất có ý nghĩa và tiện lợi. Ví dụ, khi có một vài đồ nhựa, bìa cứng không còn sử dụng thay vì vứt vào thùng rác, tôi có thể đem đi đổi lấy thực phẩm, thuận tiện vô cùng”, chị Vân Anh chia sẻ.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Chị Trần Vân Anh mang bìa cứng đến gian hàng để đổi lấy thực phẩm. Ảnh: Kim Tiến

Không chỉ chị Vân Anh, những ngày gần đây, rất nhiều người dân trên địa bàn Hà Nội cũng đã có thói quen mang phế liệu để đổi lấy thực phẩm. Việc có thể đổi phế liệu lấy thực phẩm là điều mà họ chưa từng nghĩ tới trước đây. “Ở nhà nhiều vỏ lon, chai nhựa nhưng mùa dịch nên cũng không tìm được mấy người thu mua ve chai để bán. Vứt đi thì thấy phí mà để lại thì chật nhà. May là có chương trình này, vừa giúp mình dọn dẹp được nhà cửa, vừa có thực phẩm tươi sống để ăn”, chị Nguyễn Thị Hương (phường Văn Chương, quận Đống Đa) cho biết.

Cửa hàng mà chị Vân Anh, chị Hương nhắc đến là một trong 6 cửa hàng đổi phế liệu lấy thực phẩm đang được triển khai trên địa bàn quận Đống Đa. Ngoài việc bán rau, củ, quả, thịt, cá... phục vụ nhu cầu khách hàng, các cửa hàng này còn triển khai mô hình đổi phế liệu vỏ lon, giấy bìa, sắt vụn... để lấy thực phẩm. Bảng giá cho mỗi loại rác cũng như nông sản đều được niêm yết công khai. Ví dụ, mỗi kg bìa cứng, túi nilon được mua lại giá 3.000 đồng; một kg nhựa tái chế, sắt vụn giá lần lượt 3.500 đồng đến 9.000 đồng; vỏ chai nhựa được mua với giá 200 đồng. Tất cả phế liệu đều được người dân phân loại trước ở nhà, mang đến cửa hàng được phân loại thêm lần nữa rồi đóng bao, cuối ngày có xe đến thu gom.

Anh Đỗ Bá Tú (Quản lý chuỗi gian hàng bán thực phẩm trên địa bàn quận Đống Đa) cho biết, sau một khoảng thời gian triển khai, người dân đánh giá cao mô hình đổi rác phế liệu lấy thực phẩm. Thậm chí, một số người còn nhiệt tình mang chai lọ, sách báo... đến tặng quầy chứ không cần đổi thực phẩm. Chính vì vậy, hiện nay chúng tôi đã triển khai khoảng 20 cửa hàng ở Hà Nội cũng như tại các địa phương khác. Chúng tôi hi vọng chương trình lan toả những thông điệp ý nghĩa về môi trường tới cộng đồng”.

Thời gian đầu khi mô hình mới triển khai, nhiều người còn bỡ ngỡ nhưng sau đó, mọi người đã quen dần với mô hình và nhiệt tình hưởng ứng. Nhìn chung, người dân đều có ý thức phân loại phế liệu trước khi mang đến và vui mừng khi được đổi lấy thực phẩm thiết yếu mang về. Đặc biệt, người dân đều có ý thức chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19 như: Thực hiện quét mã QR, đeo khẩu trang; khách hàng và người bán được ngăn cách với nhau qua tấm chắn trong suốt, giữ khoảng cách an toàn…

Ông Trần Ngọc Tuấn, phụ trách gian hàng tại địa chỉ số 3 Quốc Tử Giám cho biết, ý tưởng đổi phế liệu lấy thực phẩm bắt nguồn từ tháng 8 khi hai phường Văn Chương, Văn Miếu (quận Đống Đa) bị phong tỏa do phát hiện nhiều ca nhiễm Covid-19.

Là một trong những đơn vị cung ứng thực phẩm cho người dân vùng cách ly, nhận thấy những vỏ hộp, bìa cứng mọi người đặt hàng mang từ ngoài vào vứt đầy đường, công ty chủ quản của các cửa hàng khi đó quyết định thực hiện thu gom. Những vỏ lon, chai nhựa, xoong nồi hỏng sau khi mang đến cửa hàng được cân, đếm rồi quy đổi thành phiếu tương ứng số tiền. Các phiếu này có thể dùng để thanh toán thay tiền mặt khi người dân mua thực phẩm.

Thay đổi ý thức phân loại rác từ nguồn

Hiện nay đơn vị này đã triển khai khoảng 20 địa điểm “Đổi phế liệu lấy thực phẩm sạch”, trên địa bàn Hà Nội. Thực phẩm được dùng để đổi phế liệu ở đây cũng là thực phẩm sạch, từ rau củ quả đến thịt, cá đều có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn VietGAP, đã qua kiểm định, bảo đảm an toàn, không chất bảo quản, không thuốc trừ sâu và không thuốc tăng trưởng. Thời gian qua, mặc dù lượng phế liệu thu được từ chương trình chưa phải là nhiều, tuy nhiên, có thể thấy thông điệp tích cực từ chương trình này cần lan tỏa mạnh hơn nữa.

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn
Tất cả phế liệu đều được người dân phân loại trước ở nhà, mang đến cửa hàng được phân loại thêm lần nữa rồi đóng bao, cuối ngày có xe đến thu gom (Ảnh: Kim Tiến)

“Một trong những giá trị tích cực và lớn lao nhất là gia tăng ý thức bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực của mỗi người vào việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, đặc biệt là từ rác thải của một đô thị lớn như thành phố Hà Nội với dân số cả chục triệu người”, ông Trần Ngọc Tuấn chia sẻ.

Khi biết đến mô hình “đổi phế liệu lấy thực phẩm”, bà Hồ Thị Minh Tâm (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm) tỏ ra rất phấn khởi. Bà Tâm cho biết: Bình thường không phải ai cũng dành thời gian để phân loại rác thải trong gia đình, thậm chí còn đổ rác không đúng nơi quy định. Trong lúc dịch bệnh cũng khó tìm được người thu mua phế liệu, mô hình “đổi phế liệu lấy thực phẩm” vừa giúp người dân có ý thức phân loại rác thải, dọn dẹp nhà cửa, vừa có thể mua được thực phẩm an toàn. “Môi trường sống đang bị đe dọa bởi thực trạng ô nhiễm rác thải nhựa. Sự xuất hiện của mô hình “đổi rác lấy thực phẩm sạch” góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân Thủ đô”, bà Tâm cho biết.

Có thể thấy, rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống, phát sinh từ các hoạt động trong đời sống con người. Với tốc độ phát triển của xã hội hiện nay, rác thải ngày càng được thải ra nhiều hơn với những thành phần ngày càng phức tạp và đa dạng. Tại nhiều gia đình, tình trạng thức ăn thừa, túi ni lông, giấy vụn... để lẫn lộn rồi mang đi đổ khá phổ biến.

Những năm qua, chính quyền, ngành chức năng trên địa bàn Hà Nội cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc thu gom, xử lý rác thải, việc phân loại rác thải tại nguồn. Bên cạnh đó, nhiều chương trình hay, ý nghĩa nhằm lan tỏa việc bảo vệ môi trường cũng được chú ý. Ví dụ, trong năm 2020, Công ty TNHH Một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã tổ chức chương trình đổi rác thải tái chế lấy quà tặng tại một số quận trung tâm; hay một số chương trình đổi rác lấy cây cũng đã thu hút được đông đảo người trẻ tham gia.

Phân loại rác thải tại nguồn là một trong những khâu quan trọng đầu tiên của quy trình xử lý rác, giúp giảm thiểu chi phí từ quá trình thu gom, vận chuyển đến xử lý. Không chỉ có vậy, một phần rác có thể tái chế sau khi được phân loại sẽ là nguồn tài nguyên hữu ích đem lại kinh tế và giải quyết được bài toán môi trường. Quan trọng hơn là việc làm này không khó, mỗi người dân, gia đình đều có thể phân loại rác trong đời sống, sinh hoạt của mình. Do vậy, các chương trình như: Đổi phế liệu lấy thực phẩm hay đổi rác lấy quà cần được tiếp tục nhân rộng nhằm nâng cao ý thức và hình thành thói quen mới cho người dân Thủ đô, góp phần tích cực bảo vệ môi trường sống./.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá vàng vẫn tiếp tục tăng

Giá vàng vẫn tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Mặc dù Ngân hàng Nhà nước đã có các động thái can thiệp để hạ nhiệt thị trường vàng, song thực tế giá vàng vẫn cứ tăng.
Vàng miếng SJC chênh lệch giá "khủng" so với vàng thế giới

Vàng miếng SJC chênh lệch giá "khủng" so với vàng thế giới

(LĐTĐ) Chỉ trong vài ngày, giá vàng miếng SJC trong nước liên tục tăng sốc, lập đỉnh mới và bỏ xa giá vàng thế giới, gây choáng váng cho người tiêu dùng lẫn giới chuyên gia tài chính.
Đêm nhạc Westlife - The Hits Tour 2024 được tổ chức vào tháng 6

Đêm nhạc Westlife - The Hits Tour 2024 được tổ chức vào tháng 6

(LĐTĐ) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản đồng ý cấp phép tổ chức biểu diễn cho nhóm nhạc Westlife tại Hà Nội vào tháng 6 năm nay.
TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

TRỰC TUYẾN: Chuyên đề “Chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội”

(LĐTĐ) Sáng nay (11/5), tại Công ty Cổ phần Cơ khí chính xác và chuyển giao công nghệ (Lô CN 2) - Khu công nghiệp Phú Nghĩa (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến - truyền thông chính sách chuyên đề: “Chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Sáng nay (11/5), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: Chính sách pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/5: Chiều tối và đêm có mưa rào, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 11/5: Chiều tối và đêm có mưa rào, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 11/5, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng.
Vi phạm nồng độ cồn, tài xế quanh co lí do ăn nhiều dưa và cà muối

Vi phạm nồng độ cồn, tài xế quanh co lí do ăn nhiều dưa và cà muối

(LĐTĐ) Khi tổ công tác thông báo mức vi phạm nồng độ cồn ở mức 0,076mg/lít khí thở, người đàn ông tỏ ra bất ngờ, và cho rằng bản thân không sử dụng rượu, bia mà chỉ ăn hoa quả sau bữa ăn; hoặc đã ăn nhiều dưa và cà muối nên mới phát sinh nồng độ cồn...

Tin khác

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

Dấu ấn về trận chiến Điện Biên Phủ của xạ thủ Lê Bình

(LĐTĐ) Trong trận chiến Điện Biên Phủ, chiến sĩ Lê Bình và đồng đội của mình khi ấy còn rất trẻ, ôm những gói bộc phá đi đầu tạo cửa mở, phá hàng rào dây thép gai bao quanh đồn địch để quân ta xung phong đánh vào trung tâm đồn giặc.
Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 2.000 phụ nữ Mỹ Đức đồng diễn dân vũ chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mỹ Đức phát động hội viên phụ nữ huyện đồng loạt thực hiện màn đồng diễn dân vũ tại 22 xã, thị trấn.
Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Ấn tượng những màn đồng diễn “tạo hình” con số 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, và hướng tới Kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô các cấp hội phụ nữ ở Thủ đô Hà Nội đã thực hiện màn đồng diễn dân vũ, "tạo hình" cờ đỏ sao vàng và con số 70 lịch sử. Với sự sáng tạo và luyện tập miệt mài, phụ nữ Thủ đô đã tạo nên những hình ảnh đẹp mắt, ấn tượng để kỷ niệm ngày trọng đại này.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

Mê mẩn ngắm Hà Nội mùa cây xanh lá

(LĐTĐ) Những ngày này, đi qua các tuyến phố của Hà Nội không khó để bắt gặp hình ảnh những hàng cây đã thay lá và bật chồi xanh non. Màu xanh mơn mởn của cây khiến đường phố Hà Nội trở nên đẹp lạ kỳ và tràn đầy sức sống.
Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

Vùng đất bãi "lột xác" nhờ gắn nông nghiệp với du lịch cộng đồng

(LĐTĐ) Nhắc đến vùng bãi Giang Biên, quận Long Biên (Hà Nội) là nói tới vùng đất ven đô nổi tiếng với nghề trồng rau, bện thừng và đan võng. Tuy nhiên, đến Giang Biên thời điểm này, kinh tế của vùng đất bãi đã có nhiều sự đổi thay. Nơi đây, nhiều hộ nông dân đã biết cũng nhau xây dựng các sản phẩm, mô hình du lịch nông nghiệp xanh, mang đến trải nghiệm hấp dẫn cho du khách.
Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

Đặc sắc Lễ hội chùa Tây Phương

(LĐTĐ) Chùa Tây Phương (huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong những di tích có kiến trúc đẹp nhất của xứ Đoài. Đặc biệt, từ xưa đến nay, Lễ hội chùa Tây Phương là một nét đẹp văn hóa truyền thống, một sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thạch Thất và du khách, phật tử thập phương.
Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

Công an quận Hoàn Kiếm giúp du khách nước ngoài đi lạc tìm về nơi lưu trú

(LĐTĐ) Chiều 13/4, Chỉ huy Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm cho biết, đơn vị vừa giúp một nam du khách nước ngoài bị lạc, không nhớ khách sạn đang lưu trú. Nam du khách này tỏ cảm kích khi được Công an Việt Nam nói chung và Công an quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Trống nói riêng tận tình giúp đỡ.
Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

Đình Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 tuổi tại đất kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm nép mình ngay dưới chân cầu Thăng Long, ven đê sông Hồng, đình làng Nhật Tảo - ngôi đình cổ hơn 600 năm tuổi là nhân chứng lịch sử của nhiều sự kiện trọng đại nơi mảnh đất Thăng Long Hà Nội. Ngoài ra đây còn là công trình kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng có giá trị nhiều mặt trong kho tàng di sản văn hoá nước nhà.
Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

Công an phường Hàng Trống trao trả tài sản bị thất lạc cho du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Ngay sau khi tiếp nhận thông tin du khách nước ngoài bị mất tài sản trên địa bàn, Công an phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, đã khẩn trương xác minh, tìm được chiếc điện thoại và trao trả cho du khách.
Xem thêm
Phiên bản di động