Hàng made in VN đang thiếu tự tin trên sân nhà

Trung tuần tháng 3/2015, tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra lễ tôn vinh, trao giải thưởng “Sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cho 100 DN xuất sắc nhất. Bên cạnh những điểm sáng được coi là tín hiệu vui thì trên thực tế nếu không có kế hoạch phát triển bền vững sẽ có nhiều doanh nghiệp ”thua” ngay trên sân nhà.

Từ hạn chế của hàng bình ổn giá

Theo một số chuyên gia kinh tế, ngoài vấn đề mạng lưới phân phối, việc liên kết của các DN tham gia cung ứng hàng bình ổn giá với các cửa hàng nhỏ lẻ trong khu dân cư, chợ truyền thống, bà con tiểu thương… còn lỏng lẻo, nên hàng bình ổn vẫn khó đến được tay người tiêu dùng.

Bà Nguyễn Thị Vân (Cầu Giấy) cho biết:“Thông thường, những điểm bán hàng bình ổn thường chỉ tập trung ở các siêu thị, xa khu dân cư, cho nên nếu mất thêm chi phí đi lại và cộng thêm tiền gửi xe, tính ra cũng không tiết kiệm được là bao. Mặt khác, danh mục hàng hóa hạn chế, thậm chí có những mặt hàng giá cao hơn bên ngoài nên việc mua sắm tại những điểm này đôi khi chỉ là lựa chọn lúc nhỡ nhàng.Hiện trên địa bàn Hà Nội, có đến hơn 600 điểm bán hàng bình ổn giá, nhưng nhiều người dân vẫn chưa mặn mà".

Anh Nguyễn Huy Hoàng (Công ty TNHH sản xuất và thương mại Hoàng Mai) cho biết: “Đời sống người dân đang ngày một cải thiện, ngoài quan tâm đến giá sản phẩm thì các gia đình còn để ý đến mẫu mã, chất lượng và nhất là độ an toàn. Việc thành phố cùng doanh nghiệp tổ chức đưa hàng hóa về tận nơi giúp bà con vừa có cơ hội tiếp cận nguồn hàng hóa bảo đảm chất lượng, vừa giảm bớt thời gian, chi phí đi lại... Tuy nhiên anh Hoàng cho biết, những dòng sản phẩm chất lượng và có giá thành hợp lý thường bị nhiều cơ sở tư nhân làm nhái ví như bánh gạo Richy. Không khó khi tìm mua những sản phẩm bánh gạo được làm thủ công, nứt vỡ được bán theo cân tại cửa hàng tạp hóa. Thậm chí những mặt hàng giày dép, quần áo... bị làm nhái muốn tiêu thụ nhanh, nhiều chủ cửa hàng không ngần ngại tự gắn mác “hàng công ty bị lỗi”.

Các mặt hàng ở điểm bình ổn giá còn đơn điệu

61000

Đến tâm lý sính ngoại

Không lo ngại khi cộng đồng kinh tế Asean hình thành
“Việc hình thành cộng đồng kinh tế Asean sẽ giảm thuế cho nhiều mặt hàng khi nhập khẩu vào Việt Nam. Tuy nhiên điều này không đáng lo ngại bởi chúng ta đang có một số mặt hàng có lợi thế như hàng tiêu dùng hay danh mục hơn 20 mặt hàng nông sản...đã có thương hiệu. Đây là một trong những nội dung chúng ta mở cửa thận trọng, theo lộ trình và là biện pháp để khuyến khích đầu tư trong nước, tạo cơ hội doanh nghiệp trong nước bán buôn, bán lẻ củng cố thị trường. Do đó cho đến nay thị trường bán lẻ của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chiếm 97% tổng lượng hàng hóa giao dịch trên thị trường, nước ngoài chỉ có 3%” – chuyên gia kinh tế TS. Nguyễn Minh Phong nhận định.

Thực tế cho thấy, sự tham gia của các mặt hàng ngoại nhập tạo nên những điểm nhấn không thể không công nhận như việc hàng tiêu dùng Thái Lan thắng đậm trong dịp tết cổ truyền của Việt Nam hay những sản phẩm bánh kẹo của Indonesia khi xuất khẩu sang Việt Nam cũng có nhiều phản hồi tích cực. Điều đó cho thấy người tiêu dùng, thực sự đang có thêm nhiều sự lựa chọn.

Thế nhưng, việc nhiều doanh nghiệp Việt chọn cách đặt tên Tây hóa cho sản phẩm của mình, khiến không ít người cho rằng điều đó thể hiện sự thiếu tự tin của doanh nghiệp ngay trên sân nhà.

Trao đổi với ông Huy Phong - Giám đốc công ty Cổ phần Huy Phong (Hà Nội), chúng tôi được biết, việc đặt tên, đổi tên cho sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tâm lý "sính" ngoại của người tiêu dùng được đặt lên hàng đầu. Cụ thể, doanh nghiệp của ông Phong phải đặt ba cái tên nước ngoài cho một sản phẩm giấy, nhưng phục vụ mục đích khác nhau (giấy vệ sinh, giấy dùng cho bữa ăn, giấy ướt...), là Napkin, Oreca và Kent… Nhiều người cho rằng, sản phẩm được sản xuất hoàn toàn ở Việt Nam gắn tên nước ngoài chẳng khác nào vọng ngoại.

Ông Phong lý giải, sản phẩm tên thuần Việt gắn với lịch sử ra đời và phát triển của nó như cà phê Trung Nguyên, chè Thái Nguyên là hoàn toàn hợp lý. Các sản phẩm phải nhập nguyên liệu để sản xuất thì tên gì cũng được. Trên thực tế, người Việt chưa có thói quen sử dụng giấy ăn cao cấp, nên gắn những cái tên nước ngoài vào, sản phẩm còn là thông điệp hướng người tiêu dùng tới một thói quen lịch sự và đẳng cấp hơn.

Quan điểm của ông Phong cũng là quan điểm của không ít doanh nghiệp. Bởi thế, những sản phẩm Việt được đặt tên Tây hóa ngày một nhiều. Song thực tế, các tên chỉ gây sự chú ý ban đầu, chất lượng mới khẳng định được nguyên tắc và vị thế của sản phẩm, chứ không hẳn cái tên mới tạo ra “đẳng cấp”.

Chị Ngọc Anh (Ngọc Hồi, Thanh Trì) cho biết: Là người tiêu dùng, tôi không quan trọng lắm cái tên sản phẩm thuần Việt hay Tây hóa. Tôi quan tâm đến chất lượng sản phẩm. Tôi có thói quen mua quần áo của các DN Việt Nam chất lượng cao như dệt kim Đông Xuân, len Mùa Đông. Cũng theo chị Ngọc Anh, thương hiệu Việt bây giờ đang bị Tây hóa ít nhiều. Mới nghe cái tên kêu kêu thấy cũng hay, nhưng nghe nhiều thì thấy nhàm.

Tuệ Liên

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

Đoàn LHCĐ thành phố Seoul chào xã giao Tổng LĐLĐ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Thủ đô Hà Nội từ 7-11/5, chiều 7/5, Đoàn đại biểu cấp cao Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc) do ông Kim Hae Gwang - Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ Thành phố Seoul làm Trưởng đoàn đã tới chào xã giao Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam. Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Đối ngoại Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đức Thịnh tiếp đoàn.
Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

Nâng cao mối quan hệ hợp tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và LHCĐ thành phố Seoul

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã chủ trì tiếp xã giao Đoàn đại biểu Liên hiệp Công đoàn (LHCĐ) thành phố Seoul (Hàn Quốc), do Phó Chủ tịch Thường trực LHCĐ thành phố Seoul Kim Hae Gwang dẫn đầu.
Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Hành trình “Theo dấu chân Người” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) “Theo dấu chân Người” là chủ đề hoạt động trong suốt tháng 5/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) nhằm hướng tới kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh; 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - ngày Truyền thống bộ đội Trường Sơn.
Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hơn 420.000 tác phẩm dự thi vẽ tranh kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tỉnh Điện Biên tổ chức Cuộc thi “Vẽ tranh của thiếu niên, nhi đồng về Chiến thắng Điện Biên Phủ và hình ảnh Điện Biên Phủ hôm nay”.
TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

TP.HCM: Bắt 2 đối tượng vận chuyển hơn 600kg pháo nổ

(LĐTĐ) Ngày 7/5, thông tin từ Công an Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, Công an quận Bình Tân, vừa triệt phá, khởi tố 2 đối tượng tham gia đường dây vận chuyển pháo nổ, thu giữ hơn 600kg pháo nổ các loại.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

Chuẩn bị chu đáo để các kỳ thi, tuyển sinh đạt chất lượng, an toàn

(LĐTĐ) Chiều 7/5, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì họp Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) Thành phố năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh Thành phố năm học 2024 - 2025.

Tin khác

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu 85,3 triệu đồng/lượng

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục đấu thầu vàng miếng, giá tham chiếu 85,3 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Ngân hàng Nhà nước đã có thông báo tổ chức đấu thầu vào lúc 9h30 sáng ngày 8/5 gửi các tổ chức tín dụng doanh nghiệp tham gia đấu thầu vàng.
Gần 20 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm

Gần 20 ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm

(LĐTĐ) Động thái tăng lãi suất của nhiều ngân hàng đang là tâm điểm đáng chú ý trên thị trường tiền tệ và điều đặc biệt là làn sóng đang lan rộng ra nhiều ngân hàng chứ không chỉ ở một vài ngân hàng.
Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế vùng Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định 376/QĐ-TTg, ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Vàng miếng SJC tăng sốc lên 87.5 triệu đồng/lượng

Vàng miếng SJC tăng sốc lên 87.5 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng SJC không ngừng tăng sốc, hiện đang được niêm yết 87.5 triệu đồng/lượng. Vàng miếng SJC trong nước liên tục xác lập các đỉnh cao mới, tăng 1 triệu đồng/lượng ở cả 2 chiều so với cuối ngày hôm qua (6/5), bất chấp giá vàng thế giới diễn biến ra sao.
Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

Hôm nay, lãi suất ngân hàng đồng loạt tăng

(LĐTĐ) Sáng nay (6/5), thêm nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất tiền gửi ở hầu hết các kỳ hạn.
Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

Giá vàng miếng chỉ cách mốc 86 triệu đồng trong gang tấc

(LĐTĐ) Giá vàng trong nước sáng nay (6/5) tiếp tục tăng cao, thiết lập mức kỷ lục mới và sắp chạm mốc 86 triệu đồng/lượng.
Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

Nhìn lại giá vàng sau 1 tuần biến động

(LĐTĐ) Giá vàng tuần qua vẫn lên xuống thất thường. Các nhà đầu tư kỳ vọng, với sự vào cuộc quyết liệt của Ngân hàng Nhà nước, tuần tới thị trường vàng sẽ đi vào thế ổn định.
Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

Nhiều vườn nho ở Ninh Thuận chết héo vì khô hạn

(LĐTĐ) “Nắng, thiếu nước, vườn nho sắp héo khô hết rồi”. Đó là những câu nói thường xuyên được nhắc đến của nhiều hộ dân trồng nho tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận vào thời điểm này.
Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

Không sử dụng điện mặt trời mái nhà cho mục đích kinh doanh, mua bán điện

(LĐTĐ) Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 4/5, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về tiến độ ban hành các chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu.
Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

Việt Nam sẵn sàng "dọn tổ" để đón “đại bàng” công nghệ

(LĐTĐ) Các tập đoàn nước ngoài đánh giá rất cao sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc theo đuổi, phát triển ngành công nghiệp bán dẫn, chip, điện tử…
Xem thêm
Phiên bản di động