Hạn chế quảng cáo tại một số khu vực nội đô Hà Nội

Thành phố Hà Nội yêu cầu các địa điểm như Quảng trường 19/8 (Nhà hát Lớn Thành phố); Quảng trường 1/5 (Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô); các tuyến phố Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ; khu vực ngã 5 Cửa Nam; khu vực mặt tiền Ga Hà Nội… là các khu vực hạn chế quảng cáo.
Dũng “Vova” lĩnh án tù về tội Tuyên truyền chống phá Nhà nước Hà Nội phấn đấu đạt GRDP/người từ 139-141 triệu đồng trong năm 2022

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 975/QĐ-UBND kèm theo “Quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch, kiến trúc tại khu vực các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội”.

Quy chuẩn có hiệu lực từ ngày 10/4/2022. Theo đó, Quy chuẩn này quy định các nội dung bắt buộc phải tuân thủ trong quá trình lập, thẩm định và phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết, thiết kế đô thị, tổng mặt bằng dự án đầu tư trên địa bàn 4 quận nói trên.

Cụ thể, quy chuẩn kỹ thuật gồm các quy định kỹ thuật về quy hoạch không gian phân khu trong phạm vi 4 quận, phạm vi ranh giới các khu vực thuộc 4 quận; yêu cầu về chỉ tiêu sử dụng đất; yêu cầu về các công trình dịch vụ - công cộng; quy hoạch sử dụng đất tại các cơ sở công nghiệp, y tế, giáo dục, cơ quan sau khi di dời; quy hoạch sử dụng đất hỗn hợp.

Đối với quy định về sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất phải ưu tiên quỹ đất cho việc bố trí các công trình dịch vụ - công cộng, đất cây xanh công viên và hạ tầng kĩ thuật đô thị đảm bảo tiếp cận dần đạt đến chỉ tiêu của các khu vực đô thị mới.

UBND Thành phố cũng quy định, quỹ đất sau khi di dời các cơ sở công nghiệp, y tế, giáo dục, cơ quan tại 4 quận cần được tính toán cân đối về quy hoạch, phải dành tối thiểu 50% quỹ đất bổ sung các công trình công cộng, các tiện ích đô thị còn thiếu như trường học, công viên, cây xanh, thể dục thể thao, bãi đỗ xe, hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Các công trình trường học xây dựng không quá 5 tầng

Theo quy định, các trường mầm non được xây dựng tối đa 4 tầng. Tầng 4 chỉ phục vụ cho các công trình phụ trợ, không bố trí phòng học. Các công trình trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông xây dựng không quá 5 tầng. Phòng học của học sinh được bố trí từ tầng 4 trở xuống. Gara ô tô không bố trí dưới tầng hầm khối nhà học.

Hạn chế quảng cáo tại một số khu vực nội đô Hà Nội
Thành phố yêu cầu quy hoạch sử dụng đất phải ưu tiên quỹ đất cho việc bố trí các công trình dịch vụ - công cộng (ảnh minh họa).

Thành phố cho phép kết hợp bố trí trường mầm non tại tầng 1 và 2 các công trình chung cư nhưng phải bảo đảm diện tích sân chơi, lối đi riêng phục vụ học sinh và các quy định về an toàn vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật và các quy định chuyên ngành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế. Chỉ tiêu tính toán 1,1m2 sàn/người hoặc 15,2m2 sàn/trẻ và phải bảo đảm đủ các công năng theo quy định.

Trong trường hợp hiện trạng của khu vực quy hoạch không thể bổ sung diện tích cây xanh sử dụng công cộng bảo đảm quy định, đồ án quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị phải đề xuất bổ sung cây xanh, không gian mở trong các lô đất và bảo đảm mọi người dân được tiếp cận, sử dụng.

Đối với quảng cáo, biển quảng cáo, biển hiệu, theo quy định về quảng cáo, Quảng trường Ba Đình, hồ Hoàn Kiếm và khu vực bao quanh hồ, khu vực phố cổ, các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng, trụ sở của các cơ quan; khu vực phạm vi hành lang an toàn đường bộ tại các vị trí giao lộ, vòng xoay là những khu vực không quảng cáo.

Khu vực hạn chế quảng cáo gồm: Quảng trường 19/8 (Nhà hát Lớn thành phố); Quảng trường 1/5 (Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Xô); các tuyến phố Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ (từ Hàng Bông đến Nguyễn Tri Phương); khu vực ngã 5 Cửa Nam; khu vực mặt tiền Ga Hà Nội; trên các hồ nước của Thành phố; thân các cột đèn chiếu sáng đô thị.

Mặt tiền ngôi nhà, biển quảng cáo không được sử dụng các vật liệu có độ phản quang lớn hơn 70% hoặc sử dụng các vật liệu có độ phản quang cao chiếm diện tích lớn hơn 50% diện tích biển quảng cáo đó.

Bảo tồn các cây cổ thụ có giá trị

UBND Thành phố quy định khi cải tạo xây dựng đô thị cũ và thiết kế quy hoạch đô thị mới cũng như quy hoạch xây dựng các điểm dân cư tại 4 quận lõi, cần nghiên cứu bảo tồn hoặc sử dụng hợp lý các khu cây xanh hiện có, đặc biệt với các cây cổ thụ có giá trị.

Không gian cây xanh phải được gắn kết với nhau thành một hệ thống hoàn chỉnh, liên tục. Các quận ưu tiên tận dụng đất ven hồ và các khoảng trống hình thành trong quá trình cải tạo, tái thiết đô thị để dành cho cây xanh, thảm cỏ.

Quy hoạch và trồng cây xanh sử dụng công cộng không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, làm hư hại công trình kiến trúc, hạ tầng, kỹ thuật đô thị, không gây nguy hiểm tới người sử dụng và môi trường sống của cộng đồng.

Các hè phố có kích thước mặt cắt ngang từ 3m trở lên cần xem xét bố trí dải bồn hoa tại vị trí tiếp giáp với lòng đường để tăng cường diện tích cây xanh, tạo cảnh quan và chống lấn chiếm vỉa hè.

Hạn chế quảng cáo tại một số khu vực nội đô Hà Nội
UBND Thành phố quy định cần nghiên cứu bảo tồn hoặc sử dụng hợp lý các khu cây xanh hiện có, đặc biệt với các cây cổ thụ có giá trị.

Cạnh đó, UBND Thành phố cũng có quy định về hạ tầng kỹ thuật. Cụ thể, theo quy hoạch hệ thống đường, việc cải tạo và nâng cấp mặt đường phải phù hợp với cao độ nền quy hoạch, không được tôn cao gây úng ngập cục bộ và làm ảnh hưởng đến thoát nước các công trình, khu vực lân cận.

Tại các nút giao của các tuyến đường mở mới, mặt tiền công trình hoặc hàng rào phải được vạt góc theo quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành. Trong trường hợp không thể bảo đảm kích thước vạt góc, cho phép sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác thay thế như dùng gờ giảm tốc, giải phân cách, biển báo, đèn tín hiệu.

Trong các khu vực tái thiết đô thị, các tuyến đường cấp nội bộ xây dựng mới phải bố trí vỉa hè rộng tối thiểu 4m để trồng cây xanh, bố trí lối đi riêng cho đường xe đạp, lối đi cho người tàn tật.

Đối với cầu, hầm chui cho người đi bộ phải được bố trí tại các nút giao thông có lưu lượng xe và người đi bộ lớn; nút giao giữa đường đô thị với đường sắt; các vị trí gần ga tàu điện, điểm đỗ ô tô, sân vận động... Hầm và cầu đi bộ phải được thiết kế theo lưu lượng tại giờ cao điểm nhưng phải đảm bảo bề rộng tối thiểu là 3m đối với hầm đi bộ và 2m đối với cầu đi bộ. Đảm bảo các yêu cầu về thoát nước, thông gió, chiếu sáng, phòng chống cháy nổ, thoát hiểm khi có sự cố.

Mỗi phường phải bố trí 1-2 điểm chung chuyển tập kết rác thải

Về quy hoạch công trình ngầm và công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm trong đô thị phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ, liên hoàn, kết nối về không gian thuận tiện , an toàn với giao thông trên mặt đất và vớ các công trình công cộng ngầm, công trình công cộng trên mặt đất liền kề.

Cũng theo quy chuẩn, chủ đầu tư các công trình cao tầng, khu nhà ở, nhóm nhà ở, khu chung cư cũ khi xây dựng mới phải đầu tư các công trình ngầm hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt, sử dụng chung các đường dây điện lực, cáp chiếu sáng, cáp truyền hình, viễn thông liên lạc bảo đảm không gian xây dựng ngầm và tiết kiệm chi phí đầu tư, bảo đảm mỹ quan khu đô thị và thuận tiện trong quá trình quản lý, vận hành và duy trì sau này.

Tầng hầm của công trình được phép xây dựng phải trùng chỉ giới đường đỏ hoặc phạm vi sử dụng đất được xác định theo văn bản pháp lý về đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trường hợp xây dựng các công trình ngầm nhằm mục đích kết nối với các tuyến, đầu mối giao thông công cộng có thể vượt quá chỉ giới đường đỏ nhưng phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý quy hoạch đô thị.

UBND Thành phố yêu cầu trên các tuyến đường phố và các khu vực như quảng trường, công viên cây xanh… tại 4 quận phải bố trí các thùng rác công cộng. Thùng rác công cộng phải bố trí thu gom rác thải hữu cơ dễ phân hủy tách riêng với thu gom rác thải khó phân hủy.

Mỗi phường phải bố trí 1-2 điểm trung chuyển, tập kết thu gom rác thải tạm thời có kết cấu bao che, tường chắn đảm bảo có đường cho xe ra vào…

UBND Thành phố cũng đề nghị tại các quảng trường, nhà ga, tuyến đi bộ, đường phố chính, các khu vực tập trung đông người và khách du lịch khác phải bố trí nhà vệ sinh công cộng. Địa điểm phải được bố trí trong các công trình công cộng, có biển chỉ dẫn đảm bảo việc tiếp cận từ các tuyến phố chính thuận tiện.

P.Ngân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc tập trung tổ chức hiệu quả các hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình cũng chú trọng triển khai đồng bộ các giải pháp để phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai, trong tổng số các ca mắc bệnh phần lớn chưa được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng chống sởi.
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Đoàn kiểm tra, giám sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công và việc thực hiện chính sách pháp luật đối với lao động nữ tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội và Công đoàn Công ty Cổ phần Nhựa Hà Nội.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

Gỡ vướng cơ chế để doanh nghiệp bứt tốc trong chuyển đổi số

(LĐTĐ) Thương mại điện tử được dự báo tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành “sân chơi tỷ đô” giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Hà Nội nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, buộc các doanh nghiệp phải bắt tay vào thực hiện chuyển đổi số…
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất

(LĐTĐ) Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, việc tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt.

Tin khác

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố

(LĐTĐ) Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã xem xét thông qua Nghị quyết Quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được chuyển sang biên chế hành chính

(LĐTĐ) Tại kỳ thứ 19, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khoá XVI được tổ chức sáng 19/11, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Đảm bảo Luật Thủ đô năm 2024 sớm đi vào cuộc sống

Đảm bảo Luật Thủ đô năm 2024 sớm đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 19 được tổ chức ngày 19/11, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024. Kỳ họp được tổ chức là sự chủ động, kịp thời của HĐND, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố trong triển khai Luật Thủ đô, đảm bảo Luật sớm đi vào cuộc sống.
Sáng nay 19/11, khai mạc kỳ họp thứ 19 HĐND Thành phố khoá XVI

Sáng nay 19/11, khai mạc kỳ họp thứ 19 HĐND Thành phố khoá XVI

(LĐTĐ) Hôm nay (19/11), Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề), xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố.
Chung tay cùng Thành phố đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chung tay cùng Thành phố đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn, năm 2025, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, kinh nghiệm, vận động, tập hợp nhân dân đoàn kết, chung tay cùng Thành phố thực hiện các dấu mốc phát triển mới, đóng góp cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hà Nội: Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

Hà Nội: Tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng

(LĐTĐ) Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đang tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, chậm tiến độ. Các sở, ngành được chỉ đạo giám sát, tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ. Sở Tài chính và Kế hoạch chủ trì kiểm tra, hướng dẫn, đề xuất phương án xử lý, đảm bảo tuân thủ pháp luật.
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để lắng nghe ý kiến của nhân dân

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để lắng nghe ý kiến của nhân dân

(LĐTĐ) Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài chia sẻ, Ngày hội đại đoàn kết không chỉ là dịp tôn vinh các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn là dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền gặp gỡ, tiếp xúc và lắng nghe ý kiến của nhân dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, củng cố niềm tin của nhân dân đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động