Hà Nội: Tổng thu ngân sách ước thực hiện 279.359 tỷ đồng

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 của thành phố Hà Nội ước thực hiện 279.359 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019.
Thường trực Thành ủy Hà Nội sẽ làm việc với 5 huyện đang phát triển lên quận 107 thí sinh tham dự Hội thi thợ giỏi trong công nhân lao động các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội lần thứ VII Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Vì sao trong khó khăn của dịch Covid-19 kinh tế Thủ đô vẫn tăng trưởng tích cực?

Ngày 28/11, tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hà Nội khóa XVII, đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Dân vận Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã trình bày báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 và 5 năm 2016-2020; định hướng phát triển 5 năm 2021-2025 và kế hoạch năm 2021.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản trình bày báo cáo tại hội nghị
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản trình bày báo cáo tại hội nghị

Đồng chí Nguyễn Doãn Toản cho biết, dù tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, nhất là ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19 nhưng dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Hà Nội đã làm tốt "nhiệm vụ kép", đạt nhiều kết quả tích cực.

Theo đó, dịch Covid-19 đã cơ bản được kiểm soát. Kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá; năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh được cải thiện; các cân đối lớn được đảm bảo. Tăng trưởng GRDP năm 2020 ước đạt 3,94%, tuy không đạt kế hoạch (7,5%) nhưng là mức cao so với các tỉnh, thành phố và mức chung của cả nước. Bình quân giai đoạn 2016-2019, GRDP tăng 7,36%.

Năm 2020, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, hầu hết các chỉ tiêu tăng trưởng ước đạt được thấp hơn trung bình giai đoạn 2016-2019, bình quân giai đoạn 2016-2020 GRDP tăng 6,67% (cả nước ước 5,9%). Quy mô GRDP năm 2020 ước đạt 1,024 triệu tỷ đồng, khoảng 43,5 tỷ USD; GRDP bình quân đầu người ước đạt 5.250 USD, tăng 1,43 lần so với năm 2015, gấp 1,9 lần bình quân cả nước.

Năng suất lao động năm 2020 ước đạt 253 triệu đồng, gấp 1,65 lần bình quân cả nước; tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2016-2020 tăng 5,73%. Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2019 tăng 15 bậc lên vị trí thứ 9.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tăng từ 85,75% lên 86,1%. Các ngành kinh tế được cơ cấu lại, vận hành hiệu quả hơn.

Ngành công nghiệp, xây dựng năm 2020 duy trì tăng trưởng khá 6,76%, trong đó công nghiệp tăng 5,64%; bình quân 5 năm 2016-2020 tăng 7,65%.

Theo đồng chí Nguyễn Doãn Toản, nhờ thực hiện tốt cung ứng hàng hóa, nhất là dịp tết và hai đợt dịch Covid-19 bùng phát, các đợt kích cầu thương mại, nên các hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục duy trì, các hình thức thanh toán trên nền tảng công nghệ hiện đại, thương mại điện tử phát triển mạnh, chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát, năm 2020 ước tăng khoảng 2,73% - 2,79%.

Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, trong bối cảnh khó khăn vẫn duy trì tăng trưởng khá. Năm 2020, ngành nông nghiệp tăng 4,20% - tăng cao hơn mức tăng chung và cao nhất trong nhiều năm trở lại đây.

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2020 ước đạt 416,15 nghìn tỷ đồng. Lũy kế giai đoạn 2016-2020 đạt 1,725 triệu tỷ đồng, gấp 1,65 lần giai đoạn 2011-2015, bằng 39,10% GRDP. Thu hút đầu tư vốn ngoài ngân sách với trên 2.850 dự án, vốn đăng ký trên 1,6 triệu tỷ đồng. Vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 25 tỷ USD, gấp 3,9 lần giai đoạn 2011-2015.

Cân đối thu - chi ngân sách được đảm bảo. Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 ước thực hiện 279.359 tỷ đồng, đạt 100,2% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao, tăng 3,5% so với thực hiện năm 2019. Chi ngân sách địa phương ước thực hiện 87.461,9 tỷ đồng, đạt 84,7% dự toán Hội đồng nhân dân thành phố giao.

Xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt, sâu sát, đạt kết quả toàn diện, nổi bật. Đến cuối năm 2020, có 10 huyện và 368 xã đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 96,3%, hoàn thành trước hạn 2 năm mục tiêu đề ra, là địa phương có số xã đạt chuẩn nông thôn mới dẫn đầu cả nước.

Hà Nội tiếp tục quan tâm phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hệ thống đường vành đai, trục hướng tâm, cầu đường bộ, gắn với nâng cao năng lực vận tải hành khách công cộng và hạ tầng xã hội, nhất là đã triển khai một số tuyến đường sắt đô thị. Một số công trình hạ tầng giao thông đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả (đường Vành đai 3 đoạn Mai Dịch – Nam Thăng Long, Đường Trường Chinh trên cao, cầu vượt Nguyễn Văn Huyên, đường qua hồ Linh Đàm).

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Phát triển văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh đạt nhiều kết quả tích cực. Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước về quy mô, mạng lưới trường lớp, về chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục mũi nhọn, về số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53,14% năm 2015 lên 70,2%; tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 48% năm 2020; tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo đạt trên 70%.

An sinh xã hội được chú trọng bảo đảm; phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao. Các chính sách của Nhà nước đối với người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số… được thực hiện đúng, đủ và kịp thời; ngoài ra còn ban hành và thực hiện nhiều chính sách đặc thù, riêng có của Hà Nội về phúc lợi xã hội. An ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.

Quan hệ đối ngoại, hội nhập, hợp tác phát triển được mở rộng, tạo dấu ấn quan trọng, nâng cao uy tín, vị thế của Thủ đô trong khu vực và trên thế giới. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được nâng lên; kỷ luật, kỷ cương hành chính, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ có chuyển biến rõ rệt; công tác phòng chống tham nhũng được triển khai đồng bộ, hiệu quả.

Bên cạnh kết quả đạt được, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Doãn Toản cũng nêu những tồn tại, hạn chế, bất cập; đồng thời cho biết thành phố sẽ tiếp tục thực hiện “mục tiêu kép” và chủ đề công tác của năm 2021 là: “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, đổi mới và phát triển”.

Đồng chí Nguyễn Doãn Toản cho biết, theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, năm 2021 có 22 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó GRDP tăng khoảng 7,5%; vốn đầu tư xã hội tăng khoảng 12%; kim ngạch xuất khẩu tăng 5%; giảm 20% số hộ nghèo theo chuẩn mới của thành phố; số trường công lập đạt chuẩn quốc gia tăng thêm 85 trường; tỷ lệ hộ dân khu vực nông thôn được cung cấp nước sạch 85%; số xã nông thôn mới tăng thêm 14 xã.

Cùng với đó, thành phố sẽ tiếp tục quan tâm phát triển sự nghiệp văn hóa, thực hiện tốt Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đẩy mạnh hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, sáng tạo và khởi nghiệp nhằm tận dụng các cơ hội phát triển của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Thực hiện tốt an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân.

Thành phố cũng sẽ tăng cường xây dựng, quản lý quy hoạch, phát triển đô thị, xây dựng nông thôn mới; tiếp tục đầu tư hoàn thiện các thiết chế văn hóa; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo điều hành, thực thi pháp luật; nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công; tiếp tục sắp xếp tổ chức, bộ máy; quyết liệt phòng chống tham nhũng, lãng phí. Đảm bảo quốc phòng, quân sự địa phương và an ninh và trật tự an toàn xã hội. Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện năm chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, đổi mới và phát triển”.

Định hướng phát triển 5 năm 2021-2025

(1) Mục tiêu tổng quát:Đến năm 2025, xây dựng, phát triển Thủ đô nhanh và bền vững theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại, có sức cạnh tranh cao trong nước và khu vực; cơ bản hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, GRDP/người đạt 8.300-8.500 USD.

(2) Chỉ tiêu chủ yếu:17 chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu chủ yếu, trong đó tốc độ tăng GRDP từ 7,5-8,0%.

Hoàng My

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Doanh nghiệp sôi nổi tuyển dụng

Doanh nghiệp sôi nổi tuyển dụng

Theo quan sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thời điểm này, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tương đối sôi động. Riêng tại thị trường Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng cao như công nghệ thông tin, kinh doanh và tài chính…
Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Trong phiên giao dịch hôm nay, giá vàng bất ngờ hạ nhiệt. Tại một số tiệm vàng ở Hà Nội, người dân lại xếp hàng dài chờ mua. Tuy nhiên, số lượng vàng bán ra rất nhỏ giọt.
TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Phi Thường vừa yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhân dân dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, Sở cũng công bố nhiều số điện thoại nhằm phản ánh giao thông dịp này.
Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ tổ chức tiêm miễn phí 5.000 liều vắc xin cúm cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng… Hoạt động được triển khai tại gần 220 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước và kéo dài đến hết ngày 30/4.
Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Trong quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã triển khai nhiều hoạt động, tích cực chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; qua đó vận động đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin khác

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Thực hiện Hướng dẫn số 617/HD-UBND về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp phường trên địa bàn quận Tây Hồ, quận Tây Hồ đã thành lập 113 tổ lấy ý kiến nhân dân, kết quả 99,2% hộ gia đình nhất trí với phương án sắp xếp của thành phố Hà Nội.
Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu, Quận ủy và Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tây Hồ, Hà Nội đã tập trung toàn lực để triển khai thực hiện dự án, nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ và vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong công tác dân vận, GPMB.
Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố

Lễ khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố được tổ chức với mục đích để phục vụ hoạt động thông tin, tuyên truyền và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đồng thời, công bố Quyết định ban hành Quy chế quản lý, vận hành Trung tâm Tác nghiệp báo chí Thành phố.
Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thanh Trì đạt tỷ lệ đồng thuận cao về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Thực hiện chỉ đạo của thành phố Hà Nội về công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị, huyện Thanh Trì đã chủ động tổ chức lấy ý kiến cử tri về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và dự kiến tên gọi các đơn vị hành chính mới sau sáp nhập. Việc lấy ý kiến được triển khai dân chủ, công khai, đúng quy định, qua đó nhận được sự đồng thuận cao từ các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Hà Nội sẽ tổ chức 2 điểm bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

UBND thành phố Hà Nội vừa thông báo kế hoạch tổ chức bắn pháo hoa chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975), tạo không khí phấn khởi và đoàn kết trong nhân dân Thủ đô.
Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Phát huy truyền thống phong trào “Chiếc gậy Trường Sơn” trong kỷ nguyên mới

Ngày 21/4, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Báo Hànộimới phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Phát huy truyền thống phong trào Chiếc gậy Trường Sơn trong kỷ nguyên mới”.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

Huyện Đan Phượng: Dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp

UBND huyện Đan Phượng đã ban hành hướng dẫn về việc lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Dự kiến, sau sắp xếp, trên địa bàn huyện Đan Phượng sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Đan Phượng, Ô Diên và Thọ Lão.
Xem thêm
Phiên bản di động