Hà Nội thích ứng an toàn nhưng không lơ là, chủ quan với dịch bệnh Covid-19
Công tác phòng, chống dịch Covid-19 vẫn đang được tổ chức quyết liệt
Tham dự hội nghị tại điểm cầu trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố còn có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai, Trưởng Tiểu ban Truyền thông - Ban Chỉ đạo thành phố; Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Nguyễn Sỹ Trường cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành của thành phố.
Tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, từ ngày 26/1 đến 10/2, Hà Nội ghi nhận 45.363 ca mắc (trong đó có 13 trường hợp nhập cảnh), 320 trường hợp tử vong; trung bình ghi nhận 2.835 ca bệnh/ngày, giảm nhẹ so với kỳ báo cáo trước (trung bình 2.902) ca/ngày).
Tuy nhiên, đây có thể là mức giảm "giả tạo", trong tuần tiếp theo sau kỳ nghỉ Tết có thể ghi nhận số mắc tăng cao, nhưng tỷ lệ bệnh nhân nặng, tỷ lệ tử vong vẫn nằm trong tầm kiểm soát.
Toàn cảnh Hội nghị. |
Công tác phòng, chống dịch vẫn đang được tổ chức quyết liệt. Dù vậy, việc theo dõi, kiểm soát bệnh nhân chuyển nặng, tử vong vẫn đang chịu nhiều áp lực, đặc biệt đối với hệ thống y tế cơ sở và công tác điều trị.
Trong thời gian tiếp theo, khi mở cửa trở lại vận tải, du lịch, giao thương quốc tế có thể biến chủng Omicron xâm nhập và trở thành chủng lưu hành phổ biến là hoàn thành có thể, cần phải theo dõi sát, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để đảm bảo việc phục hồi, phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo an ninh y tế.
Đánh giá mức độ dịch trên địa bàn Thành phố theo Quyết định số 218/QĐ-BYT ngày 27/01/2022 của Bộ Y tế, đến nay, 541/579 xã, phường, thị trấn cấp ở cấp độ 1; 29/579 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 2; 9 xã, phường, thị trấn ở cấp độ 3; không có xã, phường, thị trấn ở cấp độ 4.
Về công tác tiêm vắc xin phòng Covid-19, Thành phố đã tiêm được tổng số 14.927.981 mũi. Thực hiện chiến dịch tiêm chủng mùa Xuân (tiêm mũi 3 cho người dân từ 28/2/2022), đến nay, các quận, huyện, thị xã đã tích cực triển khai tiêm xuyên Tết và đã thực hiện được 237.985 mũi. Phấn đấu hoàn thành xong trước ngày 28/2/2022.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Lưu Hoa cũng đã báo cáo công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Sở, đặc biệt kể từ ngày 7/2 đến nay khi học sinh đi học trở lại. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã ban hành các văn bản chỉ đạo cũng như tập huấn cho các nhà trường về công tác phòng, chống dịch và tổ chức 4 đoàn công tác để kiểm tra công tác chuẩn bị cho học sinh đến trường học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố; chỉ đạo các nhà trường đảm bảo công tác phòng, chống dịch, tạo tâm lý cho phụ huynh yên tâm khi cho con đi học trở lại.
Theo bà Trần Lưu Hoa, nếu diễn biến dịch giảm và công tác phòng, chống dịch, tiêm vắc xin đảm báo thì đến 21/2, Sở đề xuất với Ủy ban nhân dân Thành phố cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận, huyện sẽ đi học trở lại và tính tiếp phương án mở cửa cho mầm non đi học sau đó.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đề xuất các quận, huyện, thị xã hỗ trợ trang thiết bị như test nhanh cho phòng y tế của các nhà trường để đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác phòng, chống dịch lâu dài.
Báo cáo tại Hội nghị, Phó Giám đốc Sở Văn hoá Trần Thị Vân Anh cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo triển khai thực hiện tạm dừng tổ chức các loại hình lễ hội Xuân trên địa bàn.
Trong những ngày Tết, ngày chính lễ tại các điểm di tích, các nơi thờ tự thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19. Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội; kiểm tra công tác phòng, chống dịch trong hoạt động di tích và lễ hội trên địa bàn thành phố Hà Nội Xuân Nhầm Dần 2022, theo chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội về tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Đối với việc mở cửa trở lại các hoạt động vui chơi giải trí và các điểm di tích, các nơi thờ tự, Sở Văn hóa và Thể thao đề nghị các quận, huyện, thị xã, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng phương án, chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện phòng, chống dịch, bảo đảm xử lý kịp thời các tình huống xảy ra.
Đại diện Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã báo cáo về công tác chuẩn bị cho học sinh, sinh viên, học viên đang học tập tại các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố đi học trở lại theo hình thức trực tiếp từ ngày 14/2.
Đại diện Sở Tài chính Hà Nội cho biết, Sở vẫn đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan thường xuyên cập nhật, thực hiện các quy định chế độ đặc thù trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội báo cáo công tác hướng dẫn quận, huyện xử lý chất thải lây nhiễm tại các khu cách ly tập trung, khu thu dung điều trị bệnh nhân F0, người nhiễm Covid-19 tại nhà. Sở Du lịch Hà Nội cùng với Sở Y tế Hà Nội và các đơn vị liên quan đảm bảo đúng các quy định phòng, chống dịch Covid-19 tại các điểm tham quan du lịch trên địa bàn Thành phố.
Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội vẫn tiếp tục phối hợp cùng các cơ quan báo chí Trung ương và Thành phố có nhiều tin bài tuyên truyền về phòng, chống dịch, bên cạnh đó là tuyên truyên trên các đài phát thanh địa phương và mạng xã hội...
Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, đến nay đã có 1.213 tin bài đăng tải với nội dung bám sát chỉ đạo của Thành phố về phòng, chống dịch. Liên quan Tổng đài 1022, từ ngày 11/10/2021 đến 12h00 ngày 10/02/2022, đã tiếp nhận 33.452 cuộc gọi đến, trong đó, cuộc đáp ứng là 26.890 cuộc, đạt 80,38%. Đã giải đáp/xử lý/tư vấn 25.995 cuộc, chuyển các sở, ngành, quận, huyện, thị xã xử lý theo thẩm quyền 895 cuộc.
Đại diện Ủy ban nhân dân các quận, huyện như Mỹ Đức, Thanh Trì, Mê Linh, Phú Xuyên, Hoàn Kiếm cũng đã báo cáo tình hình phòng, chống dịch Covid-19 cũng như đưa ra các kiến nghị, đề xuất liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Đảm bảo an toàn cho trẻ em khi đến trường học
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà phát biểu tại Hội nghị. |
Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, Hà Nội hiện nay vẫn là địa phương có ca mắc Covid-19 lớn nhất cả nước. Sau Tết Nguyên đán, mật độ giao lưu, giao thương cao, cùng với đó việc mở cửa trường học và các khu du lịch, lễ hội trên địa bàn sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh bùng phát, từ đó sẽ làm gánh nặng cho các tuyến đầu chống dịch, vì vậy Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đề nghị các quận huyện, thị xã kịp thời có biện pháp và ngăn chặn dịch bệnh ngay từ đầu để tránh trường hợp quá tải tại các tuyến đầu.
Bên cạnh đó, các địa phương cần cập nhật danh sách quản lý người bệnh lý nền, người già cần chăm sóc đặc biệt, phụ nữ mang thai, người chưa tiêm vắc xin đủ; triển khai xét nghiệm, tầm soát người ở nhóm nguy cơ cao mắc Covid-19. Bà Trần Thị Nhị Hà nêu ví dụ về trại dưỡng lão Thanh Trì đã để lây nhiễm Covid-19 và đề nghị các trại dưỡng lão ở các quận huyện trên địa bàn Thành phố như Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn, Đông Anh tăng cường quản lý, xét nghiệm sớm những trường hợp nghi nhiễm Covid-19...
Phát biểu tại phiên họp, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai thay mặt Tiểu ban Truyền thông - Ban chỉ đạo thành phố biểu dương, đánh giá cao sự vào cuộc của các quận huyện cũng như các cơ quan báo chí của Hà Nội đã giúp thành phố thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2020 vừa qua.
Về nhiệm vụ thời gian tới, đồng chí Bùi Huyền Mai đề nghị các địa phương, đơn vị tập trung tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác phòng, chống dịch khi đầu năm có nhiều hoạt động tập trung đông người dẫn đến nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng rất cao. Cùng với đó, các địa phương cần thông tin kịp thời với Tiểu ban Truyền thông các mô hình hay, việc làm tốt trong công tác phòng, chống dịch để các cơ quan báo chí truyền thông nhân rộng trong cộng đồng; đồng thời thông tin kịp thời về những bất cập, kiến nghị của các địa phương liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Đồng chí Bùi Huyền Mai cho biết, việc mở cửa đón khách tham quan Di tích quốc gia đặc biệt quần thể Hương Sơn kể từ ngày 16/2 sẽ thu hút sự quan tâm của dư luận cũng như người dân. Vì thế, huyện Mỹ Đức cũng như các địa phương tổ chức lễ hội cần phối hợp với Tiểu ban Truyền thông để thông tin kịp thời, hiệu quả cho người dân.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng tiếp tục đề nghị các sở ban ngành của Thành phố thực hiện các nội dung. Trong đó, liên quan đến sức khoẻ của trẻ em khi đến trường trở lại, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng đề nghị lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã (phối hợp với Sở Y tế, Phòng Y tế) chuẩn bị và lên các phương án phòng, chống dịch.
Các địa phương cần phân công các tổ công tác đến hỗ trợ trực tiếp các trường để bảo đảm an toàn tuyệt đối; ngành Y tế cần tiếp tục phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo tiếp tục tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế học đường; Sở Y tế, Sở Giáo dục - Đào tạo để tránh trường hợp có sự việc xảy ra trong nhà trường gây hoảng loạn, tránh việc kỳ thị, có ứng xử không phù hợp với các em học sinh mắc Covid-19; đưa ra phác đồ điều trị đối với các em học sinh bị Covid-19 tại địa bàn...
Liên quan đến việc phục hồi và phát triển kinh tế, hiện nay, các địa phương căn cứ vào đó cho phép các loại dịch vụ quay trở lại hoạt động, đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt là các khu di tích như Chùa Hương dự kiến thời gian tới sẽ tiếp đón rất nhiều người, đề nghị địa phương đặc biệt quan tâm để có những phương án dự phòng.
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng phát biểu tại Hội nghị. |
Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Chử Xuân Dũng cũng đề nghị các địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch, đặc biệt là quản lý F0 tại các cơ sở thu dung, điều trị và tại nhà.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, Thường trực Thành uỷ ghi nhận, đánh giá cao, cám ơn và hoan nghênh các sở ban ngành và địa phương trong công tác phòng, chống dịch vừa qua như Chiến dịch tiêm mùa Xuân, thăm hỏi tặng quà, các lực lượng tuyến đầu... cũng như tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và bảo đảm đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nhận định, thời gian tới, Thành phố sẽ cân nhắc mở cửa toàn bộ vì đây cũng là nhu cầu, yêu cầu của xã hội và là trách nhiệm của chúng ta. "Tuy Thành phố đang chuyển biến, thích ứng an toàn với dịch bệnh nhưng không có nghĩa là lơ là, chủ quan với dịch bệnh khi người dân đang có tâm lý chủ quan. Càng mở cửa càng phải quan tâm, tập trung phòng chống dịch và không được lơ là. Muốn làm tốt việc đó thì công tác tuyên truyền thì vẫn phải được thực hiện tốt, tuyên truyền phù hợp, bám sát với tình hình thực tiễn và tìm ra nguyên nhân nào dễ dẫn đến bùng phát...", Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tiếp tục tính toán để mở cửa lại mầm non, tính toán để mở lại bán trú vì đây cũng là nhu cầu của xã hội.
Dự kiến thời gian tới, các trường Đại học, Cao đẳng cho sinh viên đi học trực tiếp trở lại sẽ là áp lực rất lớn cho Thủ đô, trong đó, một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm chưa cao vì thế Sở Y tế Hà Nội, Phòng Y tế của địa phương phải có trách nhiệm phối hợp để kiểm soát dịch, có kế hoạch tiêm cho sinh viên.
Thời gian sắp tới, Thành ủy Hà Nội cũng thống nhất với đề xuất nhân ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 sẽ tổ chức Hội nghị biểu dương, tuyên dương của ngành Y tế trên địa bàn Hà Nội bằng hình thức trực tuyến đến các cấp quận, huyện, xã, phường để ghi nhận những nỗ lực, động viên tuyến đầu chống dịch để có những kết quả như ngày hôm nay. Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cũng đề nghị Ban Tuyên giáo và Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí những tuyến bài đề biểu dương, tuyên dương ngành Y với những đóng góp của họ.
Song song với đó, tăng cường kiểm tra, giám sát rà soát nhắc nhở đối với những hành vi vi phạm nguyên tắc 5K. Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tăng cường kiểm tra, hướng dẫn phòng chống dịch ở những lễ hội, cơ sở văn hoá, tín ngưỡng được mở cửa.
Đối với những địa phương có gia tăng đột biến về người mắc Covid-19 thì cần tìm rõ nguyên nhân để có biện pháp kịp thời để tránh lây lan dịch bệnh, càng kiềm chế được bao nhiêu thì đỡ được sức người, sức của bấy nhiêu để đảm bảo cuộc sống của người dân được bình yên.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam tại Cuba
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 11:03
Hà Nội: Trích 7 tỷ đồng hỗ trợ 3 tỉnh miền Trung khắc phục hậu quả cơn bão số 6
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 21:41
Các cơ quan báo chí Hà Nội tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:51
Hà Nội xem xét, thông qua đề án về giao thông thông minh
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 17:31
Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn trao Huy hiệu Đảng tặng đảng viên quận Đống Đa
Chỉ đạo - Điều hành 01/11/2024 13:51
Hà Nội đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu đạt 95%
Chỉ đạo - Điều hành 30/10/2024 17:21
Hà Nội tháo gỡ vướng mắc dự án chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 30/10/2024 14:07
Hà Nội nâng cấp, mở rộng nền tảng ứng dụng iHanoi
Chỉ đạo - Điều hành 29/10/2024 18:02
Khơi dậy khát vọng cống hiến vì Hà Nội xanh, văn hiến, văn minh, hiện đại của thanh niên
Chỉ đạo - Điều hành 29/10/2024 18:01