Hà Nội: Thêm 3 "không gian văn hóa" được nghiên cứu để mở phố đi bộ
Chào năm mới 2023 “Hà Nội - tiềm năng, khát vọng, bừng sáng” Sôi động chương trình chào năm mới 2023 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn Để phố đi bộ thực sự là không gian văn hóa |
Theo kế hoạch, năm 2023 quận Đống Đa sẽ lập đề án triển khai tuyến phố ẩm thực Nguyễn Văn Tuyết; xây dựng không gian văn hóa, phố đi bộ Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Tiếp theo, đến năm 2024, quận mở tuyến phố đi bộ Hoàng Cầu - Hào Nam, kết hợp không gian đi bộ hồ Hoàng Cầu, ga Cát Linh - Hà Đông.
Các tuyến phố đi bộ, ẩm thực trên liên quan đến địa giới hành chính của 7 phường, gồm: Văn Miếu, Văn Chương, Quốc Tử Giám, Trung Liệt, Ô Chợ Dừa, Cát Linh và Ngã Tư Sở. Để có căn cứ xây dựng đề án, quận Đống Đa sẽ tổ chức khảo sát, tham quan học tập kinh nghiệm tại phố đi bộ Hồ Gươm, phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây (Hà Nội) và phố đi bộ Bùi Viện (thành phố Hồ Chí Minh).
Phố đi bộ Trần Nhân Tông mới mở hơn ba tháng vẫn đang loay hoay đi tìm "mô hình" của mình. |
Còn tại quận Ba Đình, sau khi khai trương phố ẩm thực đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã, quận tiếp tục hoàn thiện đề án khu phố kinh doanh dịch vụ - đi bộ khu vực hồ Ngọc Khánh, phường Ngọc Khánh. Diện tích nghiên cứu khoảng 12 ha, bao gồm cả 36.000 m2 mặt nước hồ Ngọc Khánh, vườn hoa phía đường Nguyễn Chí Thanh hơn 3.800 m2. Quý IV/2023, phố đi bộ hồ Ngọc Khánh dự kiến khai trương.
Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội đã có 5 phố đi bộ, gồm: Không gian đi bộ Hồ Gươm và vùng phụ cận; khu phố cổ Hà Nội (Hàng Đào - Đồng Xuân, khu bảo tồn cấp 1 phố cổ Hà Nội, khu vực mở rộng phía Nam khu phố cổ Hà Nội); phố Trịnh Công Sơn; phố đi bộ quanh thành cổ Sơn Tây và phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận.
Trong 5 tuyến phố đi bộ trên, các tuyến thuộc quận Hoàn Kiếm có lợi thế vị trí trung tâm và hình thành từ lâu nên thu hút đông người dân và du khách. Tuyến phố quanh thành cổ Sơn Tây cũng được đánh giá thành công, sau một năm hoạt động tuyến phố thu hút 42.000 lượt khách. Phố đi bộ Trần Nhân Tông mới mở hơn ba tháng vẫn đang loay hoay đi tìm "mô hình" của mình. Riêng tuyến phố Trịnh Công Sơn hoạt động từ năm 2018, đang phải tạm dừng do vắng khách.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59