Hà Nội quyết liệt trở lại trạng thái "bình thường mới" - Kỳ 2: Chiến dịch tiêm chủng ''thần tốc'' và thành quả xứng đáng
Hà Nội quyết liệt trở lại trạng thái "bình thường mới" - Kỳ 1: Xét nghiệm diện rộng là điều kiện tiên quyết |
Những con số “biết nói”
Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, nhằm tận dụng “thời gian vàng” thực hiện giãn cách xã hội, từ ngày 8-15/9, Hà Nội đã huy động toàn bộ lực lượng cơ sở y tế công lập và ngoài công lập, cùng sự hỗ trợ của 12 tỉnh, thành phố trên cả nước cho công tác tiêm chủng và lấy mẫu xét nghiệm.
Giáo sư Nguyễn Anh Trí phát biểu về công tác chống dịch Covid-19 tại Hội nghị “Đội ngũ trí thức Khoa học & Công nghệ Việt Nam triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng”. |
Cụ thể, từ ngày 8/9, Thành phố đã tiến hành đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng tại tất cả các quận, huyện, thị xã và các điểm tiêm chủng cố định và lưu động,... bình quân mỗi ngày trong chiến dịch đã tiêm được 420.000 - 550.000 mũi tiêm; ngày cao điểm nhất đã tiêm 606.000 mũi tiêm.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng nhấn mạnh, công tác tiêm chủng được triển khai với tiêu chí nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. Với những người lớn tuổi, có bệnh lý nền được tiêm tại các bệnh viện để đảm bảo an toàn cao nhất. Đặc biệt, trong quá trình tổ chức tiêm chủng, Thành phố đã nhận được sự đồng thuận của người dân. Hà Nội cũng kêu gọi và truyền thông đến người dân thông điệp “vắc xin tốt nhất là vắc xin được tiêm sớm nhất”, nhờ vậy người dân rất phấn khởi trong công tác tiêm chủng và nhìn chung không có tâm lý lựa chọn vắc xin.
Tính đến hết ngày 18/9, Thành phố đã tiêm tổng số 6.432.921 mũi, trong đó số tiêm mũi 1 là 5.671.487 mũi, đạt 94,2% dân số trong đội tuổi tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên và 68,33% dân số (trừ những người chống chỉ định). Số mũi 2 đã tiêm là 786.095, đạt 12% dân số trong đội tuổi tiêm chủng từ 18 tuổi trở lên và 9,2% dân số. Về công tác xét nghiệm, từ ngày 8-15/9, toàn Thành phố đã lấy tổng số 4.197.528 mẫu, đạt 84% kế hoạch (kế hoạch lấy 5.005.452 mẫu, trong đó 3.302.505 mẫu PCR, 1.701.947 mẫu test nhanh). Qua đó, đã phát hiện 21 ca dương tính.
Đây là những con số “biết nói” trong suốt thời gian cao điểm Hà Nội thực hiện lấy mẫu xét nghiệm và tiêm chủng. Với kết quả này, có thể nói, Hà Nội cũng đã “về đích” trong việc thực hiện mục tiêu tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho toàn bộ những người từ 18 tuổi trở lên vào ngày 15/9. Thậm chí, nhiều quận, như: Hoàn Kiếm, Tây Hồ, Ba Đình... còn hoàn thành vượt chỉ tiêu tiêm mũi 1 trước 3 ngày so với đích là ngày 15/9.
Những kết quả đáng ghi nhận trên cũng là thành quả xứng đáng cho nỗ lực vượt bậc của các lực lượng tuyến đầu, của cả hệ thống chính trị từ thành phố xuống cơ sở, sự hỗ trợ của 12 địa phương bạn và sự tham gia, ủng hộ của hàng triệu người dân Thủ đô.
Nhận xét về chiến dịch tiêm vắc xin “thần tốc” của Hà Nội trong thời gian qua, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Anh Trí, Anh hùng lao động, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam cho biết: “Tôi đánh giá cao sự đồng lòng, vào cuộc của nhân dân để thực hiện được một chiến dịch tiêm chủng vắc xin lớn, nhiều, nhanh chưa từng có như vậy ngay tại Thủ đô Hà Nội”.
Tiêm phủ vắc xin được đánh giá là biện pháp chống dịch căn bản và bền vững nhất. |
Trong thời gian qua, có thể nhìn thấy rõ, Hà Nội đang đẩy mạnh việc tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cũng như việc thần tốc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm. Đặc biệt, việc tổ chức tiêm phòng vắc xin, xét nghiệm trên địa bàn Thành phố diễn ra suôn sẻ, thuận lợi, bài bản. Nhìn chung, đại đa số nhân dân rất hoan nghênh. Có hình ảnh rất cảm động của cán bộ y tế, tổ chức phường xã, của cán bộ y tế (công lập và tư nhân)… đã tham gia vào công việc này. Nhiều nơi tổ chức tiêm rất muộn, thậm chí xuyên đêm, đơn cử như ở Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, tổ chức tiêm cho hàng nghìn người mỗi ngày.
Có điều rất đặc biệt mà chúng ta đều thấy được, đó là trong đợt cao điểm thực hiện tiêm chủng vừa qua, người dân Hà Nội không có chuyện phân biệt hay lựa chọn loại vắc xin, mọi người đều chấp hành có vắc xin gì thì tiêm vắc xin đó.
Bày tỏ quan điểm của mình về các loại vắc xin đang được sử dụng tại Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Anh Trí cho biết: Tất cả các loại vắc xin dùng ở Việt Nam đều được Bộ Y tế thẩm định nghiêm túc và cho phép. Nhân dân Hà Nội đã biết những thông tin đó, đã tin tưởng và tự tin, chấp hành một cách nghiêm túc và trách nhiệm.
“Chính phủ hiện đang rất khó khăn trong tìm nguồn vắc xin, nhân dân nhiều nơi vẫn còn thiếu thốn vắc xin, nhưng nếu ai cũng cứ chọn loại vắc xin thì rất phiền cho Chính phủ. Tôi đánh giá cao người dân Hà Nội rất văn minh, nhân văn khi tiêm vắc xin. Cách ứng xử nhân văn đó của nhân dân Thủ đô cũng là một sự đóng góp tích cực vào công cuộc phòng, chống dịch của toàn quốc”, Giáo sư Nguyễn Anh Trí đánh giá.
Chú trọng việc tiêm phủ vắc xin
Với việc hoàn thành tiêm mũi 1 cùng tỷ lệ ca dương tính rất thấp sau khi xét nghiệm diện rộng toàn Thành phố, được các chuyên gia y tế đánh giá là chỉ số quan trọng cho kế hoạch nới lỏng một số hoạt động của Thủ đô Hà Nội, tiến tới nới lỏng giãn cách tại nhiều khu vực. Tuy nhiên, để kiểm soát dịch và đưa Hà Nội dần về trạng thái “bình thường mới” thì cần tiếp tục nhiều giải pháp, trong đó chiến lược tiêm phủ vắc xin mang tính chất quyết định và bền vững.
Giáo sư Nguyễn Anh Trí cho biết đại dịch Covid-19 rất ác liệt, rất khó lường bởi vậy cần đẩy mạnh tiêm chủng vắc xin cho nhân dân nhanh nhất, sớm nhất, đầy đủ nhất: “Giai đoạn này là giai đoạn cần nhất, tốt nhất để tiêm vắc xin cho cả nước, đặc biệt là những nơi có nguy cơ cao, nơi “hiểm yếu”, nơi đông dân, nơi có nhiều khách ra vào như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh/ thành là trọng điểm kinh tế…
“Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế… hàng loạt sự kiện chính trị lớn được diễn ra. Đơn cử như Quốc hội sắp họp tới đây và còn nhiều sự kiện lớn khác nữa sẽ được tổ chức vào dịp cuối năm. Bởi vậy, Hà Nội cần có đủ vắc xin để nhanh chóng tiêm phủ hết khoảng 8 triệu người đang sống ở Hà Nội, sau đó quay trở lại mũi 2 ngay để đảm bảo được lượng kháng thể đủ cho việc phòng Covid-19 tốt nhất”, Giáo sư Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.
Công tác tiêm chủng được triển khai với tiêu chí nhanh nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân. |
Hiện, nguồn vắc xin đang còn chưa đủ, vì vậy rất cần sự phân bổ ưu tiên vùng và đối tượng hợp lý nhất có thể. Đồng thời, Giáo sư Nguyễn Anh Trí cũng đề xuất cần đẩy mạnh nghiên cứu để tự sản xuất vắc xin, nhất là những vắc xin chống lại biến chủng mới của Covid-19. Nên mua lại công nghệ để sản xuất cho nhanh, hạn chế việc nghiên cứu từ đầu. Cần sử dụng quỹ vắc xin để đầu tư cho việc nghiên cứu và sản xuất vắc xin trong nước.
Lên quan tới công tác tiêm chủng trên địa bàn Thành phố chuyên gia y tế này cũng bày tỏ mong muốn, chính quyền thành phố Hà Nội cần phải ứng dụng công nghệ để tổ chức, quản lý, theo dõi, đánh giá việc tiêm chủng vắc xin. Đặc biệt, đội ngũ tiêm cần chuyên nghiệp hơn, nhất là phải biết xử lý các tai biến khi tiêm vắc xin. “Cần nhớ là, tai biến do tiêm chủng vắc xin luôn có thể xảy ra, do đó phải có người chuyên nghiệp để hỗ trợ, đảm bảo an toàn cao nhất cho người dân”, Giáo sư Nguyễn Anh Trí phân tích.
Bên cạnh quyết tâm và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thì việc phát huy tốt nguồn lực của mọi thành phần xã hội, trong đó có sự đồng lòng, nhất trí từ nhân dân sẽ đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19. Bởi vậy, không chỉ Hà Nội mà trên cả nước cần tổ chức tuyên truyền để “người dân phải thực sự là chủ thể để chống dịch”. Bởi theo lý giải của Giáo sư Nguyễn Anh Trí, đây là chiến tranh không tiếng súng, cuộc chiến chống “giặc” Covid-19 rất khó khăn, ác liệt, vậy phải toàn dân tham gia mới thành công được.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong” và trong cuộc chiến chống dịch Covid-19 lời căn dặn của Bác càng thêm ý nghĩa. Phải khẳng định thời gian qua chính quyền thành phố Hà Nội đã làm rất tốt công tác phòng, chống dịch, triển khai nhiều giải pháp bài bản dựa trên khoa học, đó cũng là lý do để nhân dân tin tưởng, đồng lòng cùng Thành phố chống dịch.
"Để sớm đưa Thủ đô Hà Nội trở lại trạng thái “bình thường mới” và chiến thắng “giặc” Covid-19, Thành phố cần duy trì và đẩy mạnh hơn nữa cách làm sáng tạo đã, đang triển khai rất hiệu quả như thực hiện mỗi phường xã, mỗi tuyến phố là một pháo đài chống dịch; mỗi gia đình, mỗi cụm dân cư là một “lô cốt” chống lại Covid. Chỉ khi làm được như vậy thì chống dịch mới hiệu quả”, Giáo sư Nguyễn Anh Trí chia sẻ thêm.
Còn nữa...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46