Hà Nội quyết liệt trở lại trạng thái "bình thường mới" - Kỳ 1: Xét nghiệm diện rộng là điều kiện tiên quyết

(LĐTĐ) Với sự nỗ lực ngày đêm của cả hệ thống chính trị, sự hỗ trợ y tế từ 11 tỉnh phía Bắc, sự đồng lòng của người dân trong 8 ngày "thần tốc" vừa qua, Hà Nội đã về đích một cách ấn tượng khi hoàn thành 2 mũi "giáp công" là xét nghiệm diện rộng và tiêm phủ vắc xin nhằm nhanh chóng đẩy lùi dịch Covid-19. Việc hoàn thành hai mục tiêu quan trọng trên đã giúp Thủ đô cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, từng bước nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội, hứa hẹn sớm đưa cuộc sống trở lại trạng thái "bình thường mới".
Huyện Mỹ Đức hoàn thành xuất sắc việc xét nghiệm diện rộng, tiêm vắc xin phòng Covid-19 Hà Nội đảm bảo hoàn thành kế hoạch tiêm vắc xin và xét nghiệm diện rộng Quận Hoàn Kiếm thần tốc xét nghiệm diện rộng và tiêm vắc xin cho người dân

Theo các chuyên gia y tế, trước tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp và khó lường, chỉ có xét nghiệm để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, kèm theo phủ vắc xin "thần tốc" mới gỡ được phong tỏa, từng bước đưa Thủ đô Hà Nội trở về trạng thái bình thường mới. Trong đó, xét nghiệm diện rộng để sàng lọc ca bệnh là điều kiện tiên quyết.

Chống dịch dựa trên cơ sở khoa học

Nhằm nhanh chóng bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, ngày 8/9, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh ký ban hành Kế hoạch số 206/KH-UBND triển khai thần tốc xét nghiệm diện rộng toàn thành phố, tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 mũi 1 cho toàn bộ người dân từ 18 tuổi trở lên trên địa bàn đến ngày 15/9, trên cơ sở số vắc xin được Bộ Y tế phân bổ.

Hà Nội quyết liệt trở lại trạng thái
Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn.

Hiện, cùng với tiêm vắc xin, Hà Nội đã hoàn thành mục tiêu xét nghiệm diện rộng cho những người ở các vùng có nguy cơ rất cao, vùng nguy cơ cao và những nhóm đối tượng nguy cơ cao. Tính từ 8/9 đến nay, ngành Y tế đã lấy được tổng hơn 4,2 triệu mẫu xét nghiệm; trong đó 2,9 triệu mẫu PCR, 1,2 triệu mẫu test nhanh; phát hiện 21 ca dương tính.

Trước đó, kế hoạch xét nghiệm diện rộng của Thành phố cũng từng gây ra nhiều ý kiến trái chiều. Thậm chí, có chuyên gia dịch tễ cho rằng, khó triển khai và gây lãng phí. Thế nhưng, với sự quyết tâm, vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền Hà Nội, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, hợp tác cao độ của người dân cùng với sự góp sức của đội ngũ y, bác sĩ đến từ 11 tỉnh, thành phía Bắc, đã giúp Hà Nội hoàn thành cả 2 nhiệm vụ quan trọng là xét nghiệm và tiêm vắc xin. Với việc hoàn thành 2 mũi “giáp công” là xét nghiệm và tiêm chủng đã giúp thành phố Hà Nội cơ bản khống chế được dịch bệnh.

Liên quan đến việc Hà Nội tổ chức xét nghiệm tầm soát trên diện rộng “thần tốc”, Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn đánh giá: Hà Nội đã bước vào chiến dịch xét nghiệm toàn Thành phố lớn chưa từng có cho toàn bộ người dân trên địa bàn với mong muốn bóc toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng. Với Covid-19, chúng ta chỉ có thể phát hiện và khẳng định ai bị nhiễm khi xét nghiệm. Và khi phát hiện ra sớm thì ngành Y tế mới thần tốc truy vết, khoanh vùng diện hẹp và dập dịch. F0 khi được phát hiện được cách ly ngay để chặt đứt nguồn lây và điều trị sớm để hạn chế tử vong”, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn khẳng định.

Trước một số ý kiến cho rằng Hà Nội đang lãng phí tiền bạc và thời gian vào việc thực hiện xét nghiệm diện rộng, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn phân tích: Một trong những nguyên nhân dịch bùng phát mạnh như hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh là do Thành phố chùng chình trong việc thực hiện xét nghiệm, không phát hiện sớm nguồn lây, ổ dịch để có thể khống chế sớm. Trong khi, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và lây nhiễm rất nhanh, nhất là với biến chủng Delta của vi rút SARS-CoV-2. Mỗi F0 không đơn thuần là ca bệnh mà đây là các nguồn lây. Vì vậy cần phải có kiến thức về y khoa, có hiểu biết về khoa học thì mới chống dịch được tốt nhất.

“Biến chủng Delta với tỷ lệ lây nhiễm bệnh rất cao, 1 người có thể lây cho 7 người và chu kỳ lây nhiễm quá ngắn chỉ có 2 ngày. Chỉ từ một nguồn lây ban đầu sau một tháng đã có hàng chục nghìn F0, nếu như ta không khống chế và dập dịch kịp thời. Vì vậy, việc xét nghiệm là rất cần thiết, nếu như ta không thể bóc tách hết F0 ra khỏi cộng đồng, thì cũng khống chế không để dịch bùng phát rộng dẫn đến thảm họa kể cả về kinh tế lẫn tính mạng của nhân dân như thành phố Hồ Chí Minh hiện nay”, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn phân tích.

Bởi vậy, việc Hà Nội tiến hành hàng triệu mẫu xét nghiệm, nhưng số F0 phát hiện trong cộng đồng ít, bác sĩ cho rằng: Xét nghiệm rộng để phong tỏa hẹp sẽ tốt hơn để ổ dịch bùng phát và phải phong tỏa rộng.

Hà Nội quyết liệt trở lại trạng thái
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho người dân.

Đặc biệt, việc xét nghiệm diện rộng còn giúp Thành phố vẽ lại bản đồ dịch tễ, xác định rõ các vùng đỏ, vàng, xanh. Khi đã phân tách rõ các vùng nguy cơ, Thành phố sẽ tiến hành xét nghiệm lại ở các vùng đỏ, hoặc những người có nguy cơ lây nhiễm cao. “Không xét nghiệm diện rộng thì không thể biết được vùng xanh có chuyển thành đỏ hay không, cũng không thể biết nếu vùng đỏ đã chuyển thành xanh để điều chỉnh giải pháp tương ứng”, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn nói.

Đồng quan điểm trên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng hai mũi “giáp công” vừa đẩy mạnh tiêm chủng vừa xét nghiệm tầm soát diện rộng “thần tốc” nhằm nhanh chóng đẩy lui dịch bệnh vừa qua của Hà Nội là chiến lược đúng đắn. Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: Để giảm thời gian giãn cách xuống phải phát hiện, tầm soát bằng được các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng để cách ly, khoanh vùng, dập dịch một cách triệt để, từ đó nới lỏng dần việc giãn cách để đưa cuộc sống trở lại trạng thái bình thường mới. Do đó, vấn đề xét nghiệm rất quan trọng.

“Bài học kinh nghiệm của các nước, đặc biệt là Trung Quốc xét nghiệm rất nhanh, nhiều vòng và bài học kinh nghiệm chống dịch của nước ta tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Cần Thơ, Quận 7, huyện Củ Chi của thành phố Hồ Chí Minh hay Khánh Hòa… Đó là những bài học thực tiễn về mặt khoa học trong thực hiện xét nghiệm, đảm bảo phải tách toàn bộ F0 ra khỏi cộng đồng, không để lây lan trong cộng đồng”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.

Khuyến khích người dân tự lấy mẫu xét nghiệm

Cũng theo các chuyên gia y tế, xét nghiệm “thần tốc” trên diện rộng sẽ đánh giá được tình hình dịch tễ, mức độ lây nhiễm bệnh trong cộng đồng tại thời điểm đó. Tại Hà Nội, việc tranh thủ “thời gian vàng” giãn cách xã hội để thực hiện xét nghiệm diện rộng nhằm khẳng định dịch thời điểm này đang ở mức độ nào. Trong thời gian giãn cách, thực hiện xét nghiệm thần tốc, số ca nhiễm trong cộng đồng ít, dịch không bùng lên, chứng tỏ dịch tại Hà Nội đang được kiểm soát.

Minh chứng, Hà Nội đã thay đổi chiến lược, từ xét nghiệm diện rộng chuyển sang xét nghiệm theo diện nguy cơ có chọn lọc. Bởi đến nay có thể thấy chiến lược chống dịch của Hà Nội bước đầu đã thành công, không để dịch bùng phát diện rộng, nên Thành phố cũng thay đổi quy mô xét nghiệm cho phù hợp với tình hình thực tế.

Cụ thể, từ ngày 18/9, Sở Y tế Hà Nội đã có công văn gửi Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã; các bệnh viện trong và ngoài công lập; Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội về việc xét nghiệm và một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 khi thực hiện giãn cách xã hội và tăng cường giãn cách xã hội. Theo đó, Sở Y tế đề nghị các đơn vị phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện công tác lấy mẫu xét nghiệm đúng đối tượng, đặc biệt rà soát lấy mẫu 100% các đối tượng có các triệu chứng nghi ngờ mắc Covid-19 như ho, sốt, rát họng, mệt mỏi, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác...

Hà Nội quyết liệt trở lại trạng thái
Việc tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và tiêm chủng được tổ chức bài bản và nghiêm túc nhằm phòng, chống dịch Covid-19 hiệu quả.

Đồng tình trước chủ trương thời gian tới Hà Nội sẽ chuyển từ xét nghiệm diện rộng sang tầm soát và nhóm dân số có nguy cơ cao, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn cho rằng, sau khi đã vẽ lại được bản đồ dịch tễ, Thành phố cần thu hẹp diện xét nghiệm. “Vùng đỏ vẫn nên duy trì xét nghiệm toàn dân bằng cách lấy mẫu đại diện hộ gia đình. Những nơi khác nên thường xuyên xét nghiệm ngẫu nhiên hoặc nhóm nguy cơ cao”, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn đề xuất.

Để việc lấy mẫu xét nghiệm tiết kiệm và đạt kết quả cao, lãnh đạo Bộ Y tế cho rằng, phương pháp xét nghiệm hiện nay Bộ Y tế hướng dẫn các địa phương là gộp mẫu (có thể gộp 10) trong trường hợp có thể thì giá thành xét nghiệm rất rẻ; các “vùng đỏ” xét nghiệm nhiều lần, nhưng đối với “vùng xanh” phải làm xét nghiệm để biết có mầm bệnh hay không, từ đó yên tâm đưa cuộc sống trở lại bình thường. “Đây là lý do vì sao Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 coi công tác xét nghiệm là vấn đề then chốt để phòng, chống dịch”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong công tác lấy mẫu xét nghiệm, theo các chuyên gia y tế, nên tránh tụ tập đông người, thực hiện tốt quy định 5K tại điểm xét nghiệm…Và đặc biệt, nên hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm, tổ Covid cộng đồng sẽ hướng dẫn thực hiện, dưới sự quản lý của y tế địa phương. “Nếu thực hiện theo phương pháp này ta vừa tiết kiệm được thời gian, nhân lực, kể cả kinh phí, đặc biệt tránh được lây nhiễm chéo cho cả người dân và nhân viên y tế”, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn chia sẻ thêm.

“Từ trong tâm dịch thành phố Hồ Chí Minh, từ trong chết chóc và thương đau nhìn các bạn ở Hà Nội tôi thấy quá hạnh phúc. Chính quyền thành phố Hà Nội đã biết rút kinh nghiệm từ sự đau thương của thành phố Hồ Chí Minh, đã có những biện pháp quyết liệt, kịp thời và đã có chiến dịch xét nghiệm rộng, thần tốc để bóc F0 ra khỏi cộng đồng. Các bạn đang từng bước trở lại cuộc sống bình thường mới. Đó là hạnh phúc của các bạn và cũng là mong ước của tôi. Hãy trân trọng những gì mình đang có và hãy cảm ơn tất cả mọi điều tốt đẹp đang đến với mình…”, Thầy thuốc nhân dân, bác sĩ Trần Sĩ Tuấn chia sẻ.

Còn nữa…

Minh Khuê - Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

Gần 2.400 chỉ tiêu tại phiên giao dịch việc làm huyện Thạch Thất năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4/2024, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội sẽ phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thạch Thất tổ chức Phiên giao dịch và tư vấn việc làm năm 2024.
TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

TP.HCM: Hạn chế lưu thông phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ hạn chế giao thông một số tuyến đường để phục vụ Giải Việt dã truyền thống 30/4 lần thứ 48 vô địch TP.HCM.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

Tổng kết Chương trình "Vì an toàn giao thông Thủ đô"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại trường THPT Trương Định (quận Hoàng Mai), Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Văn phòng Ban An toàn giao thông thành phố Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội tổ chức Lễ tổng kết trao giải Chương trình truyền thông "Vì an toàn giao thông Thủ đô" năm 2023.
Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

Cảng HKQT Tân Sơn Nhất tăng chuyến bay phục vụ Lễ 30/4

(LĐTĐ) Trong đợt cao điểm Lễ 30/4 và 1/5 (từ ngày 26/4 - 1/5), sẽ có 4.280 chuyến bay khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó có 1.602 chuyến bay quốc tế và 2.678 chuyến bay quốc nội.
TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

TP.HCM: Phòng tránh ùn tắc tại các trung tâm đăng kiểm

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đề nghị các trung tâm đăng kiểm (TTĐK) hoạt động trên địa bàn tăng cường công tác kiểm định xe cơ giới, tránh tình trạng ùn tắc.
Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

Bế mạc Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX

(LĐTĐ) Sáng nay (25/4), tại Sân vận động Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã diễn ra Lễ bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Cúp báo Lao động Thủ đô lần thứ IX năm 2024. Đội bóng của LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm lên ngôi vô địch.

Tin khác

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

Viện Vệ sinh Dịch tễ TW thông tin về việc thiếu vắc xin Moderna tiêm cho trẻ em

(LĐTĐ) Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đã tổ chức điều chuyển vắc xin giữa các địa phương và nỗ lực phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) để có thể sớm tiếp nhận vắc xin Moderna tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

Việt Nam ghi nhận thêm 3.195 ca Covid-19 trong 24 giờ

(LĐTĐ) Chiều 26/8, theo tin từ Bộ Y tế, trong 24 giờ qua, nước ta ghi nhận 3.195 ca mắc Covid-19 (giảm 151 ca so với ngày trước đó). Ngoài ra, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân nặng, phải thở ô xy tăng lên 162 ca (tăng 23 ca so với ngày trước đó) và không ghi nhận ca tử vong.
Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

Công an Hà Nội: Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Công an tổ chức hội nghị về nhiệm vụ, giải pháp công tác phòng, chống dịch bệnh và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng Covid-19 trong Công an nhân dân. Thiếu tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Bộ Công an, chủ trì hội nghị.
Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

Tăng cường triển khai tiêm vắc vin phòng Covid-19

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam có những diễn biến mới phức tạp, gia tăng số ca mắc bệnh với sự xuất hiện của nhiều ca mắc biến chủng mới BA.04, BA.05… Việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 là biện pháp hiệu quả và có ý nghĩa chiến lược trong phòng, chống dịch bệnh.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4

Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương, quyết liệt hơn nữa việc đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi.
Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

Infographic: Hà Nội triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều nhắc lại lần 2 (mũi 4)

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội mới đây đã ban hành Kế hoạch số 154/KH-UBND về việc triển khai tiêm vắc xin phòng Covid-19, liều nhắc lại lần 2 (mũi 4).
Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

Bố trí hướng đi riêng cho người bị ho, sốt, đau rát họng tại các bệnh viện

(LĐTĐ) Bộ Y tế vừa có Quyết định số 1226/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn điều chỉnh một số quy định về sàng lọc, phân luồng, xét nghiệm người nghi nhiễm SARS-CoV-2 và thu dung điều trị người mắc Covid-19 trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

Việt Nam chính thức dừng khai báo y tế khi di chuyển trong nội địa

(LĐTĐ) Mới đây, Bộ Y tế cho biết đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa (di chuyển nội địa, nơi công cộng, nhà hàng...) trong phòng, chống dịch Covid-19.
Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

Không gây khó khăn, trục lợi khi cấp "Hộ chiếu vắc xin" cho người dân

(LĐTĐ) Theo Bộ Y tế, các cán bộ, nhân viên có liên quan đến công tác cấp "Hộ chiếu vắc xin" Covid-19, nếu để xảy ra các biểu hiện tiêu cực thì phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Chuẩn bị tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 cho người trên 18 tuổi

Dự kiến, đối tượng tiêm mũi 4 vắc xin Covid-19 là người từ 50 tuổi trở lên, người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với Covid-19, cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân các khu công nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động