Hà Nội: Phổ biến pháp luật hiệu quả tại các địa bàn trọng điểm

(LĐTĐ) Tại các xã, phường, thị trấn, nhiều mô hình tự quản, tự phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội được duy trì hoạt động tương đối hiệu quả.
Hà Nội đề nghị tiếp tục tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống Covid-19 Triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động Hiệu quả từ công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa báo cáo tổng kết Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2017-2021, trong đó có Đề án Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Kết quả thực hiện Đề án cho thấy, việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các địa bàn trọng điểm vi phạm pháp luật của Thành phố trong thời gian qua có sự chuẩn bị bài bản, từ khảo sát nhu cầu đến lựa chọn nội dung, hình thức tuyên truyền.

Hà Nội: Phổ biến pháp luật hiệu quả tại các địa bàn trọng điểm
Tiểu phẩm tuyên truyền hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2020 của quận Nam Từ Liêm. (Ảnh: Linh Anh)

Để thực hiện Đề án có hiệu quả, đồng bộ, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Công an thành phố xác định, lựa chọn 43 xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Trung ương thuộc các quận, huyện, thị xã: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Long Biên, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn, Sơn Tây, Ba Vì, Phúc Thọ, Thanh Oai, Chương Mỹ, Ứng Hòa, Đan Phượng, Phú Xuyên, Mỹ Đức.

Đồng thời, tổ chức khảo sát, lấy ý kiến người dân ở hai xã, phường về các nội dung, hình thức tuyên truyền mà họ thấy hiệu quả. Qua khảo sát cho thấy, người dân mong muốn được tham dự bồi dưỡng kiến thức pháp luật; cung cấp tài liệu pháp luật; tham dự hội nghị, hội thảo, tọa đàm phổ biến kiến thức pháp luật; tham gia thi tìm hiểu pháp luật... Tuy nhiên, 27% ý kiến cho rằng mức độ tổ chức thực hiện các hoạt động PBGDPL ở địa phương được tổ chức thường xuyên, liên tục còn thấp.

Đa số cán bộ và người dân tại các địa bàn này muốn được thông tin về tình hình vi phạm, cách xử lý các vụ việc vi phạm thuộc những lĩnh vực: Quản lý, sử dụng đất đai; môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước; an toàn thực phẩm; hình sự, ma túy và các tệ nạn xã hội khác; trật tự an toàn giao thông; pháp luật về hòa giải ở cơ sở, cũng như mong muốn được phổ biến nội dung trong các quy định pháp luật thuộc những lĩnh vực này...

Sở Tư pháp - cơ quan được giao chủ trì Đề án đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức 14 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho 3.300 lượt người, giải đáp trực tiếp các vấn đề bức xúc của người dân tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật có liên quan đến các lĩnh vực pháp luật như: Đất đai, môi trường, hình sự, ma túy, tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, và đăng ký tạm trú, tạm vắng tại. Đồng thời, lồng ghép trong các chương trình, đề án khác để tổ chức 106 hội nghị cho 26.500 lượt người tham dự trong đó có nhân dân của các địa bàn trọng điểm; biên soạn và phát hành 3.913.300 tài liệu sách hỏi - đáp pháp luật và tờ gấp tìm hiểu pháp luật...

Các quận, huyện, thị xã có địa bàn trọng điểm, các xã, phường, thị trấn là địa bàn trọng điểm đã biên soạn, phát hành 949.567 tài liệu tìm hiểu pháp luật; tổ chức 3.337 hội nghị tuyên truyền cho 800.024 lượt người tham dự. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước đã tiếp nhận và tư vấn, trợ giúp được trên 3.000 vụ việc có liên quan trực tiếp đến các lĩnh vực đất đai, bảo vệ môi trường, hình sự, mua bán người...

Tại các xã, phường, thị trấn, nhiều mô hình tự quản, tự phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội được duy trì hoạt động tương đối hiệu quả như: Các nhóm liên gia “3 tự phòng - 3 tự quản”; Tổ dân phố, khu dân cư, làng, thôn văn hóa; các Tổ tự quản khu nhà trọ công nhân; Giáo họ an toàn về an ninh trật tự, Câu lạc bộ Nông dân với công tác phòng, chống ma túy; Câu lạc bộ Vì bình yên cuộc sống; Câu lạc bộ phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội của Hội Phụ nữ xã...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

Nam Từ Liêm: Phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) quận Nam Từ Liêm phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.
Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.

Tin khác

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

Cách chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất ở theo luật mới

(LĐTĐ) Từ ngày 1/1/2025, Luật Đất đai 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, trong đó đáng chú ý là căn cứ để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp lên đất thổ cư.
Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

Tội làm giả hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bị xử lí thế nào?

(LĐTĐ) Tội làm giả hồ sơ để hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lí nghiêm theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.
Xem thêm
Phiên bản di động