Hà Nội: Phát triển kinh tế làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm

Hà Nội đặt mục tiêu giai đoạn 2022 - 2025 mỗi huyện, thị xã có tiềm năng, thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn triển khai từ 1-3 sản phẩm dịch vụ du lịch cộng đồng, điểm du lịch.
Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

Quảng bá mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch

Nhằm quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm, mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch sinh thái, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) đã phối hợp với huyện Phú Xuyên, Chương Mỹ tổ chức “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội năm 2022”.

Tại Phú Xuyên, Festival được tổ chức với quy mô 220 gian hàng, trong đó 160 gian hàng làng nghề truyền thống và ẩm thực của huyện; 40 gian hàng doanh nghiệp và làng nghề của nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội; 20 gian hàng của các tỉnh bạn.

Hà Nội: Phát triển kinh tế làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm
Người dân mua sắm ở “Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội 2022” tại huyện Phú Xuyên. (Ảnh: Diệu Anh)

Các xã, thị trấn năm nay mang đến cho Festival những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh như các sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm của các làng nghề, đồng thời giới thiệu kỹ thuật và các công đoạn, quy trình sản xuất độc đáo của các nghề, làng nghề; tiếp tục quảng bá tới du khách về sự tài hoa, mảnh đất, con người Phú Xuyên.

Vốn được mệnh danh là đất trăm nghề, người dân Phú Xuyên cần cù, sáng tạo và có tinh thần ham học hỏi, chính bởi vậy mà tại Festival năm nay, chị Đỗ Thị Hồng, chủ cơ sở sản xuất giày dép da Đức Anh ở xã Phú Yên đã làm mới và mang tới trưng bày, giới thiệu những mẫu mã giày dép công sở, chất lượng cao theo phong cách giày Sài Gòn.

Chị Hồng chia sẻ, cơ sở giày Đức Anh chuyên về giày công sở. Thực tế, tại làng nghề da giày truyền thống Phú Yên mọi cơ sở chủ yếu sản xuất giày nam, giày nữ cũng có nhưng ít chủ yếu là hàng chợ. “Chính vì vậy, 5 năm trước tôi đã học nghề tại thành phố Hồ Chí Minh và trở về quê để làm nghề với mong muốn phát triển giày dép công sở ở Phú Yên. Đây là lần đầu tiên tôi tham gia trưng bày giới thiệu tại Festival và hy vọng sẽ giới thiệu, quảng bá để ngày càng có nhiều người biết đến giầy dép công sở Đức Anh”, chị Hồng nói.

Tại Chương Mỹ, Festival được tổ chức với quy mô 73 gian hàng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tiêu biểu, chủ thể sản phẩm OCOP (đạt phân hạng từ 3 sao trở lên). Trong đó, 53 gian hàng doanh nghiệp trưng bày các sản phẩm OCOP, làng nghề huyện Chương Mỹ và của một số quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

Hà Nội: Phát triển kinh tế làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm
Người tiêu dùng tiếp cận sản phẩm OCOP tại "Festival Nông sản, sản phẩm OCOP gắn kết du lịch Hà Nội 2022" ở huyện Chương Mỹ. (Ảnh: Diệu Anh)

Những sản phẩm trưng bày, giới thiệu, quảng bá tại Festival được Ban tổ chức lựa chọn kỹ từ nhóm thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, vật tư nông nghiệp, ẩm thực tiêu biểu của các địa phương.

Giám đốc HPA Nguyễn Ánh Dương cho biết, Festival là cơ hội để các đơn vị tham gia quảng bá sâu rộng thương hiệu, sản phẩm, mô hình nông nghiệp gắn kết du lịch đến khách tham quan, người tiêu dùng. Qua đó, góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, bảo tồn làng nghề truyền thống, đa dạng hóa sản phẩm OCOP gắn với du lịch địa phương. Từ đó, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, bảo tồn không gian cộng đồng làng quê truyền thống và các sản vật có nguồn gốc thiên nhiên.

Giới thiệu sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của làng nghề

Là mảnh đất trăm nghề cộng với nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thời gian qua, để phát triển du lịch làng nghề kết hợp với du lịch văn hóa, huyện Thường Tín cũng đã tập trung quy hoạch làng nghề, trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử gắn hoạt động tham quan du lịch trải nghiệm với việc mua sắm các sản phẩm làng nghề.

Theo Phòng Kinh tế huyện Thường Tín, huyện có khoảng 126 làng nghề, trong đó có 48 làng nghề được thành phố công nhận là làng nghề truyền thống với nhiều làng nghề sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, nghề hoa cây cảnh Hồng Vân, bánh dày Quán Gánh, lược sừng Thụy Ứng...

Ngoài ra, với bề dày di tích lịch sử văn hóa tâm linh đang được trùng tu tôn tạo sẽ là những điểm du lịch hấp dẫn thu hút du khách tới tham quan, trải nghiệm, tạo điều kiện cho các làng nghề của Thường Tín cất cánh.

Hà Nội: Phát triển kinh tế làng nghề gắn với du lịch trải nghiệm
Sản phẩm sơn mài ở một số làng nghề tại huyện Thường Tín, Hà Nội. (Ảnh: Thiện Tâm)

Ngoài các làng nghề, huyện Thường Tín còn nhiều di sản tâm linh nổi tiếng. Danh thắng chùa Ðậu từ lâu đã là điểm đến thu hút đông đảo khách thập phương. Không chỉ có nét đẹp kiến trúc, chùa Ðậu còn là nơi có hai pho tượng táng Thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường nổi tiếng.

Thường Tín cũng tự hào có di tích liên quan đến cuộc đời của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi ở làng Nhị Khê, có các lễ hội đặc sắc như: Lễ hội Chử Ðồng Tử - Tiên Dung, lễ hội làng Từ Vân, xã Lê Lợi...

Đó là những lợi thế rất lớn để huyện Thường Tín phát triển du lịch làng nghề, du lịch sinh thái tham quan trải nghiệm. Bởi vậy, qua hơn 3 năm từ năm 2019 đến nay, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng huyện Thường Tín vẫn đón hàng trăm nghìn lượt khách tới tham quan trải nghiệm du lịch làng nghề trên địa bàn huyện. Qua đó, có thể thấy với việc đầu tư bài bản, đồng bộ, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển du lịch thì đây sẽ là hướng phát triển bền vững cho các làng nghề truyền thống của địa phương.

Việc xây dựng các tour tuyến du lịch làng nghề văn hóa tâm linh, kết nối với tuyến du lịch đường thủy với các địa phương lân cận sẽ tạo nên các tour, tuyến hoàn chỉnh, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch để thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm, nâng cao thu nhập cho nhân dân, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển.

Theo ông Đỗ Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, với truyền thống hơn 300 năm, nghề sơn mài Duyên Thái với những sản phẩm nghệ thuật độc đáo, tinh xảo được thị trường trong và ngoài nước đón nhận. Với 2 thôn có nghề sơn mài truyền thống, xã Duyên Thái đã sản xuất ra nhiều sản phẩm như: Tranh, đĩa, bình, khay,... vừa làm đồ dùng, vừa làm đồ trang trí. Ngoài phương pháp truyền thống, các nghệ nhân còn ứng dụng sơn mài trên các “nền” khác nhau như vỏ dừa, cật tre, gốm sứ...

Theo định hướng của huyện, hiện xã Duyên Thái cũng đã quy hoạch cụm điểm công nghiệp làng nghề 12,4 ha, bố trí điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề, bãi đỗ xe và tour tuyến xe bus để thuận tiện cho việc đón du khách tới tham quan, mua sắm và trải nghiệm làng nghề.

Cơ sở sơn mài của bà Nguyễn Thị Hồi, thôn Hạ Thái, xã Duyên Thái vốn là một trong những cơ sở sản xuất lâu năm. Để lưu giữ nghề truyền thống của cha ông, dù chịu ảnh hưởng nhiều của dịch Covid-19 nhưng với uy tín lâu năm cùng sự chủ động tìm kiếm thị trường, tham gia các Hội chợ giới thiệu sản phẩm làng nghề mà cơ sở của bà Hồi vẫn duy trì và phát triển, tạo việc làm ổn định cho lao động của gia đình và lao động làng nghề.

Năm 2021, để khẳng định chất lượng sản phẩm, cơ sở của bà Nguyễn Thị Hồi cũng đã đăng ký 6 sản phẩm tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm để tìm kiếm thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm qua các chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm, làm nổi danh làng nghề sơn mài Duyên Thái trong nước và hướng tới thị trường quốc tế.

Ông Nguyễn Văn Oánh, Chủ tịch UBND xã Văn Bình, huyện Thường Tín cho hay, với định hướng phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng, Thường Tín đang nỗ lực xây dựng điểm đến có tính chất là điểm nhấn cho du lịch của huyện với việc quy hoạch làng nghề Duyên Thái, xây dựng Khu tưởng niệm Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê, trùng tu tôn tạo di tích Văn từ Thượng Phúc để vinh danh truyền thống khoa bảng, Chùa Pháp Vân và Chùa Bình Vọng của xã Văn Bình.

Trong xã hiện có 4 đình, 5 chùa thì đến nay cũng đã có 3 đình, 3 chùa với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm cũng đã được trùng tu tôn tạo. Còn 1 đình, 2 chùa của địa phương cũng đang được đầu tư xây dựng để lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

UBND thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu giai đoạn này mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn thành phố triển khai từ 1 đến 3 sản phẩm “Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch”; phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Mỗi huyện, thị xã có tiềm năng xây dựng ít nhất một mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp, nông thôn đặc thù có sự tham gia của các chủ thể nông dân - hợp tác xã - hộ kinh doanh - doanh nghiệp.

Thành phố sẽ triển khai đào tạo, bồi dưỡng nghề, bồi dưỡng kiến thức du lịch cho tối thiểu 80% nhân viên làm việc trong các cơ sở dịch vụ, làng nghề phục vụ du lịch, cán bộ quản lý du lịch tại địa phương và các chủ thể hoạt động kinh doanh du lịch nông nghiệp, nông thôn.

UBND Thành phố cũng sẽ tập trung xây dựng thí điểm 6 mô hình phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn; du lịch cộng đồng; làng du lịch thông minh; du lịch làng nghề theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững tại các huyện Thường Tín, Đan Phượng, Thanh Trì, Mỹ Đức, Thạch Thất, thị xã Sơn Tây.

Thiện Tâm - Diệu Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Chín vòng đấu cuối cùng của giải Ngoại hạng Anh 2024/25 hứa hẹn mang đến màn “hỗn chiến” khốc liệt nhất trong nhiều năm trở lại đây. Không chỉ vì tính cạnh tranh đỉnh cao, mà còn bởi cục diện bảng xếp hạng đang diễn ra với một thế trận vô tiền khoáng hậu: gần như một nửa số đội tại giải còn nguyên cơ hội giành suất dự Champions League mùa tới.
Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Để sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) trên ứng dụng VssID, VNeID thực hiện đăng ký khám chữa bệnh BHYT, người dùng có thể thực hiện các bước sau để cập nhật số Căn cước công dân (CCCD) hay mã số định danh cá nhân vào ứng dụng VssID.
Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

Lê Thị Huyền Thanh, cô gái 27 tuổi đến từ Nam Định với dáng người nhỏ nhắn và nụ cười luôn rạng rỡ, đã miệt mài trên hành trình 7 năm tổ chức các chương trình thiện nguyện vùng cao, khóa tu sinh viên và giúp đỡ rất nhiều các bạn sinh viên có cơ hội tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Từ các phong trào thi đua được các cấp Công đoàn quận Đống Đa tổ chức triển khai, trong năm 2024 đã có 312 tập thể, 5.116 lượt cá nhân được công nhận danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp. Trong đó có 1.146 lượt cá nhân được khen thưởng cấp cơ sở; 15 tập thể, 165 cá nhân tiêu biểu được Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận khen thưởng tại Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2024 cấp quận.
Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Đợt rét nàng Bân đang suy yếu dần ở miền Bắc. Dự báo trong vài ngày tới nhiệt độ sẽ tăng lên khá nhiều và nồm ẩm cũng sẽ quay trở lại.
Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Hai lần được tham gia đối thoại trực tiếp cùng Thủ tướng Chính phủ là một dấu ấn đặc biệt trong hành trình hoạt động nghệ thuật và cống hiến của cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Dung (sinh năm 1993) - giảng viên Khoa Piano Giao hưởng, Trường Cao đẳng nghệ thuật Hà Nội. Không chỉ là một nghệ sĩ tài năng, cô còn dành trọn tâm huyết cho sự nghiệp giảng dạy và các hoạt động thiện nguyện, lan tỏa âm nhạc đến cộng đồng.
Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?

Trong bối cảnh giá nhà vẫn ở mức cao, thu nhập người lao động khó tăng nhanh và chi phí sinh hoạt ngày một lớn, việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) vẫn là giấc mơ xa vời với nhiều người dân đô thị. Mặc dù đã có chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, thế nhưng mức lãi suất hiện tại vẫn khiến không ít người "chùn bước".

Tin khác

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Với mỗi phóng viên, được ra Trường Sa tác nghiệp là niềm vinh dự, tự hào và hạnh phúc. Nhưng để niềm hạnh phúc đó được trọn vẹn, mỗi người đều phải vượt qua thử thách của biển cả và giới hạn của bản thân.
Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Báo Lao động Thủ đô đã không ngừng củng cố vai trò tiên phong trong công tác tuyên truyền, định hướng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Góp phần vì một Hà Nội bình yên

Báo Lao động Thủ đô đã đi qua chặng đường 32 năm xây dựng, phát triển. Đội ngũ phóng viên luôn tự hào là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn hóa; không ngừng tự đổi mới cách làm nhằm tiếp tục khẳng định vị thế, vai trò của Báo. Trong đó góp phần tuyên truyền, bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn Thủ đô.
Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm

Nhằm phát huy giá trị văn hóa lịch sử, danh lam thắng cảnh di tích quanh hồ Gươm, góp phần tạo không gian sinh hoạt cộng đồng và đẩy mạnh phát triển du lịch, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa giao các đơn vị liên quan đẩy nhanh việc lập quy hoạch, cải tạo không gian khu vực phía Đông hồ Gươm theo hướng xây dựng quảng trường - công viên đặc biệt. Thành phố cũng sẽ đầu tư cải tạo, chỉnh trang, tái thiết, khu vực Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục.
Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Mỗi công dân Thủ đô phải trở thành một công dân số

Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa phát động tới Mặt trận các cấp, các tổ chức thành viên và các tầng lớp nhân dân phong trào “Công dân số cùng Thủ đô vươn mình”, nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo của nhân dân tham gia quá trình chuyển đổi số của Thủ đô.
Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Triển khai các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Thủ đô năm 2025

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên năm 2025, Hà Nội sẽ triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ kinh tế trên địa bàn Thành phố lĩnh vực kinh tế ngành.
Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Nông dân Thủ đô đẩy mạnh xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng

Lễ ký kết xây dựng chuỗi sản xuất trà hoa vàng Nam Sơn vừa diễn ra với sự tham gia của nhiều cơ quan, doanh nghiệp và hộ nông dân, mở ra cơ hội phát triển sản phẩm nông nghiệp đặc thù, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mang lại lợi ích kinh tế cao cho người dân.
Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề

Huyện Thường Tín đang tập trung đẩy mạnh đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn giai đoạn từ năm 2020 - 2025 và những năm tiếp theo. Đặc biệt, huyện ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp tại các làng nghề có nhu cầu bức thiết về mặt bằng sản xuất, kinh doanh, hoặc những làng nghề có mức độ ô nhiễm cao, nhằm di dời các hộ sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư.
Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tập huấn nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ

Tổ địa bàn Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Bắc Từ Liêm đã phối hợp cùng Ủy ban nhân dân, Công an các phường tổ chức đồng loạt Hội nghị tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nghiệp vụ PCCC cho các khu nhà trọ, nhà ở nhiều căn hộ trên địa bàn 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) với sự tham gia của khoảng 2.000 người.
Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Hà Nội cải tạo công viên, hồi sinh những không gian xanh

Từng bước bỏ lớp áo cũ, nhiều công viên trên địa bàn Thủ đô đang được chỉnh trang, cải tạo. Đây là nỗ lực của Hà Nội nhằm nâng cấp hệ thống công viên, mang đến những không gian xanh, sạch, đẹp, phục vụ tốt hơn nhu cầu vui chơi, thư giãn của người dân.
Xem thêm
Phiên bản di động