Hà Nội phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất đều có nhà ở xã hội

Sáng 8/7, tại kỳ họp thứ bảy, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khoá XVI, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030.
Hà Nội: Phê duyệt chủ trương đầu tư và điều chỉnh đầu tư đối với 33 dự án Từ 1/1/2023, tăng 90% mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác cát Tăng mức tiền phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng

Tiếp tục thực hiện xóa nhà tạm, nhà đơn sơ

Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2030 đã xác định rõ 6 quan điểm, mục tiêu tổng quát với 9 mục tiêu cụ thể, 2 nhóm chỉ tiêu theo giai đoạn 5 năm với 12 chỉ tiêu cụ thể, 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm với 66 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.

Trong đó, nhiều giải pháp mới phù hợp thực tiễn, tính khả thi cao, thể hiện rõ vai trò nhà nước trong công tác phát triển nhà ở, cũng như điều tiết thị trường bất động sản, việc phân công tổ chứcthực hiện cụ thể, số liệu báo cáo rõ ràng.

Hà Nội phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất đều có nhà ở xã hội
Các đại biểu thông qua Nghị quyết

Theo nghị quyết, Chương trình phát triển nhà ở phải phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình phát triển đô thị toàn thành phố Hà Nội đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 và điều chỉnh tổng thể Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã được Bộ Chính trị chỉ đạo tại Nghị quyết số 15-NQ/TƯ, ngày 5-5-2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Trung ương thống nhất chỉ đạo tại các nghị quyết, chương trình, các văn bản có liên quan đến công tác phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố làm cơ sở để chỉ đạo công tác phát triển nhà ở trên địa bàn thành phố.

Theo Nghị quyết, HĐND Thành phố xác định các mục tiêu đến năm 2025, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố phấn đấu đạt 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người.

Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 1,25 triệu m2 sàn nhà ở; tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án. Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng 0,565 triệu m2 sàn nhà ở. Nhà ở thương mại, phát triển mới khoảng 19,69 triệu m2 sản nhà ở. Nhà ở riêng lẻ, phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm).

Về chất lượng nhà ở nghị quyết đề ra tiếp tục thực hiện việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ. Trong đó, tập trung xóa bỏ nhà tạm, nhà đơn sơ tại các khu nhà “ổ chuột” khu vực chân cầu, dọc theo ven các sông, kênh trên địa bàn thành phố; Nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố toàn thành phố đạt 90%, trong đó khu vực đô thị đạt 95%, khu vực nông thôn đạt 85%.

Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ số; Các khu đô thị, khu nhà ở phải bố trí đầy đủ hạ tầng khung, (cấp điện, cấp thoát nước), đáp ứng đầy đủ cơ sở giáo dục công lập…

Phấn đấu năm 2030 đạt 32m2 sàn/người

Nghị quyết đưa ra mục tiêu đến năm 2030, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 32m2 sàn/người, trong đó khu vực đô thị đạt 33m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Về nhà ở xã hội, phát triển mới khoảng 5,55 triệu m2 sàn nhà ở.

Hà Nội phấn đấu 100% các khu công nghiệp, khu chế xuất đều có nhà ở xã hội

Đại biểu tham dự kỳ họp

Về nhà ở xã hội, sẽ phát triển mới khoảng 5,55 triệu mét vuông sàn nhà ở; triển khai đầu tư xây dựng 1-2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và chuẩn bị đầu tư đối với các khu còn lại; phấn đấu 100% khu công nghiệp, khu chế xuất của thành phố đều có khu nhà ở xã hội phục vụ công nhân, người lao động. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.

Về nhà ở tái định cư, sẽ phát triển mới khoảng 1,3 triệu mét vuông sàn nhà ở; nhà ở thương mại, sẽ phát triển mới khoảng 15,19 triệu mét vuông sàn nhà ở; nhà ở riêng lẻ sẽ phát triển mới khoảng 22,5 triệu mét vuông sàn (khoảng 4,5 triệu mét vuông sàn/năm).

Đối với chất lượng nhà ở, thành phố đặt mục tiêu hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà đơn sơ trên địa bàn thành phố; nâng tỷ lệ nhà ở kiên cố khu vực đô thị đạt 100%, khu vực nông thôn đạt 90%. Tiếp tục huy động các nguồn lực, vận động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xây dựng, sửa chữa nhà ở xuống cấp, hư hỏng. Đa dạng loại hình sản phẩm nhà ở thương mại để bán, cho thuê, cho thuê mua, theo đó tối thiểu đạt tỷ lệ phần trăm đối với từng loại hình trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án: 5% nhà ở cho thuê, 10% nhà ở cho thuê mua. Tăng tỷ trọng nhà ở có diện tích trung bình, căn hộ có diện tích tối thiểu 45m2/căn hộ và giá cả hợp lý phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân.

Đặc biệt, thành phố ưu tiên phát triển nhà ở theo dự án tại khu vực mở rộng, đẩy mạnh phát triển các khu đô thị vệ tinh của thành phố; phấn đấu 100% dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị hình thành mới có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên phải được quy hoạch xây dựng theo xu hướng nhà ở xanh, đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ số; các khu đô thị, khu nhà ở phải bố trí đầy đủ hạ tầng khung (cấp điện, cấp thoát - nước), đáp ứng đầy đủ cơ sở giáo dục công lập, chỗ tập kết rác thải, các điểm nạp sạc điện cho ô tô, xe máy và sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, thiết bị điện tiết kiệm năng lượng (ưu tiên năng lượng tái tạo).

Về quỹ đất để phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, thành phố dự kiến tổng diện tích đất để xây dựng nhà ở trên địa bàn toàn thành phố khoảng 1.868ha, trong đó diện tích đất xây dựng nhà ở khu vực đô thị khoảng 1.384ha, khu vực nông thôn khoảng 484ha.

Nguồn vốn phát triển nhà ở giai đoạn 2021- 2030, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố khoảng 880.000 tỷ đồng, trong đó nhu cầu vốn ngân sách khoảng 11.700 tỷ đồng.

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA

VietnamPlus nhận giải thưởng báo chí quốc tế của WAN-IFRA

Báo Điện tử VietnamPlus của Thông tấn xã Việt Nam đã giành giải thưởng lớn từ Hiệp hội các nhật báo và nhà xuất bản tin tức thế giới (WAN - IFRA) với tác phẩm báo chí 3D tương tác về Hà Nội.
Hà Nội dự phòng xe buýt phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Hà Nội dự phòng xe buýt phục vụ người dân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong các ngày cao điểm (30/4, 1/5 và 4/5), các đơn vị trực thuộc sẽ chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực, phương tiện để tăng cường phục vụ, giải tỏa hành khách tại các bến xe, trạm trung chuyển.
Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phục vụ đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội: Tạm dừng đào đường, hè phục vụ đi lại dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Sở Xây dựng Hà Nội vừa yêu cầu tạm dừng thi công đào đường, hè các công trình trên địa bàn Thành phố bảo đảm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2025 - 2030

Chiều ngày 22 và sáng 23/4/2025, Công ty CP Đường sắt Nghệ Tĩnh tổ chức Đại hội Đảng bộ khoá XIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động

Công đoàn các KCN&CX Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động hướng về người lao động

Quý II/2025, Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo phương châm hướng mạnh về cơ sở, đại diện chăm lo tốt nhất cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
Lao động trẻ tuổi cần nâng cao kỹ năng

Lao động trẻ tuổi cần nâng cao kỹ năng

Các chuyên gia về lao động cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, nhóm lao động trẻ tuổi cần nâng cao kỹ năng để tránh bị ảnh hưởng bởi tái cơ cấu lao động. Trong khi đó, lao động không có chuyên môn kỹ thuật dễ mất việc do yêu cầu ngày càng cao.
Đánh giá hiệu quả các mô hình tuyên truyền pháp luật trong công nhân lao động

Đánh giá hiệu quả các mô hình tuyên truyền pháp luật trong công nhân lao động

Ngày 23/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội thảo đánh giá hiệu quả các mô hình tuyên truyền vận động chấp hành pháp luật, nâng cao đời sống tinh thần trong công nhân lao động.

Tin khác

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Nội dự kiến tên gọi 126 xã, phường sau sắp xếp

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành văn bản về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố để thực hiện lấy ý kiến nhân dân và tổ chức kỳ họp Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp. UBND Thành phố sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án báo cáo Chính phủ, thời gian hoàn thành trước ngày 1/5.
Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Cầu Giấy dự kiến còn 3 phường sau sắp xếp

Dự kiến, quận Cầu Giấy sẽ có 3 đơn vị hành chính cơ sở, gồm: Cầu Giấy 1 (Cầu Giấy), Cầu Giấy 2 (Nghĩa Đô) và Cầu Giấy 3 (Yên Hòa).
Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Khởi công Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long

Dự án xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long, huyện Hoài Đức có tổng mức đầu tư trên 2.384 tỷ đồng do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng Hà Nội làm chủ đầu tư. Mục tiêu nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông (hạ tầng khung) theo quy hoạch; kết nối, khai thác hợp lý với kết cấu hạ tầng giao thông đã được đầu tư xây dựng...
Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Hà Nội sẽ sớm “chốt” số lượng và tên gọi các xã, phường

Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong chiều nay (18/4), Hà Nội tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn, với sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành và UBND quận, huyện. Đây là cuộc họp sẽ cơ bản xác định số lượng và tên gọi các xã, phường. Sau đó, các quận, huyện sẽ triển khai lấy ý kiến nhân dân.
Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Sáng nay (18/4), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội Nguyễn Lan Hương chủ trì lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025. Tại buổi lễ phát động, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đã tiếp nhận ủng hộ của 48 tổ chức, cá nhân với tổng số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Công tác GPMB cần cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) tại các dự án rất cần có sự minh bạch, rõ ràng, cùng với đó là sự phối hợp giữa các sở ngành, quận, huyện với cơ quan báo chí. Dự án đến giai đoạn nào thì kịp thời cung cấp tài liệu, thông tin cho báo chí ở giai đoạn đó. Đây là ý kiến của Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản tại Hội nghị triển khai công tác tuyên truyền vận động GPMB dự án trọng điểm trên địa bàn Tây Hồ, Long Biên và Đông Anh.
Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Hà Nội: Kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội vừa ra Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Cơ quan Thành ủy Hà Nội ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam”

Ngày 16/4, hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 của Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, cơ quan Thành ủy Hà Nội đã tổ chức quyên góp ủng hộ.
Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Tạo đột phá, khai thác nguồn lực phát triển Thủ đô

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa có Quyết định số 2059/QĐ-UBND về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Hà Nội đầu tư 880 tỷ đồng làm cầu vượt nút giao Lê Trọng Tấn với quốc lộ 6

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1993/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao đường Lê Trọng Tấn, Hà Đông và Quốc lộ 6.
Xem thêm
Phiên bản di động