Hà Nội nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị

(LĐTĐ) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi các thành phố lớn trên thế giới đều phát huy sức hấp dẫn và lôi cuốn của không gian công cộng ở các khu trung tâm, thì Hà Nội đang nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị.
Phát động phong trào thi đua cao điểm tổ chức thành công cuộc bầu cử các cấp Vietjet tham gia Lễ hội kích cầu du lịch Hà Nội năm 2021 Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại truyền thông về du lịch

Cần các công trình nghệ thuật mang tính tổng thể

Ngoài vị thế là thủ đô, Hà Nội luôn là điểm đến hấp dẫn bởi những yếu tố độc đáo hấp dẫn đối với du khách như hệ thống di tích văn hóa lịch sử phong phú, tinh hoa văn hóa ẩm thực đặc sắc và đa dạng và Hà Nội là điểm đến an toàn, thân thiện và một trong những vẻ đẹp của Hà Nội thường được du khách nhắc đến đó là sự pha trộn đầy quyến rũ giữa kiến trúc Pháp và Việt Nam.

Hà Nội nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị
Công trình cầu Long Biên trở thành biểu tượng về vẻ đẹp của Hà Nội.

Các công trình kiến trúc như Nhà Hát lớn, Cầu Long Biên, Khu Phố cổ ... không chỉ phản ánh văn hóa, lịch sử của Hà Nội mà có hình thức, kết cấu độc đáo biểu hiện tính thẩm mỹ, sự hài hòa với môi trường, trở thành biểu tượng về vẻ đẹp của Hà Nội.

Điểm đến luôn có vai trò là nguồn tài nguyên, quyết định khả năng thu hút du khách. Việc chú trọng, đầu tư, xây dựng điểm đến bằng nghệ thuật công cộng là một trong những biện pháp để tạo nên giá trị của điểm đến.

Tuy nhiên, theo tham luận của Phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Thị Thanh Mai (Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam) tại Tọa đàm "Nghệ thuật công động kiến tạo điểm đến du lịch", hầu hết những kiến trúc và điêu khắc đẹp và đặc sắc là được xây dựng từ thời thuộc địa Pháp. Những kiến trúc và điêu khắc công cộng ở các giai đoạn sau ít sức hấp dẫn hơn.

Hà Nội nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị
Hà Nội có hệ thống di tích văn hóa lịch sử phong phú

Hà Nội với nền tảng sở hữu các loại hình điểm đến phong phú đa dạng, nếu được đầu tư xây dựng các công trình nghệ thuật công cộng hiện đại sẽ góp phần nâng cao chất lượng không gian môi trường và kiến tạo điểm đến du lịch.

Cho đến nay, đã có một số dự án nghệ thuật công cộng triển khai ở Hà Nội, trong đó có những dự án nhận được phản hồi tích cực từ công chúng, chẳng hạn như phố bích họa Phùng Hưng đã thu hút du khách và trở thành một điểm đến ở Hà Nội hay như Phúc Tân, khu sân sau của Hà Thành đã trở nên khang trang hơn nhờ 16 tác phẩm nghệ thuật đương đại của các nghệ sĩ trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, nhìn chung, không gian công cộng của Hà Nội vẫn chật chội, chưa hấp dẫn và thiếu các dự án, chương trình nghệ thuật công cộng mang tính tổng thể.

Hà Nội nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị
Không gian công cộng - nơi cộng đồng cùng nhau xây dựng, lưu giữ và chia sẻ các ký ức chung

Kinh nghiệm của quốc tế cho thấy, nghệ thuật công cộng có thể mang lại lợi ích xã hội, thẩm mỹ, kinh tế, văn hóa nghệ thuật, đóng góp vào việc tạo thẩm mỹ của một địa điểm; thúc đẩy sự gắn kết xã hội và cung cấp phương tiện để tương tác với cộng đồng; hỗ trợ xác định tính độc đáo của địa điểm và đóng góp vào bản sắc văn hóa của cộng đồng; góp phần biến đổi cảnh quan; cung cấp phản ứng đương đại đối với bối cảnh lịch sử và văn hóa; thể hiện các giá trị cộng đồng hoặc cách thế giới được nhìn nhận tại một thời điểm cụ thể; kích thích sự tương tác và đối thoại; thúc đẩy sự hợp tác giữa các nghệ sĩ, kiến trúc sư và tất cả những người tham gia vào việc phát triển và sắp đặt nghệ thuật công cộng;

Thông qua nghệ thuật tập trung vào các vấn đề xã hội, tạo cơ hội kinh tế cho các nghệ sĩ và người dân địa phương; kích thích sự đổi mới, cung cấp động lực để học hỏi và nhận thức về thị giác và văn hóa, giảm thiểu sự phá hoại và các chi phí liên quan; kích thích du lịch văn hóa, tạo điều kiện ủng hộ và gắn kết nghệ thuật với công chúng thông qua phạm vi tiếp cận rộng rãi.

Tận dụng các không gian công cộng cho kinh tế du lịch

Hà Nội nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị
Văn hóa là tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết, xây dựng việc làm, khơi dậy niềm tự hào và niềm tin vào một cộng đồng

Không gian công cộng - nơi cộng đồng cùng nhau xây dựng, lưu giữ và chia sẻ các ký ức chung, có tầm quan trọng đặc biệt trong chất lượng sống của người dân thể hiện qua sự tương tác giữa con người với con người, con người với thiên nhiên và con người trong môi trường văn hóa nghệ thuật.

Bày tỏ niềm yêu thích với vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội, chị Trần Mỹ Trà - một du khách đến từ Vĩnh Long cho biết, chị ấn tượng nhất với vẻ đẹp của Cầu Long Biên khi về đêm, sau đó là bức tranh gốm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội dưới chân cầu Chương Dương. Tuy nhiên, chị bày tỏ rằng bản thân không thích các bức tranh tường được vẽ tràn lan khắp Hà Nội. “Tôi cho rằng nên quy hoạch lại các công trình công cộng, khu vực nào cần cổ kính thì hãy xây dựng các công trình nghệ thuật mang nét xưa, khu vực nào mang vẻ đẹp hiện đại thì xây dựng công trình nghệ thuật mang nét hiện đại, không nên để lộn xộn như hiện nay”, chị Trà chia sẻ cách nhìn nhận cá nhân.

Là một người dân sống Hà Nội, anh Nguyễn Mạnh Hùng (Tân Ấp, Phúc Xá, Ba Đình) cho rằng, các công trình nghệ thuật công cộng, văn hóa công cộng sẽ làm tăng các lượt ghé thăm bằng cách tạo ra một cá tính và đặc điểm riêng biệt mà du khách sẽ bị thu hút. Hà Nội là nơi có rất nhiều điểm du lịch ấn tượng đối với du khách thế giới, nhưng các công trình công cộng chưa hoàn toàn phát huy được giá trị kinh tế của du lịch.

Hà Nội nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị
Hà Nội phảng phất nét xưa với cây cầu bắc qua Sông Hồng

“Tôi lấy ví dụ, công trình nghệ thuật công cộng Phố Bích họa Phùng Hưng mang lại giá trị kinh tế khi điểm đến này phát sinh những hoạt động giao thương khác giữa các du khách đối với các khu phố lân cận, đặc biệt là phố cổ. Trái lại, công trình Con đường gốm sứ rất hoành tráng, là điểm check-in tuyệt vời nhưng lại vắng khách check-in, đặc biệt là khi con phố này còn có ưu thế nằm ngay cạnh Hồ Tây. Tôi mong rằng Hà Nội sẽ có nhiều công trình nghệ thuật công cộng ấn tượng thu hút du khách”, anh Hùng cho biết.

Diện mạo chung Hà Nội đã có có những chuyển biến, trở nên hiện đại hơn sau khi được mở rộng từ năm 2008, nhưng bên cạnh đó là thực trạng về các không gian ngoài trời bị xâm lấn bởi các hoạt động thương mại, mưu sinh và phát triển hạ tầng giao thông đô thị.

Khi nghiên cứu về không gian công cộng của Hà Nội, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển nhưng ngược lại người dân đang mất dần đi những không gian công cộng - yếu tố quan trọng của một thành phố đáng sống. Thực tế đó cho thấy, sự cần thiết của việc nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp giải quyết các không gian công cộng.

Hà Nội nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị
Sức mạnh của nghệ thuật và văn hóa có thể được sử dụng để thay đổi hình ảnh của một khu vực, hồi sinh các khu thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Chính quyền Hà Nội đã chú ý đến việc cải tạo cảnh quan và cơ sở công cộng thông qua việc thực hiện một số dự án, chương trình hồi sinh, tái tạo lại khu phố cổ, các quận. Tuy nhiên, bên cạnh việc xây dựng chiến lược phát triển không gian công cộng, trong đó chú ý đến giải pháp cân bằng bằng cách di dời các cơ sở sản xuất không còn phù hợp trong nội đô để dành đất phục vụ cộng đồng, trong đó ưu tiên cho cây xanh, mặt nước và không gian công cộng để nâng cao chất lượng cuộc sống về mặt thể chất cũng như tinh thần cho người dân, thì cũng rất cần có các dự án nghiên cứu và xây dựng nghệ thuật công cộng cho Hà Nội.

Sức mạnh của nghệ thuật và văn hóa có thể được sử dụng để thay đổi hình ảnh của một khu vực, hồi sinh các khu thương mại, kích thích tăng trưởng kinh tế.

Theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt xác định mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới; trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Nghệ thuật và văn hóa là tài nguyên quan trọng thúc đẩy sự hiểu biết, xây dựng việc làm, khơi dậy niềm tự hào và niềm tin vào một cộng đồng. Điều này đặt ra yêu cầu về sự cần thiết đánh giá môi trường nghệ thuật công cộng ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, nhằm khám phá các khả năng cho tương lai của nghệ thuật công cộng trong hoàn cảnh Việt Nam đang có những phát triển năng động và nhanh chóng.

Hà Nội nỗ lực tìm hướng đi mới trong thị trường du lịch đô thị
Hà Nội hấp dẫn du khách bởi các điểm đến lịch sử

Ở lĩnh vực du lịch, trong khoảng 3 năm trở lại đây Hà Nội đã liên tiếp nhận được Giải thưởng cao trong đánh giá và xếp hạng về vị trí điểm đến như: Năm 2018, Hà Nội đạt Giải thưởng “Điểm đến hàng đầu châu Á” và là một trong 10 thành phố “Điểm đến hàng đầu thế giới” do World Travel Awards vinh danh; Năm 2019, Hà Nội được nhận giải Travelers Choice Awards dựa trên tổng hợp tất cả đánh giá, xếp hạng và nội dung lưu trữ mà khách du lịch toàn cầu chia sẻ và xếp thứ 4/25 điểm đến hàng đầu châu Á, xếp thứ 15/25 điểm đến hàng đầu thế giới do du khách bình chọn trên trang TripAdvisor.

Theo đánh giá của CNN, Hà Nội được xếp thứ 17 trong danh sách 19 điểm đến tốt nhất châu Á năm 2019; Năm 2020, Hà Nội tiếp tục nhận Giải thưởng Travellers Choice Adwards; Trang Reader's Digest của Mỹ đánh giá Hà Nội là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất châu Á; Flight Net Work, một trong những công ty du lịch trực tuyến hàng đầu tại Canada bình chọn về 50 thành phố đẹp nhất thế giới, trong đó Hà Nội xếp thứ 37; Năm 2021, TripAdvisor công bố danh sách 25 điểm đến nổi tiếng hàng đầu thế giới, Hà Nội đứng thứ 6 trong danh sách này.

Đặt trọng tâm sáng tạo vào trung tâm chiến lược và phát triển bền vững, Hà Nội đang trên đường phấn đấu trở thành trung tâm hội tụ thiết kế và đổi mới ở khu vực kinh đô sáng tạo.

Bài và ảnh: Bảo Thoa

Nên xem

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.

Tin khác

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

Tháng 3/2024, khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Sở Du lịch Hà Nội thông tin, tổng khách du lịch đến Hà Nội đạt 2,26 triệu lượt khách, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều tour du lịch giảm giá "sốc" trong ngày hội du lịch TP.HCM năm 2024

Nhiều tour du lịch giảm giá "sốc" trong ngày hội du lịch TP.HCM năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/3, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 20 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 4 - 7/4 tại Công viên 23/9, quận 1 với chủ đề “20 năm hành trình sống động”.
Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM

Phấn đấu tăng 10 - 12% khách du lịch bằng đường thủy đến TP.HCM

(LĐTĐ) Trong năm 2024, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đặt ra chỉ tiêu lượng khách du lịch bằng đường thuỷ đến Thành phố tăng từ 10 - 12% so với năm 2023.
Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

Ngẩn ngơ ngắm hoa gạo đỏ rực trời

(LĐTĐ) Trong những ngày tháng Ba, rất nhiều chị em đã lưu lại những hình ảnh tươi đẹp bên cây gạo cổ thụ nằm giữa cánh đồng xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

Tìm Xuân bên dòng Nho Quế

(LĐTĐ) Cùng với Mã Pì Lèng hiểm trở, sông Nho Quế đã trở thành huyền thoại, đi vào thơ ca và là một trong những biểu tượng của Hà Giang. Đến với Hà Giang vào những ngày tháng 3, thấy nơi đây dường như không có Hạ, Thu, Đông, chỉ có mùa Xuân luôn hiện hữu trong màu xanh của sông, của núi.
Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024

(LĐTĐ) Tối ngày 16/3, tại thành phố Điện Biên đã chính thức diễn ra Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên với chủ đề “Vinh quang Điện Biên Phủ - Trải nghiệm bất tận” cùng với Lễ hội Hoa Ban năm 2024. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà dự Lễ khai mạc.
Về thành phố biên cương ngắm hoa gạo rực rỡ tháng 3

Về thành phố biên cương ngắm hoa gạo rực rỡ tháng 3

(LĐTĐ) Vào những ngày tháng 3, du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy hoa gạo nở rực trời khi đi qua Cốc Lếu - địa danh nổi tiếng của thành phố Lào Cai. Địa danh này có từ cách đây cả trăm năm, nhưng không phải ai cũng biết tên gọi Cốc Lếu bắt nguồn từ một loài cây - cây gạo, với rực rỡ mùa hoa bung nở tháng 3.
Xu hướng du lịch "tại chỗ" nở rộ

Xu hướng du lịch "tại chỗ" nở rộ

(LĐTĐ) Tình hình kinh tế khó khăn đã khiến cho nhu cầu du lịch của người Việt có nhiều thay đổi. Thay vì chi tiền cho những chuyến đi xa, hiện nay, du lịch “tại chỗ” đang trở thành lựa chọn của không ít người dân.
Sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên sắp ra mắt

Sản phẩm du lịch độc đáo của Điện Biên sắp ra mắt

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên và Lễ hội Hoa Ban năm 2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện sẽ giới thiệu tới du khách show diễn thực cảnh “Huyền tích UVA”. Đây được kỳ vọng là sản phẩm du lịch mới, mang lại trải nghiệm mới lạ, hấp dẫn.
TP.HCM:  Hơn 5.000 phụ nữ tham gia lễ hội áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

TP.HCM: Hơn 5.000 phụ nữ tham gia lễ hội áo dài trên phố đi bộ Nguyễn Huệ

(LĐTĐ) Ngày 8/3, hơn 5.000 người khoác trên mình tà áo dài tham gia đồng diễn “Tôi yêu áo dài Việt Nam” tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1). Đây là một trong những hoạt động nổi bật của Lễ hội Áo dài Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 10, năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động