Hà Nội: Người dân chủ động tích trữ nhu yếu phẩm trước khi bão Yagi đổ bộ
Siêu bão Yagi ảnh hưởng như thế nào đến Hà Nội? Hà Nội: Triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó bão số 3 Những việc cần làm ngay để ứng phó với siêu bão Yagi |
Người dân gom thực phẩm để chống bão
Theo dự báo, siêu bão Yagi (bão số 3) có sức gió mạnh nhất 201 km/h, dự kiến đêm nay 6/9 vào vịnh Bắc Bộ gây gió mạnh, mưa to và giông lốc ở miền Bắc. Lo lắng mưa kéo dài do ảnh hưởng của siêu bão Yagi, sáng nay, nhiều người dân ở một số khu vực, địa phương của Hà Nội đã chủ động mua lương thực, thực phẩm gấp 2-3 lần ngày thường.
Trong ngày 6/9, ghi nhận của phóng viên cho thấy, nhiều siêu thị lớn ở Hà Nội như Big C, Aeon Mall,... rất đông người tới mua sắm, đông nhất ở khu vực bán rau, củ, quả, nhiều thời điểm quá tải.
Người dân tập trung mua sắm rau, củ, quả tại siêu thị. |
Tại một số siêu thị lớn như Big C, Winmart, lượng khách mua hàng tăng đột biến, khiến một số thời điểm, kệ hàng rau thịt hết hàng. Cũng do khách hàng tăng đột biến nên một số siêu thị xảy ra tình trạng xếp hàng chờ thanh toán.
Vào khoảng 10h sáng 6/9, tại siêu thị Big C Trần Duy Hưng, hàng trăm người tới mua sắm, đông nhất ở khu vực bán rau củ quả, nhiều thời điểm quá tải. Nhân viên siêu thị đã phải nhiều lần xếp thêm hàng vào quầy. Một nhân viên phục vụ cho biết, lượng người tới Big C để mua rau tăng mạnh từ tối qua, buộc nhân viên phải làm việc liên tục.
Có mặt tại siêu thị WinMart Thăng Long (đường Trần Đăng Ninh, Cầu Giấy) từ sớm để mua thực phẩm đề phòng bão Yagi đổ bộ, chị Mai Ngọc cho biết, những đồ chị mua có thể giúp cho 4 người trong gia đình đủ dùng trong 1 tuần. “Tôi sợ bão vào sẽ gây mưa lớn trên diện rộng nên tranh thủ đi mua hết những thực phẩm cần thiết cho cả gia đình. Như vậy cũng yên tâm hơn phần nào. Chứ bão gió ra ngoài cũng không an toàn”, chị Ngọc nói.
Đại diện Winmart Thăng Long cho biết, sức mua rau, thực phẩm trong sáng nay tăng khoảng 350% so với ngày thường. Ba tiếng bán hàng buổi sáng bằng một ngày tiêu thụ những hôm bình thường. “Chúng tôi dự báo sức mua sẽ tăng trong những ngày bão, nhưng không ngờ lại cao đến thế”, đại diện Winmart Thăng Long cho hay.
Được biết, tối qua, siêu thị này đóng cửa muộn hơn một tiếng, lúc 23h so với 22h các ngày thường khi người dân bắt đầu tích trữ thực phẩm trước bão. Quản lý siêu thị cho biết, khoảng 7h30 sáng nay, người dân đã xếp hàng dài trước quầy tính tiền. 12 quầy thu ngân đồng loạt được mở và bố trí thêm 2 quầy phụ để phục vụ người dân.
Cũng theo ghi nhận, tại một số chợ dân sinh ở Hà Nội như: Ngọc Hà (Ba Đình), Nghĩa Tân (Cầu Giấy), Chợ Hôm (Hai Bà Trưng), Cống Vị (Ba Đình), Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm), Xuân La (Tây Hồ),… lượng hàng hóa người dân mua nhiều hơn so với ngày thường. Đến 12h trưa 6/9, đa số sạp hàng thực phẩm tươi sống, rau củ ở nhiều chợ dân sinh đã hết hàng.
Chị Mai Loan - tiểu thương bán rau tại chợ Xuân La cho biết, với số lượng rau bán tương đương ngày thường tới chiều tối mới hết. Tuy nhiên, chỉ đến 10h30 sáng 6/9, các loại rau của chị Loan đã hết 80%.
“Lo lắng mưa bão không ra ngoài nên đa số người dân mua tăng lượng rau gấp 2-3 ngày thường. Đợt này thời tiết thuận lợi, các loại rau củ dồi dào, không lo thiếu hàng”, chị Loan nói.
Có thời điểm, kệ chứa rau muống, rau ngót, rau lang hết sạch. Chị Hạnh, quận Cầu Giấy, cho biết lo ngại mưa bão ảnh hưởng nên chủ động đi mua sắm đồ thiết yếu trước. “Tôi tới muộn nên không mua được cà rốt, nhưng nhiều loại rau khác vẫn còn”, chị Hạnh nói.
Khu vực bày rau ăn hàng ngày như cải chíp, mồng tơi, rau lang,... hết hàng, sót lại duy nhất bó cần tây. Trong khi ở phía đối diện, các loại rau gia vị như hành lá, mùi tàu, húng... còn đầy ắp.
Chị Hà, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Ngọc Hà cho biết, đến 9h30 sáng 6/9, sạp hàng đã trống trơn. Theo chị Hà, đa số người dân mua nhiều hơn so với ngày thường nên lượng hàng bán nhanh. Lượng mua tăng nhưng giá bán tương đương ngày thường. Giá thịt lợn ba chỉ, nạc vai, xương sườn 130 - 140 nghìn đồng/kg.
Các siêu thị đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho người dân
Trao đổi với báo chí, ông Vũ Thanh Tân - đại diện truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam (đơn vị quản lý hệ thống siêu thị Big C/GO!) cho biết, trước siêu bão số 3, nhu cầu mua thực phẩm, đặc biệt rau củ quả của người dân tăng vọt. Để kịp thời phục vụ người dân, từ hôm qua, siêu thị BigC Thăng Long (Hà Nội) đã tăng giờ mở cửa, kéo dài đến 23h thay vì 22h như thường lệ. Bộ phận thu mua của siêu thị cũng đã làm việc với các nhà cung ứng, tăng gấp 2 lần số hàng dự trữ.
|
“Sáng 6/9, ngay từ giờ mở cửa, hệ thống BigC/GO! đã đông khách tập trung mua sắm, nhưng chưa ghi nhận hiện tượng khan hàng, tăng giá. Cập nhật từ các siêu thị ở Hải Phòng, Quảng Ninh cũng không có tình trạng này”, ông Tân nói.
Những ngày tới khi bão dự kiến đổ bộ, ông Tân cho biết, hệ thống siêu thị vẫn hoạt động theo lịch bình thường, kéo dài thời gian mở cửa từ 8h-23h hằng ngày. Nếu có thay đổi vì tình hình thời tiết, siêu thị sẽ thông báo rộng rãi.
Ông Nguyễn Anh Đức - Tổng Giám đốc Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho biết, cách đây 1 tuần, hệ thống siêu thị triển khai đưa hàng hóa ra các địa phương dự báo ảnh hưởng cơn bão số 3. Từ tổng kho hàng hóa ở Bắc Ninh, Saigon Co.op đang vận chuyển hàng tới siêu thị, nhất là mặt hàng như mỳ, gạo....
“Lượng hàng hóa thiết yếu tại kho hàng dồi dào, đảm bảo cung ứng đủ, người dân yên tâm không lo thiếu lương thực, thực phẩm. Bên cạnh đó, Saigon Co.op chuẩn bị sẵn các lô hàng lớn cho công tác thiện nguyện, phòng trường hợp bão số 3 ảnh hưởng mạnh tới một số địa phương. Giả sử cơn bão số 3 xảy ra ảnh hưởng lớn, siêu thị đảm bảo sẵn sàng cung ứng với trách nhiệm cao nhất, chi phí chia sẻ với người tiêu dùng, cộng đồng”, ông Đức cho biết.
Qua trao đổi với báo chí, đại diện Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết đã triển khai tới đơn vị, siêu thị đảm bảo cung ứng hàng hóa. Các đơn vị đang hưởng ứng, sắp xếp luồng khách hàng ra vào, để người dân ai cũng mua được hàng hóa.
“Tình trạng một số hàng hóa trên kệ hết do lượng mua tăng đột biến chỉ xảy ra cục bộ. Các siêu thị sẽ xuất hàng từ kho, lưu chuyển giữa các kho hàng đảm bảo cung ứng đủ hàng hóa cho người dân trước, trong và sau cơn bão số 3”, đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam thông tin.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Quận Hai Bà Trưng góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ quận
Nhịp sống Thủ đô 21/11/2024 08:42
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 18:56
Hà Nội có xã dân tộc miền núi đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
Nhịp sống Thủ đô 20/11/2024 09:24
Đẩy mạnh kết nối cung - cầu, nâng cao giá trị sản phẩm địa phương
Thủ đô 19/11/2024 15:25
Sơn Tây: Khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu ngành Giáo dục và Đào tạo năm học 2023 - 2024
Nhịp sống Thủ đô 19/11/2024 07:59