Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ

(LĐTĐ) Chiều 8/12, thành phố Hà Nội tổ chức trao kinh phí hỗ trợ các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khắc phục hậu quả do mưa lũ gây ra. Tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ và lãnh đạo thành phố đã trao cho đại diện 12 tỉnh miền Trung, Tây Nguyên khoản hỗ trợ tổng số 91 tỷ đồng.
Nhiều kết quả nổi bật trong công tác xây dựng Đảng Tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để kinh tế Hà Nội phát triển có chiều sâu Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ: Chia sẻ với người dân bằng tinh thần trách nhiệm, chủ động

Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ cho biết, trong thời gian vừa qua, đồng bào ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên phải gánh chịu những thiệt hại, mất mát to lớn, nặng nề về người và tài sản do sự tàn phá của 9 cơn bão và các đợt mưa lũ, sạt lở đất gây ra. Hàng triệu đồng bào phải chịu cảnh thiếu thốn nhiều mặt, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai.

Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi lễ

Thay mặt Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân Thủ đô Hà Nội, đồng chí Vương Đình Huệ gửi lời thăm hỏi, sự chia sẻ ân cần và sâu sắc đến Đảng bộ, chính quyền, lượng lực vũ trang và nhân dân các tỉnh bị ảnh hưởng của thiên tai.

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng gửi lời chia buồn sâu sắc đến thân nhân, gia đình các cán bộ, chiến sỹ, đồng bào không may mắn gặp nạn trong đợt thiên tai thảm khốc vừa qua.

Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, ngay khi nắm được thông tin về tình hình thiệt hại của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, ngày 13/10/2020, tại Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội đã tổ chức phát động “Toàn dân tham gia ủng hộ miền Trung bị thiệt hại do mưa lũ” và đã thu được số tiền ủng hộ là 312 triệu đồng ngay tại Đại hội.

Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao hỗ trợ tỉnh Nghệ An khắc phục hậu quả bão lũ

Cũng ngay trong ngày 13/10, Hà Nội đã trích số tiền 7 tỷ đồng để kịp thời hỗ trợ Nhân dân miền Trung khắc phục khó khăn do cơn bão số 6 gây ra. Ngày 22/10/2020, Hà Nội tiếp tục hỗ trợ đợt hai cho hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Bên cạnh việc đăng ký ủng hộ với Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các cơ quan và địa phương còn tổ chức các đoàn công tác trực tiếp thăm, động viên và hỗ trợ trực tiếp cho đồng bào các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Cụ thể, Công an thành phố hỗ trợ 4,1 tỷ đồng; Thành đoàn Hà Nội hỗ trợ cả tiền và hàng hóa trị giá 2,5 tỷ đồng; Hội Nông dân Hà Nội hỗ trợ cả tiền và hàng hóa trị giá 700 triệu đồng; Hội Chữ thập đỏ thành phố hỗ trợ trên 11 tỷ đồng. Nhiều quận, huyện, thị xã của thành phố cũng đã tổ chức các đoàn đi thăm, tặng quà cho đồng bào miền Trung và Tây Nguyên.

Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ trao hỗ trợ tỉnh Đắk Lắk khắc phục hậu quả bão lũ

Tính đến nay, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tiếp nhận đăng ký ủng hộ của 203 lượt đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân ủng hộ với tổng số tiền trên 110 tỷ đồng.

Ngoài ra, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã phối hợp với Công ty cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam VNPay và Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội thiết lập Mã QR để những người sử dụng ứng dụng “mobile banking” là có thể quét mã QR để ủng hộ.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ bày tỏ: “Mong rằng với tình cảm, sự chia sẻ, động viên của Nhân dân Thủ đô và cả nước, cùng với ý chí vươn lên mạnh mẽ bà con Nhân dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên bị thiệt hại do mưa lũ sẽ vượt qua khó khăn, sớm ổn định, phát triển sản xuất và đón Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đầm ấm, hạnh phúc”.

Hà Nội hỗ trợ miền Trung, Tây Nguyên 91 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão lũ
Quang cảnh buổi lễ

Thay mặt đại diện các tỉnh nhận hỗ trợ, Bí thư Tỉnh ủy Đắk Lắk Bùi Văn Cường khẳng định, đây là nguồn động viên có ý nghĩa rất lớn, giúp người dân miền Trung, Tây Nguyên bị thiệt hại do mưa lũ ấm lòng và vững tin vào tương lai.

Đồng chí Bùi Văn Cường khẳng định: “Chúng tôi sẽ chỉ đạo các cấp các ngành sử dụng, phân bổ các phần quà của thành phố Hà Nội hỗ trợ một cách hiệu quả, bảo đảm đúng các quy định, thiết thực để giúp bà con sớm ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất”.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày tháng 10 là khoảnh khắc mà đất trời như hòa quyện trong một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Mùa thu đã về từ lâu, nhưng tháng 10 luôn là thời điểm mà những đặc trưng của mùa thu Thủ đô trở nên rõ ràng và sâu sắc nhất. Từ những hàng cây vàng rực lá, đến những con phố cổ kính ngập tràn hương hoa sữa, tất cả đều làm nên một Hà Nội đặc trưng của những ngày thu không thể lẫn vào đâu được.
Trách nhiệm với quê hương, đất nước

Trách nhiệm với quê hương, đất nước

(LĐTĐ) Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ. Mảnh đất ấy ngày càng trở nên tươi trẻ, năng động và phát triển hơn nhờ sự cống hiến tích cực của biết bao thế hệ trẻ. Với lòng nhiệt huyết cùng ý chí vươn lên, thanh niên Thủ đô đang đóng góp không ngừng nghỉ để xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển, đáng sống, thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"; gặp mặt nguyên cán bộ Công an Thành phố thời kỳ kháng chiến chống Pháp và tham gia tiếp quản Thủ đô.
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

(LĐTĐ) Sáng 5/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”.
700 tà áo dài rực rỡ trên xe buýt 2 tầng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

700 tà áo dài rực rỡ trên xe buýt 2 tầng chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, ngày 4/10, trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức, 700 chị em phụ nữ Hà Nội mặc áo dài truyền thống tham gia City Bus "Tinh hoa áo dài" bằng xe buýt 2 tầng.
Xem thêm
Phiên bản di động