Hà Nội: Cụm thi đua số 20 ký giao ước thi đua và triển khai kế hoạch công tác năm 2022

(LĐTĐ) Sáng nay (25/3), Cụm thi đua số 20 Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội do Tổng Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị UDIC là Cụm trưởng đã tổ chức hội nghị ký giao ước thi đua, triển khai kế hoạch công tác năm 2022.
Cụm thi đua số 3 Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ký giao ước thi đua năm 2022 Cụm thi đua số 8 Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ký giao ước thi đua năm 2022

Dự hội nghị có đồng chí Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội. Cụm thi đua số 20 LĐLĐ thành phố Hà Nội có 5 đơn vị gồm: Tổng Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị UDIC; Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP; Tổng Công ty Du lịch Hà Nội; Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội; Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.

Vượt khó khăn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ

Báo cáo với hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Luyến, Phó Bí thư Đảng ủy, Thành viên Hội đồng thành viên, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng Tổng Công ty UDIC (đơn vị Cụm trưởng) cho biết: Năm 2021 là năm cộng đồng doanh nghiệp nói chung và các đơn vị doanh nghiệp trong Cụm thi đua số 20 chịu ảnh hưởng nặng nề, nghiêm trọng nhất trong nhiều năm gần đây do thực hiện nhiệm vụ “mục tiêu kép” vừa chống dịch Covid-19, vừa tập trung thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.

Hà Nội: Cụm thi đua số 20 ký giao ước thi đua và triển khai kế hoạch công tác năm 2022
Đồng chí Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng Ban Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội phát biểu tại hội nghị.

Theo đó, ngành Du lịch khách sạn của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội doanh thu lưu trú chỉ đạt 58%, công suất phòng chỉ đạt 22,6%. Đối với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội gần 7.000 công nhân, lao động phải tạm hoãn hợp đồng lao động, hàng ngàn xe buýt phải tạm dừng hoạt động. Ngành kinh doanh bất động sản và xây lắp của Tổng Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị UDIC và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội bị đứt gẫy chuỗi cung ứng nguyên vật liệu, khan hiếm nhân công, khách hàng trả lại mặt bằng thuê và giao dịch bất động sản trầm lắng thậm chí đóng băng trong Quý 3 năm 2021. Cùng đó, ngành hàng bán lẻ của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP cũng gặp nhiều khó khăn thách thức.

Tuy nhiên, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các sở, ban, ngành của Thành phố, 100% đơn vị thuộc Cụm thi đua đã rất nỗ lực, phấn đấu để hoàn thành các chỉ tiêu ở mức cao nhất: Trong năm qua, tổng doanh thu của 5 Tổng Công ty đạt 7.249 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước đạt 891 tỷ đồng, đóng góp các hoạt động từ thiện xã hội là 8,4 tỷ đồng. 5 Tổng Công ty luôn thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được Thành phố giao như phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, công tác phục vụ các kỳ họp Quốc hội…

Hà Nội: Cụm thi đua số 20 ký giao ước thi đua và triển khai kế hoạch công tác năm 2022
Toàn cảnh hội nghị ký giao ước thi đua, triển khai kế hoạch công tác năm 2022 của Cụm thi đua số 20.

Đáng chú ý, với công tác phòng, chống dịch Covid-19 đều được 5 Tổng Công ty triển khai với tinh thần khẩn trương, quyết liệt, góp phần không nhỏ vào công cuộc phòng chống dịch bệnh của Thành phố, điển hình như: Sử dụng xe buýt của Tổng Công ty Vận tải để vận chuyển phục vụ cách ly ,điều trị; sử dụng hệ thống khách sạn của Tổng Công ty Du lịch trong việc cách ly F1, F2. Tổng Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị UDIC và Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội xây dựng thần tốc các bệnh viện dã chiến, cung cấp các dự án, công trình để làm bệnh viện điều trị F0…

Ghi nhận những kết quả của năm 2021, 03 Tổng Công ty vinh dự nhận được Cờ thi đua của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội; 2 Tổng Công ty nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Ngoài ra, trong năm, các đơn vị trong cụm còn nhận được nhiều giải thưởng danh hiệu cao quý khác như top 10 công ty bán lẻ uy tín nhất của Tổng Công ty Thương mại Hà Nội- CTCP; trong dịp kỷ niệm 50 năm thành lập, Tổng Công ty Đầu tư Phát triển hạ tầng đô thị UDIC vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất…

Ký kết nhiều nội dung thi đua quan trọng

Tại hội nghị, 5 đơn vị trong Cụm thi đua số 20 đã cùng ký giao ước thi đua năm 2022 với những nội dung cụ thể như: Phát động, tổ chức thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua gắn với thực hiện nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chủ đề công tác năm 2022 của Thành phố “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”; đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, vừa tận dụng các cơ hội để phục hồi và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện quả kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh Covid-19; phát động các đợt thi đua cao điểm chào mừng các ngày lễ lớn, các sự kiến chính trị trọng đại của đất nước, Thủ đô.

Hà Nội: Cụm thi đua số 20 ký giao ước thi đua và triển khai kế hoạch công tác năm 2022
Hà Nội: Cụm thi đua số 20 ký giao ước thi đua và triển khai kế hoạch công tác năm 2022
5 đơn vị trong Cụm thi đua số 20 ký giao ước thi đua năm 2022 với nhiều nội dung quan trọng.

Đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 16/8/2021 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội hằng năm và Kế hoạch 5 năm (2021-2025) theo Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVII; Kế hoạch số 02/KH-HĐTĐKT ngày 10/12/2020 của Hội đồng Thi đua- Khen thưởng Thành phố về công tác thi đua khen thưởng giai đoạn 2021-2025.

Trong đó, chú trọng hưởng ứng và thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua giai đoạn 2021- 2025 do Thành phố phát động và triển khai với nhiều giải pháp, biện pháp, mô hình hay, cách làm mới: phong trào “Sáng kiến, sáng tạo Thủ đô”, phong trào “Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập, phát triển”, phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”, phong trào thi đua “An toàn thực phẩm”, phong trào thi đua “Đẩy mạnh cải cách hành chính”. Cùng đó, thi đua xây dựng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể trong sạch, vững mạnh gắn với học tập và làm theo tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, các đơn vị thi đua thực hiện tốt nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với Nhà nước, người lao động và cộng đồng. Chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước; đảm bảo việc làm, quan tâm cải thiện điều kiện việc làm, thu nhập và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động; làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa, phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau”, các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng.

Đồng thời, tăng cường quán triệt, thực hiện tốt Chỉ thị số 34/CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và tích cực tham gia các phong trào, hoạt động nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Cụm thi đua…

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trần Thị Thu Hà, Phó trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên Cụm thi đua số 20. Đồng tình, nhất trí với phương hướng, nhiệm vụ, kế hoạch hoạt động cũng như những nội dung giao ước thi đua năm 2022 của Cụm thi đua số 20, Phó trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội cũng nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ trọng tâm mà các đơn vị Cụm thi đua số 20 cần chú trọng. Trong đó, đồng chí Trần Thị Thu Hà đề nghị các đơn vị tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 10 ngày 10/12/2021 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố về công tác thi đua khen thưởng năm 2020. Đồng thời, bổ sung vào kế hoạch về việc tiếp tục thực hiện phong trào thi đua đặc biệt “Toàn dân đoàn kết, chung sức phòng chống và chiến thắng đại dịch Covid-19” trên địa bàn thành phố Hà Nội; chú trọng thực hiện phong trào “Doanh nghiệp Thủ đô hội nhập, phát triển” và phong trào “Chuyển đổi số trong quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp”…

Về việc nâng cao chất lượng hiệu quả công tác thi đua khen thưởng và đẩy mạnh công tác phát hiện bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, cần phát động thi đua sâu rộng tới từng tổ đội sản xuất, từ đó khen thưởng đúng thành tích, quan tâm trực tiếp đến người lao động, kịp thời động viên người lao động hăng hái tham gia thi đua lao động sản xuất kinh doanh; khắc phục hạn chế, triển khai hiệu quả cuộc thi viết về gương điển hình tiên tiến…

Đồng thời, đồng chí Trần Thị Thu Hà cũng bày tỏ mong muốn thời gian tới, tất cả các đơn vị thành viên của Cụm thi đua số 20 sẽ hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ của Thành phố, được ghi nhận bằng các hình thức khen thưởng của Thành phố cũng như của Trung ương cao hơn những năm trước.

Lương Hằng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

Hà Nội: Cháy nhà 5 tầng trong đêm, cảnh sát cứu thoát 2 người mắc kẹt

(LĐTĐ) Sáng 30/11, thông tin từ Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) - Công an thành phố Hà Nội cho biết, một đám cháy xảy ra tại nhà 5 tầng. Thời điểm cháy có 2 người mắc kẹt được cảnh sát cứu thoát.
Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

Đồng Nai: Hơn 700 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm cho người lao động

(LĐTĐ) Trong số các danh nghiệp (DN) chậm đóng các loại bảo hiểm cho người lao động (NLĐ), có nhiều DN chậm đóng từ 51 tháng đến 108 tháng.
Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.

Tin khác

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

Dữ liệu số là tài nguyên để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh Việt Nam - Châu Á 2023, sáng 29/11 đã diễn ra tọa đàm với chủ đề Khai thác dữ liệu - xây dựng thành phố thông minh phát triển bền vững. Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Hà Minh Hải tham dự tọa đàm.
Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

Bàn giải pháp để Hà Nội xây dựng thành phố thông minh bền vững

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, một thành phố phát triển bền vững là thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh, được thể hiện thông qua những lựa chọn “thông minh”, giải pháp “thông minh”, công nghệ “thông minh”.
Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

Hà Nội hướng tới xây dựng thành phố phát triển với mọi tiện ích thông minh

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, mô hình thành phố thông minh bền vững mà thành phố Hà Nội hướng tới sẽ mang lại môi trường sống thực sự chất lượng, tiện ích, an toàn, thân thiện cho mọi người dân; xây dựng chính quyền phục vụ vì sự phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…
Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

Để Thủ đô có "nguyên khí" mạnh, phải "mở khóa" chính sách thu hút nhân tài

(LĐTĐ) "Hiền tài là nguyên khí quốc gia", nên trong chiến lược phát triển Thủ đô không thể thiếu chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao như một khâu đột phá bảo đảm cho sự thành công. Vì vậy, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần xây dựng các cơ chế đặc thù tương xứng, cụ thể và khả thi về thu hút, trọng dụng nhân tài và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

Ông Nguyễn Hữu Tuyên được bầu làm Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Kỳ họp lần thứ 13 Hội đồng nhân dân (HĐND) quận Bắc Từ Liêm đã thực hiện quy trình bầu chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) và Chủ tịch HĐND quận. Theo đó, 100% đại biểu bầu ông Nguyễn Hữu Tuyên, Phó Bí thư Quận ủy giữ chức vụ Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm, nhiệm kỳ 2021-2026.
Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

Thành ủy Hà Nội ban hành Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 14

(LĐTĐ) Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 14, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa XVII) họp trong hai ngày 23 và 24/11/2023.
Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

Ưu tiên đầu tư văn hóa, giáo dục để hiện thực hóa xây dựng Thủ đô Văn hiến- Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội mong muốn lãnh đạo Thủ đô nên ưu tiên lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ hơn là lĩnh vực kinh tế. Tập trung bảo tồn các di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội, các giá trị văn hóa người Hà Nội...
Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

Khi Thành phố được phân quyền quyết định chủ trương đầu tư các dự án quy mô đến 20.000 tỷ đồng

(LĐTĐ) Ngoài thẩm quyền đầu tư theo quy định của pháp luật, Điều 43 Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đẩy mạnh phân quyền cho Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trong đó, phân quyền cho Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20 nghìn tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động