Hà Nội chung sức, đồng lòng quyết đẩy lùi dịch Covid-19

Những ngày này, “bản đồ” dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đang có xu hướng mở rộng với diễn biến phức tạp. Những điều chỉnh, phương án quyết liệt hơn trong phòng, chống dịch Covid-19 đã được Ủy ban nhân dân Thành phố đưa ra. Ghi nhận thực tế cho thấy, ý thức người dân về phòng, chống dịch được nâng cao hơn. Đặc biệt, vượt lên khó khăn chung, các cấp chính quyền, đơn vị, đoàn thể và người dân trên địa bàn Thủ đô lại càng thêm đoàn kết, chung sức, đồng lòng thực hiện các giải pháp nhằm đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng: Nêu cao quyết tâm, phải làm tất cả để kiểm soát và đẩy lùi dịch Covid-19 Hội phụ nữ và Đoàn thanh niên quận Đống Đa chung tay đẩy lùi dịch Covid-19 Tuổi trẻ Thủ đô chung tay đẩy lùi dịch Covid-19

Tăng cường tuyên truyền

Ngay sau khi thành phố Hà Nội có các chỉ đạo về tăng cường biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng, cụ thể ở đây là Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh có Công điện khẩn số 11/CĐ-UBND yêu cầu từ 12h ngày 25/5, tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới của Thành phố.

Cụ thể, các cơ sở như: Nhà hàng, dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), không tổ chức ăn uống, liên hoan tập trung đông người; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu tạm dừng hoạt động; dừng triệt để hoạt động vui chơi, tập thể dục, tụ tập đông người tại công viên, vườn hoa và các địa điểm công cộng…

Hà Nội chung sức, đồng lòng quyết đẩy lùi dịch Covid-19
Công an phường Liễu Giai, quận Ba Đình phối hợp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tuyên truyền, vận động các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn ký cam kết tạm dừng hoạt động, chỉ bán mang về. (Ảnh: Giang Nam)

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố, ngay khi có Công điện khẩn tất cả các quận, huyện trên địa bàn, từ các quận nội thành như Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Đình đến xa hơn là vùng ngoại thành Sơn Tây, Ba Vì… đều đồng loạt ra quân nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch Covid-19.

Lực lượng chức năng yêu cầu các nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ chỉ bán hàng mang về; các cửa hàng cắt tóc, gội đầu tạm dừng hoạt động, đồng thời ký cam kết không vi phạm quy định.

Cụ thể, tại quận Ba Đình, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đã đề nghị Thủ trưởng các cơ quan, phòng, ban, đơn vị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 14 phường thuộc quận tập trung cao độ, thực hiện hiệu quả, kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Đặc biệt, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình giao Công an quận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 14 phường chịu trách nhiệm toàn diện trước Ủy ban nhân dân quận nếu để sảy ra sai sót, sai phạm do lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, không thực hiện nghiêm ngặt các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch; tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm công tác phòng, chống dịch theo quy định.

Tại quận Nam Từ Liêm, nhận thức rõ diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh Covid-19, Ủy ban nhân dân quận đã giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân các phường triển khai quyết liệt, nghiêm túc nội dung chỉ đạo tại Công điện số 11/CĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố.

Ủy ban nhân dân quận cũng yêu cầu các phường phải giám sát, quản lý chặt chẽ việc cách ly y tế tại cộng đồng, không để xảy ra các ca bệnh mới phát sinh tại cộng đồng; thần tốc, truy vết, cách ly, khoanh vùng, tổ chức xét nghiệm nhanh, kịp thời để sàng lọc khi có ca bệnh mới phát sinh; thực hiện chế độ ứng trực, tổng hợp, báo cáo tình hình hằng ngày và đột xuất (qua Phòng Y tế quận) đảm bảo thông tin thông suốt giữa các cấp trong mọi tình huống, báo cáo trực tiếp lãnh đạo quận trong trường hợp khẩn cấp...

Còn tại thị xã Sơn Tây, thực hiện Công điện số 11/CĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây yêu cầu các phòng, ban, ngành thị xã, Ủy ban nhân dân các phường xã trên địa bàn quyết liệt hơn nữa trong triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, trên không gian mạng; Tổ chức các hình thức tuyên truyền lưu động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, của cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.

Người dân đồng tình, ủng hộ Thành phố

Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, người dân Hà Nội đang cùng cả nước thực hiện cuộc chiến chống Covid-19 với niềm tin chiến thắng. Từ lấy phòng là chính, người dân là trung tâm, Hà Nội đang triển khai những chính sách mới đầy quyết liệt. Hơn hết, bằng việc chủ động nhận diện, chủ động chuẩn bị phương án, chủ động xử lý tình huống tại chỗ, Hà Nội quyết tâm vừa ngăn chặn, đẩy lùi, chiến thắng dịch bệnh, vừa giữ được ổn định kinh tế, thắng lợi đa mục tiêu trong cuộc chiến…

Hà Nội chung sức, đồng lòng quyết đẩy lùi dịch Covid-19
Lực lượng chức năng quận Đống Đa tuyên truyền tới các cửa hàng kinh doanh, thực hiện nghiêm việc chỉ bán mang về theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố. (Ảnh: Giang Nam)

Một điểm đáng trân quý trong những ngày này là ý thức của các chủ cơ sở kinh doanh, của người dân về phòng, chống dịch Covid-19 đã được nâng cao. Chẳng hạn, theo Công điện số 11/CĐ-UBND, Hà Nội sẽ tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, cơ sở dịch vụ ăn, uống tại chỗ (chỉ cho phép bán hàng mang về), cửa hàng cắt tóc, gội đầu…

Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Công điện khẩn số 11/CĐ-CTUBND quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Công điện nêu rõ, hiện nay dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, nêu cao tinh thần trách nhiệm, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu; siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong công tác phòng, chống dịch; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề nghị tập trung thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ.

Trong đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền hiệu quả hơn, nhanh hơn bằng nhiều hình thức thiết thực, phát huy tuyên truyền trên loa truyền thanh xã, phường, các khu chung cư, trên không gian mạng; các hình thức tuyên truyền lưu động nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân, từng cán bộ, đảng viên trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Khuyến khích các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành, làm việc trực tuyến.

Nhiều chủ cơ sở kinh doanh dù nhận thức việc đóng cửa cơ sở hoặc chỉ bán hàng mang về có thể gây khó khăn nhất thời song đây là biện pháp cần thiết và cấp bách để ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh.

Chị Đặng Thị Vân, Tổ dân phố số 14, phường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm) chủ một cơ sở làm tóc cho biết, theo Công điện, tình hình dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện chùm ca bệnh mới chưa xác định nguồn lây nhiễm tại các khu vực chung cư tập trung đông dân, trụ sở cơ quan, doanh nghiệp.

Bởi vậy, chị Vân nhận thấy yêu cầu của Thành phố trong thời điểm này là rất cần thiết, cá nhân chị sẵn sàng chấp hành vì nó bảo đảm an toàn cho bản thân và mọi người trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Chị Hồng, chủ cửa hàng kinh doanh bún chả trên đường Quang Trung (quận Hà Đông) cho biết, bản thân luôn theo dõi sát thông tin về dịch Covid-19 trên các kênh thông tin đại chúng để chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Với quy định của Thành phố, bản thân chị hoàn toàn ủng hộ. Hiện quán ăn của chị đã dán thông báo “Chỉ bán mang về”, trang bị nước sát khuẩn ở trước cửa để khách mua hàng thực hiện phòng dịch.

Chị Đinh Thị Tuyến, phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai) cho biết, từ khi có dịch cơ sở của chị đã thay đổi hình thức kinh doanh. Dù chuyên phân phối gạo và đồ thực phẩm khô song chị áp dụng chuyển sang bán online, ít tiếp xúc và tập trung đông người. Cụ thể, thay vì đến tận cửa hàng để gọi mua gạo như trước đây, khách chỉ việc gọi điện hoặc đặt online qua Facebook là nhân viên cơ sở chị sẽ mang đến tận nơi.

Như vậy, vừa hạn chế việc tập trung đông người lại vẫn duy trì được hoạt động kinh doanh và thu nhập cho nhân viên. Các công tác phòng dịch khác như thường xuyên lau chùi, khử khuẩn cơ sở kinh doanh, đeo khẩu trang khi bán hàng… được chị Tuyến chú trọng thực hiện.

Tình hình dịch Covid-19 còn rất phức tạp, Hà Nội là địa bàn có nguy cơ cao lây nhiễm dịch bệnh. Do vậy, những chủ trương, kịch bản ứng phó với dịch bệnh mà Thành phố đề ra đều hết sức thiết thực. Để ngăn chặn dịch, mỗi người dân Hà Nội cần nêu cao tinh thần trách nhiệm với cá nhân với chính gia đình mình và cộng đồng.

Hy sinh lợi ích nhỏ vì lợi ích lớn, chấp hành nghiêm chỉ đạo của Thành phố. Cùng đó, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm để duy trì thành quả phòng, chống dịch đã đạt được, từng bước đẩy lùi và chiến thắng dịch bệnh./.

Ý kiến

Nêu cao tinh thần chủ động, sẵn sàng mọi tình huống

Xác định tinh thần “chống dịch như chống giặc”, thị xã Sơn Tây đã căn cứ vào các Chỉ thị, Công điện của Thành Phố, từ đó kịp thời xây dựng các văn bản để chỉ đạo tới các đơn vị trực thuộc. Thị xã yêu cầu các phòng, ban, ngành, các xã, phường tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu và nắm rõ tình hình dịch bệnh, không hoang mang, chủ động khai báo y tế, cài đặt QR-Code, ứng dụng Bluzone, thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch trong đó có quy định bắt buộc đeo khẩu trang; tuyên truyền về lợi ích của tiêm vắc xin phòng Covid-19.

Nhận định tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, thời gian tới thị xã tiếp tục chủ động thực hiện nghiêm chỉ đạo của Trung ương và thành phố Hà Nội về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch, lợi ích của việc tiêm vắc xin. Sẵn sàng truy vết, khoanh vùng, xử lý ổ dịch khi xuất hiện các ca bệnh và các trường hợp có liên quan đến yếu tố dịch tễ.

Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh. Rà soát, bổ sung vật tư, trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, bảo hộ phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra. Với Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 24/5 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, thị xã đã phổ biến tới tất cả các xã phường trên địa bàn. Để nâng cao ý thức chấp hành của người dân, thị xã sẽ đẩy mạnh công tác kiểm tra, từ đó có căn cứ biểu dương những nơi triển khai tốt, xử lý những nơi làm chưa tốt, khắc phục những hạn chế tồn tại.

(Ông Lê Đại Thăng - Phó Chủ tịch Ủy ban nhân nhân thị xã Sơn Tây)

------------------------------------------

Ý thức của người dân đã được nâng cao

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn triển khai thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19. Nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu kép vừa phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng chống dịch hiệu quả.

Với Công điện số 11/CĐ-UBND ngày 24/5 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố Hà Nội, yêu cầu từ 12h ngày 25/5, tạm dừng hoạt động một số cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đến khi có thông báo mới của Thành phố. Ngay khi nắm bắt, huyện Ba Vì đã cho triển khai đồng bộ đến 31 xã, thị trấn.

Hiện tại, công tác tuyên truyền đang được triển khai tốt, các cửa hàng đã chấp hành nghiêm. Ở đợt dịch lần này tôi thấy, ý thức của người dân đã được nâng cao. Ngay cả trước thời điểm chưa có Công điện số 11/CĐ-UBND, bản thân tôi đã đi kiểm tra và thấy các cửa hàng trên địa bàn đã đẩy mạnh bán hàng mang về, hạn chế tiếp xúc, tụ tập.

(Ông Hoàng Xuân Trường - Trưởng phòng Y tế huyện Ba Vì)

------------------------------------------

Tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền

Thời gian qua, nhờ sự chủ động trong công tác tuyên truyền, hiện ý thức chấp hành phòng chống dịch của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực. Dễ thấy, khi ra đường người dân đều đeo khẩu trang, người đi từ vùng dịch về đều tổ chức khai báo y tế. Lực lượng Cảnh sát khu vực và Tổ trưởng Tổ dân phố cũng phát huy tối đa vai trò của mình, “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để rà soát, tuyên truyền.

Với Công điện số 11/CĐ-UBND, ngay khi nhận được, lực lượng Công an phường Liễu Giai đã tập trung cùng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, đồng loạt ra quân. Lực lượng đã đi đến các cửa hàng kinh doanh trên địa bàn để phổ biến, tuyên truyền. Hiện 100% các hộ kinh doanh đã ký cam kết, đồng thuận và chấp hành nghiêm, một bộ phận duy trì việc bán hàng mang về. Ngay trong trưa 25/5, khi ra quân tuyên truyền, lực lượng cũng kết hợp xử lý 2 trường hợp vi phạm phòng, chống dịch Covid-19, không đeo khẩu trang.

(Đại úy Vũ Đình Mạnh - Phó trưởng Công an phường Liễu Giai, quận Ba Đình)

------------------------------------------

Ủng hộ vì cần thiết

Tôi thấy Thành phố yêu cầu tạm dừng hoạt động của nhà hàng, cơ sở kinh doanh, chỉ cho phép bán mang về trong thời điểm này là rất cần thiết. Bởi nó bảo đảm an toàn cho mọi người trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đóng cửa hàng hay duy trì bằng việc bán hàng mang về thì những thiệt hại về kinh tế là đương nhiên, nhưng vì mục tiêu chống dịch để bảo vệ sức khỏe của gia đình, người thân và cộng đồng nên tôi nghĩ bất kỳ ai cũng ủng hộ và sẵn lòng thực hiện.

(Chị Nguyễn Thị Thảo, chủ cơ sở kinh doanh thực phẩm trên phố Đê La Thành, quận Đống Đa)

Đinh Luyện (Lược ghi)

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực này.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng

"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng

Chương trình "Cine 7 - Ký ức phim Việt" tuần này đã giới thiệu bộ phim "Cánh đồng hoang" của đạo diễn NSND Nguyễn Hồng Sến. Tác phẩm được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc phim, từng giành nhiều giải thưởng danh giá như Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1980 và Huy chương Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva 1981.

Tin khác

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I vừa có văn bản chỉ đạo việc sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) tích hợp trên ứng dụng VssID, VNeID, Căn cước công dân (CCCD) có gắn chip để đi khám, chữa bệnh BHYT.
Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu"

Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu"

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1906/QĐ-UBND về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành thành viên Mạng lưới "Thành phố học tập toàn cầu" của UNESCO.
Festival Phở 2025: Tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Festival Phở 2025: Tôn vinh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 19/KH-VP về việc tổ chức "Festival Phở năm 2025" nhằm quảng bá hình ảnh "Phở Hà Nội" - một di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng thời góp phần phát triển công nghiệp văn hóa ẩm thực Thủ đô.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Năm 2025 đánh dấu kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) đầu tiên theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với nhiều đổi mới. Để hỗ trợ các em có lựa chọn đúng đắn, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp cùng các đơn vị tổ chức chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025”.
Hà Nội: Trình diễn ánh sáng laser kết hợp âm nhạc dân gian tại Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025

Hà Nội: Trình diễn ánh sáng laser kết hợp âm nhạc dân gian tại Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 11 - 13/4 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận, quận Hai Bà Trưng. Đây là hoạt động thường niên nhằm kích cầu du lịch, quảng bá hình ảnh Thủ đô là điểm đến "An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn" với thông điệp "Hà Nội - Đến để yêu".
Bảo đảm công bằng, minh bạch trong tuyển sinh đại học

Bảo đảm công bằng, minh bạch trong tuyển sinh đại học

Chỉ còn hơn 3 tháng nữa, các cơ sở đào tạo trên cả nước sẽ bước vào kỳ tuyển sinh năm 2025. Thời điểm hiện tại, thông tin về phương án tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh của các trường cũng như những điểm mới trong Quy chế tuyển sinh đang là những vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), những thay đổi trong kỳ tuyển sinh năm nay nhằm tăng tính minh bạch, công bằng, mang lại nhiều lợi ích, thuận lợi cho thí sinh, cơ sở đào tạo và nâng cao chất lượng tuyển sinh.
Lan tỏa tinh thần tự học, thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy - học ngoại ngữ

Lan tỏa tinh thần tự học, thu hẹp khoảng cách về chất lượng dạy - học ngoại ngữ

Phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” đã đạt được những kết quả ấn tượng, tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của ngành Giáo dục Thủ đô trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và phát huy tinh thần tự học trong cộng đồng học sinh, giáo viên. Đây là một chiến lược đúng đắn, kịp thời, phản ánh sự quyết tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội về việc tạo ra những bước tiến vững chắc trong đào tạo ngoại ngữ thông qua ứng dụng công nghệ số.
Tạm dừng, hoãn một số hoạt động ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Tạm dừng, hoãn một số hoạt động ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Trong 2 ngày Quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone, các hoạt động nghệ thuật, vui chơi, giải trí bên lề Lễ hội Đền Hùng sẽ hoãn, lùi thời gian tổ chức.
412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

412 trường học Hà Nội được nhận bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Năm 2024, thành phố Hà Nội có 412 trường mầm non, phổ thông được công nhận đạt chuẩn quốc gia, trong đó 128 trường được công nhận mới và 284 trường được công nhận lại.
Xem thêm
Phiên bản di động