Hà Nội cam kết bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Cán bộ có chức vụ càng cao càng phải gương mẫu Cống hiến sức trẻ để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội sẽ đối thoại với doanh nghiệp, tháo gỡ ngay từng vấn đề cụ thể |
Theo Bí thư Thành ủy Hà Nội, dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư kể từ ngày 27/4/2021 đến nay đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội của Việt Nam, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống sinh hoạt của người dân. Hà Nội với vị thế, vai trò là Thủ đô đã đặt ra yêu cầu, thách thức và áp lực rất lớn trong việc sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân, sớm khôi phục và phát triển kinh tế, đưa Thủ đô Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Trước yêu cầu và bối cảnh đó, chính quyền Hà Nội đã bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tầng lớp người dân và doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo phương châm: Phòng, chống dịch bệnh từ sớm, từ xa và luôn chuẩn bị các điều kiện, phương án phòng, chống dịch ở cấp độ cao hơn để tránh bị động, bất ngờ khi gặp tình huống diễn biến xấu; luôn bình tĩnh, tỉnh táo nhưng cũng không lơi là, chủ quan, nóng vội trong mọi tình huống của dịch bệnh.
Ông Đinh Tiến Dũng cho biết, đến nay Hà Nội cơ bản đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh Covid-19 và đang từng bước thiết lập trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh, đưa Thủ đô Hà Nội trở lại trạng thái bình thường mới. Chính quyền Thành phố cũng tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống cho người dân, người lao động, người nước ngoài, hộ kinh doanh và các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid 19; với tổng mức chi hỗ trợ 1.550 tỷ đồng cho hơn 3,1 triệu người dân, doanh nghiệp trên địa bàn. "Những kết quả bước đầu đạt được trong công tác phòng, chống dịch bệnh của Hà Nội trong thời gian qua, là sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố, trong đó có sự đóng góp quan trọng của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam", Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, các tổ chức quốc tế và các nhà đầu tư nước ngoài tuy gặp nhiều khó khăn; nhưng với tinh thần tương thân, tương ái, nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài và các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đã chung tay cùng chính quyền Thành phố, tham gia tích cực trong việc hỗ trợ cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị, vật tư y tế, nhu yếu phẩm, phương tiện vận chuyển và nhiều hình thức hỗ trợ thiết thực khác. Qua đó đã chung tay cùng chính quyền Thành phố từng bước kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, Hà Nội với vị thế là Thủ đô, là trái tim của cả nước, là một trong hai trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt Nam. Mặc dù diện tích của Hà Nội chỉ chiếm khoảng 1% diện tích cả nước và dân số chỉ chiếm khoảng 8,5% dân số của cả nước, nhưng Hà Nội đã đóng góp khoảng 16% GDP, 18,5% thu ngân sách, 20% thu nội địa và 8,6% tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu của cả nước. "Hà Nội ngày càng khẳng định vị trí, vai trò là trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế, một động lực phát triển quan trọng của Vùng Thủ đô, Vùng đồng bằng sông Hồng và của cả nước" ông Đinh Tiến Dũng nói.
Trong nhiều năm qua, quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước; chính quyền Hà Nội xác định khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế Việt Nam; là động lực quan trọng để phát triển Thủ đô, được khuyến khích, tạo điều kiện phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với các khu vực kinh tế khác. Chính quyền Thành phố luôn tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, nhà đầu tư và người lao động làm việc trong doanh nghiệp.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, với mong muốn thu hút nhiều nguồn lực đầu tư vào Thủ đô, chính quyền thành phố Hà Nội đã và đang tập trung tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.
Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn Thành phố đã thu hút được 6.625 dự án đầu tư nước ngoài đang còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký vào khoảng 48,7 tỷ USD. Riêng trong năm 2018 và năm 2019, Hà Nội đã dẫn đầu cả nước về thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, với số vốn tương ứng là 7,5 tỷ USD và 8,67 tỷ USD. Năm 2020, Hà Nội đứng thứ 3 trên cả nước với số vốn là 3,83 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2021, mặc dù chịu nhiều tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, nhưng các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng, lạc quan với môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội, đã đầu tư vào Hà Nội với số vốn đăng ký là 1,28 tỷ USD. Qua đó đã đóng góp quan trọng vào kết quả phát triển kinh tế xã hội chung của Thành phố, với khoảng 10% tổng thu ngân sách của Thành phố, 12,6% vốn đầu tư phát triển, 30% tổng việc làm và 45% tổng kim ngạch xuất nhập của toàn Thành phố. "Đây là một minh chính vững chắc về môi trường đầu tư kinh doanh của Hà Nội, và là điểm đến an toàn, hấp dẫn và ổn định cho các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài", Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng (thứ 2 từ phải qua) trao đổi với các nhà đầu tư nước ngoài. (Ảnh: Nguyễn Thành) |
Thấu hiểu những khó khăn do tác động của dịch Covid-19, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cho biết, chính quyền Hà Nội đã và đang nỗ lực hết mình, thực hiện nhiều biện pháp để kiểm soát dịch bệnh sớm nhất và nhanh nhất. Đồng thời tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài vượt qua khó khăn để duy trì và phục hồi sản xuất kinh doanh. Cụ thể, Chính quyền Thành phố đã chỉ đạo Cục Thuế Hà Nội thực hiện ngay việc gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất của năm 2021 cho trên 31.000 người nộp thuế, với tổng số tiền thuế và tiền thuê đất được gia hạn vào khoảng 22.000 tỷ đồng theo quy định tại Nghị định số 52 của Chính phủ. Thực hiện giảm 30% tiền thuê đất phải nộp cho 650 người nộp thuế, với số tiền thuê đất được giảm vào khoảng 250 tỷ đồng theo quy định tại Quyết định số 27 của Thủ tướng Chính phủ.
Ông Đinh Tiến Dũng cho biết, trong định hướng phát triển thời gian tới, Hà Nội sẽ tập trung đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên phát triển ứng dụng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong toàn xã hội. Phát triển hạ tầng số, hạ tầng công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu, kết nối liên thông, đồng bộ và thống nhất, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số… "Với tiềm năng, lợi thế và chính sách ưu việt của mình, Thủ đô Hà Nội sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi để chào đón và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có tiềm lực đến và đầu tư kinh doanh trên địa bàn Thủ đô. Chính quyền Hà Nội cam kết sẽ bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật", Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng khẳng định.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, Hà Nội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý đô thị, trật tự đô thị; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; tạo chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng và hiệu quả phục vụ doanh nghiệp và người dân của đội ngũ cán bộ, công chức.
Bí thư Thành ủy mong muốn, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm và cầu thị, chính quyền Hà Nội sẽ được lắng nghe sự chia sẻ các khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài đang gặp phải trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt là những kiến nghị, đề xuất, những sáng kiến, kinh nghiệm để chính quyền Thành phố có giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy quá trình khôi phục và phát triển kinh tế, tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, an toàn và lành mạnh cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trên địa bàn Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51