Hà Nội: Bảo đảm sinh kế cho người dân khi làm đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Theo yêu cầu, Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội phải cơ bản hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác, sử dụng. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đề nghị, thời gian tới, các quận, huyện cần tiếp tục quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, nhất là việc di chuyển mộ; tập trung triển khai 14 dự án tái định cư cho người dân, bảo đảm các yếu tố sinh kế cho người dân ổn định cuộc sống.
Tập trung đầu tư các dự án hạ tầng giao thông tại quận Hà Đông Hà Nội miễn phí 82 thủ tục hành chính trực tuyến: Bước đột phá để xây dựng chính quyền số, xã hội số Toàn cảnh Thủ đô Hà Nội sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Giải phóng mặt bằng đạt 86,49% diện tích đất

Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đoạn trên địa bàn thành phố Hà Nội dài khoảng 59,2km, đi qua 7 quận, huyện (Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín). Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là 793,8ha.

Hà Nội: Bảo đảm sinh kế cho người dân khi làm đường Vành đai 4
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì Hội nghị giao ban tiến độ triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngày 3/8. (Ảnh: Bình Minh)

Theo Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội Nguyễn Chí Cường, tính đến ngày 28/7, các quận, huyện đã giải phóng xong 686,54/793,8ha (đạt 86,49% diện tích đất thu hồi).

Ngoài ra, để thực hiện dự án, cần di chuyển 10.034 ngôi mộ. Tính đến ngày 28/7, đã di chuyển 6.258 ngôi mộ, đạt tỷ lệ 62,37%.

Đối với công tác di chuyển điện cao thế từ 110KV-500KV trong phạm vi dự án, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội đã trình Sở Công Thương thẩm định.

Sở Công Thương đã có văn bản lấy ý kiến các bộ, sở, ngành… Đến nay đã có 7/23 đơn vị có ý kiến, dự kiến Sở ra thông báo thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở trong tháng 8/2023.

Về công tác đầu tư xây dựng các khu tái định cư, có 14 khu tái định cư được đầu tư xây dựng để phục vụ thu hồi đất ở, thực hiện dự án. Đến nay có 2 khu (1 khu tại huyện Sóc Sơn và 1 khu tại huyện Thường Tín) đã hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và 12 khu đang triển khai các thủ tục liên quan.

Đối với tình hình cung ứng vật liệu phục vụ thi công dự án, theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật của Dự án thành phần 2.1 và thiết kế cơ sở của các Dự án thành phần 2.2, 2.3 và Dự án thành phần 3, nhu cầu vật liệu toàn dự án trên địa bàn 3 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh): Đất đắp K98, K95, đắp bao là 12,191 triệu mét khối; cát đắp K95, cát xử lý nền đất yếu 8,711 triệu mét khối.

Đặc biệt, thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố, đơn vị tư vấn phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và các tỉnh liên quan rà soát, xây dựng phương án, cập nhật số liệu khảo sát của các mỏ vật liệu khoáng sản dùng làm vật liệu thông thường phục vụ dự án; đồng thời đã có báo cáo gửi Thành phố.

Trong quá trình triển khai thực hiện Dự án thành phần 2.1, các nhà thầu thi công, doanh nghiệp cung cấp cũng đã có các văn bản đề nghị bổ sung, chấp thuận đưa các mỏ vật liệu vào hồ sơ khảo sát phục vụ dự án. Ban Quản lý dự án và đơn vị tư vấn tiếp tục rà soát, cập nhật các mỏ vật liệu vào hồ sơ khảo sát vật liệu phục vụ dự án…

Người dân xã Mỹ Hưng (huyện Thanh Oai) ký nhận lĩnh tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4.
Người dân huyện Thanh Oai nhận tiền chi trả bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng đường Vành đai 4. (Ảnh: NC)

Thông tin tình hình triển khai dự án tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho hay, đến nay, huyện đã giải phóng được 90,79% mặt bằng, tiến hành bàn giao mặt bằng sạch cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố.

Đối với dự án thu hồi đất làm khu tái định cư đất tại thôn Thượng, xã Cự Khê (huyện Thanh Oai) phục vụ tái định cư cho các hộ dân thu hồi đất ở quận Hà Đông, huyện Thanh Oai đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư, dự kiến hoàn thành lựa chọn nhà thầu trong tháng 8/2023, khởi công xây dựng đầu tháng 9/2023 và giao đất cho các hộ tái định cư tháng 12/2023.

Trong khi đó, lãnh đạo huyện Thường Tín cho biết, đã giải phóng mặt bằng đạt 84,3%; chi trả hơn 764,98 tỷ đồng cho 1.492 hộ liên quan đến dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô. Còn huyện Mê Linh đã giải phóng mặt bằng được 121,19ha (đạt 99,2% diện tích đất nông nghiệp, đất giao thông thủy lợi, đạt 85,6% diện tích qua địa bàn huyện), vượt chỉ tiêu kế hoạch Thành phố giao. Hầu hết hộ dân đều cam kết bàn giao mặt bằng để tiến hành thi công dự án đúng tiến độ.

Tập trung triển khai 14 dự án tái định cư cho người dân

Theo đại diện lãnh đạo các quận, huyện có dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô đi qua, quá trình trình khai thực hiện gặp một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể là trong triển khai các khu tái định cư, nguồn vật liệu, di chuyển đường điện cao thế, di chuyển các công trình hạ tầng kỹ thuật…

Hà Nội: Bảo đảm sinh kế cho người dân khi làm đường Vành đai 4
Các đơn vị thi công Dự án đường Vành đai 4. (Ảnh: NC)

Tại Hội nghị giao ban tiến độ triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố Hà Nội, ngày 3/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng - Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 nhấn mạnh, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô là dự án trọng điểm quốc gia. Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, tin tưởng giao Hà Nội là cơ quan đại diện phối hợp với 2 tỉnh triển khai dự án này. Đây vừa là trách nhiệm nhưng cũng là vinh dự. Thành phố đã triển khai quyết liệt, bước đầu đáp ứng yêu cầu, tổ chức khởi công vào ngày 25/6 vừa qua.

Quá trình triển khai sau khởi công, Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh giá, việc triển khai dự án đang bị chậm lại một chút. Giải phóng mặt bằng luôn là việc khó khăn, đặc biệt với Hà Nội. Dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, diện tích giải phóng mặt bằng không lớn nhưng liên quan nhiều hộ dân, một số vị trí giải phóng mặt bằng còn khó khăn.

Theo yêu cầu, dự án phải cơ bản hoàn thành vào năm 2026 và đưa vào khai thác, sử dụng. Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị, thời gian tới, các quận, huyện cần tiếp tục quyết liệt trong công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng đúng tiến độ, nhất là việc di chuyển mộ; tập trung triển khai 14 dự án tái định cư cho người dân, bảo đảm các yếu tố sinh kế cho người dân ổn định cuộc sống.

Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu quan tâm công tác rà soát, kiểm đếm, khung giá đất, bảo đảm triển khai các dự án tái định cư, có phương án tạm cư nếu các dự án chưa bảo đảm tiến độ, hạ tầng khu tái định cư chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng điều kiện sống của người dân; có kế hoạch chống tái lấn chiếm đối với phần diện tích đã giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án quy hoạch, triển khai tiếp đó.

Hà Nội: Bảo đảm sinh kế cho người dân khi làm đường Vành đai 4
Phối cảnh Dự án đường Vành đai 4. (Ảnh: ĐH)

Đối với thi công các công trình ngầm, nổi, Bí thư Thành ủy Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện phối hợp với các cơ quan chức năng sớm hoàn thành hồ sơ trình thẩm định để thực hiện theo quy định. Với việc thi công dự án thành phần 3, các đơn vị liên quan hoàn thành xong phần thẩm định, sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phối hợp giữa các sở, ngành thành phố và địa phương; sự phối hợp giữa địa phương với địa phương và cả sự phối hợp giữa sở, ngành thành phố với các cơ quan Trung ương; tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thoát, lãng phí.

Về kiến nghị của các đơn vị, địa phương, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND Thành phố quan tâm, chỉ đạo sát sao để có hướng giải quyết và góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án; tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Thành phố đến cơ sở trong quá trình triển khai thực hiện dự án; tăng cường vận động, đối thoại với nhân dân, giải quyết những vấn đề ngay từ cơ sở, tránh tạo điểm nóng.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

Cần có chính sách về bảo hiểm xã hội cho lao động ngành Y

(LĐTĐ) Có đến bệnh viện khám, điều trị; trông bệnh nhân ốm mới thấy đội ngũ y, bác sĩ (gọi tắt là người lao động) vất vả ra sao. Cơm hộp, môi trường xung quanh toàn người bệnh và mùi thuốc, nhưng họ vẫn vui vẻ, cần mẫn với công việc mà mình đã chọn.
Vì một nền tài chính đủ mạnh

Vì một nền tài chính đủ mạnh

(LĐTĐ) Bên cạnh những thành tựu to lớn sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Môi trường sản xuất kinh doanh tiếp tục gặp khó khăn do hệ lụy từ những tác động của dịch Covid-19, khả năng cạnh tranh, sức chống chịu của nền kinh tế còn hạn chế. Vì vậy, cần có những chính sách tài chính vượt qua thách thức, hướng tới phát triển bền vững.
Hoạt động chất vấn “đúng và trúng” tạo chuyển biến trong công tác quản lý

Hoạt động chất vấn “đúng và trúng” tạo chuyển biến trong công tác quản lý

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà cho biết, năm 2023, hoạt động của HĐND Thành phố đã bám sát quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết, trí tuệ. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo được triển khai nghiêm túc, quyết liệt, toàn diện, hiệu quả, hoàn thành theo kế hoạch với chất lượng, hiệu quả cao.
Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện

Xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện

(LĐTĐ) Với tinh thần phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao, Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã xác định mục tiêu tổng quát của phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028. Trong đó, nhấn mạnh nội dung đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Tìm giải pháp giữ chân người lao động

Tìm giải pháp giữ chân người lao động

(LĐTĐ) Dù đã có nhiều chính sách đãi ngộ nhưng tỉ lệ cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tại tỉnh Bình Dương vẫn nghỉ việc ngày càng tăng. Trước tình hình này Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương đã kiến nghị nhiều giải pháp.
Tin vui cho người nghỉ hưu

Tin vui cho người nghỉ hưu

(LĐTĐ) Tại Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Quốc hội quyết định, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Lan tỏa hiệu quả phong trào thi đua yêu nước

Lan tỏa hiệu quả phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Đổi mới và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của đơn vị, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Thủ đô và đất nước. Đây là một trong những nhiệm vụ mà Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) các đơn vị trong Cụm thi đua số 4 LĐLĐ Thành phố triển khai suốt thời gian qua.

Tin khác

Hà Nội thu ngân sách năm 2023 ước đạt trên 400 nghìn tỷ đồng

Hà Nội thu ngân sách năm 2023 ước đạt trên 400 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong năm 2023, thu ngân sách của Thành phố đạt cao vượt 13,5% dự toán. Tổng thu ước đạt 400.421 tỷ đồng, đảm bảo chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi hỗ trợ người lao động và đối tượng sử dụng lao động, chi đảm bảo an sinh xã hội.
HĐND Thành phố nắm bắt đúng, trúng vấn đề quan trọng, cấp thiết để giám sát, chất vấn

HĐND Thành phố nắm bắt đúng, trúng vấn đề quan trọng, cấp thiết để giám sát, chất vấn

(LĐTĐ) Sáng nay (5/12) Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khóa XVI tổ chức kỳ họp 14 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2023. Đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.
HĐND Thành phố chất vấn nhóm vấn đề giao thông đô thị tại kỳ họp 14

HĐND Thành phố chất vấn nhóm vấn đề giao thông đô thị tại kỳ họp 14

(LĐTĐ) Phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khoá XVI, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết, kỳ họp này, Thường trực HĐND Thành phố dự kiến tái chất vấn kết quả thực hiện một số nội dung nghị quyết, kết luận chất vấn của HĐND Thành phố đã đến thời hạn nhưng tiến độ còn chậm, chưa hiệu quả; Chất vấn về nhóm vấn đề giao thông đô thị của Thành phố.
Khai mạc kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI

Khai mạc kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khoá XVI

(LĐTĐ) Sáng nay (5/12), kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI đã chính thức khai mạc. Kỳ họp dự kiến xem xét, thông qua 67 nội dung, trong đó, xem xét 25 báo cáo và 42 nội dung ban hành nghị quyết.
Hà Nội: Cán bộ, công chức nghỉ Tết âm lịch 7 ngày

Hà Nội: Cán bộ, công chức nghỉ Tết âm lịch 7 ngày

(LĐTĐ) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội nghỉ Tết Âm lịch năm 2024 liền 7 ngày liên tục, từ ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn.
Hà Nội: Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là trọng tâm trong cải cách hành chính

Hà Nội: Phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số là trọng tâm trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Thành phố duy trì và vận hành ổn định hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống hòm thư điện tử công vụ; hệ thống quản lý điều hành tác nghiệp; hệ thống thông tin báo cáo, triển khai cấp hơn 39 nghìn chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện thủ tục hành chính (TTHC), giao dịch điện tử.
Hiện đại hóa bộ phận “một cửa” vì người dân và doanh nghiệp

Hiện đại hóa bộ phận “một cửa” vì người dân và doanh nghiệp

Nhiều năm qua, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính (bộ phận “một cửa”) trên địa bàn thành phố Hà Nội hoạt động khá hiệu quả. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, đầu tháng 1/2023, UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Mô hình Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hiện đại các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Huyện Hoài Đức: Nhắc hẹn, trả thủ tục hành chính ngoài giờ làm việc cho dân

Huyện Hoài Đức: Nhắc hẹn, trả thủ tục hành chính ngoài giờ làm việc cho dân

(LĐTĐ) Từ tháng 1/2023 đến nay, đã có 86 lượt tổ chức, cá nhân có giấy chứng nhận/Giấy phép hết thời hạn sử dụng và 1.355 trường hợp đăng ký hộ kinh doanh cần thực hiện thủ tục đăng ký thuế tại cơ quan Thuế được công chức nhắc hẹn, giúp công dân kịp thời hoàn thiện hồ sơ, tránh phải nộp phạt.
Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

Luật Thủ đô là cơ sở pháp lý để hướng đến khát vọng xây dựng Hà Nội văn minh, hiện đại

(LĐTĐ) Sáng 1/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội Đoàn thành phố Hà Nội thuộc Đơn vị bầu cử số 10 đã tiếp xúc cử tri theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với cử tri huyện Sóc Sơn sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.
Mê Linh đồng loạt triển khai 8 mũi thi công dự án đường Vành đai 4

Mê Linh đồng loạt triển khai 8 mũi thi công dự án đường Vành đai 4

(LĐTĐ) Những ngày này, công trường thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô (đoạn qua huyện Mê Linh) rộn rã tiếng máy móc, thiết bị với 8 mũi thi công được triển khai.
Xem thêm
Phiên bản di động