Gỡ vướng cơ chế để hút đầu tư vào nông nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/9, Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức hội thảo Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, nhằm đề xuất chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn cho sửa đổi Luật Thủ đô.
Thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Đẩy mạnh thu hút các nguồn đầu tư vào nông nghiệp

Thủ đô cần cơ chế đặc thù phát triển “tam nông”

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, việc hoạch định chính sách nông nghiệp, nông thôn trong sửa Luật Thủ đô phải khả thi, vượt trội, để tạo cơ sở pháp lý cho xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.

Trình bày đề xuất chính sách của Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội - ông Tạ Văn Tường cho biết, Luật Thủ đô 2012 không có điều nào quy định về phát triển nông nghiệp, nông thôn, cũng chưa có các chính sách, giải pháp đặc thù trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Trên cơ sở tổng kết hơn 8 năm thi hành Luật, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII đã nhận định về những bất cập, hạn chế trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân Thủ đô.

Gỡ vướng cơ chế để hút đầu tư vào nông nghiệp
Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HL

Vì vậy, Thành phố đề xuất chính sách “xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế vốn có của Thủ đô về nhân lực, khoa học công nghệ, vốn để đầu tư, phát triển nông nghiệp Thủ đô.

Cụ thể, Thành phố Hà Nội đề xuất chính quyền Thủ đô được: Ban hành các cơ chế đặc thù phát triển nông nghiệp, nông thôn; ban hành cơ chế đặc thù hỗ trợ về tài chính (cao hơn so với quy định của Trung ương), khuyến khích, thu hút nguồn lực đầu tư của cá nhân, tổ chức vào phát triển nông nghiệp, nông thôn; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn; các giải pháp nâng cao chất lượng sống và chất lượng môi trường nông nghiệp, nông thôn.

Đồng thời, quy định chính sách hỗ trợ nông dân, người lao động tại các tổ chức kinh tế nông nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội, tham gia tổ chức Công đoàn/tổ chức đại diện bảo vệ người lao động ở cơ sở; nghiên cứu quy định và áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn, đặc biệt là các làng nghề....

Giao cho Hà Nội quy hoạch xây dựng đê trên địa bàn

Thảo luận tại hội thảo, Ths. Nguyễn Văn Chinh, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho rằng, nông nghiệp Hà Nội cần phát triển theo hướng nông nghiệp công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, ít phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên, tạo ra sản phẩm năng suất cao, chất lượng tốt. Kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất - bảo quản, chế biến - thị trường tiêu thụ để đạt hiệu quả kinh tế cao, bền vững.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, khu vực nông thôn có diện tích sản xuất, cư trú chiếm 60% diện tích tự nhiên của Thành phố (1.960,09 km2); sản xuất nông nghiệp đang đáp ứng 50 - 60% nhu cầu lương thực, thực phẩm cho Thành phố và nông nghiệp vẫn giữ vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế Thủ đô.

Để thực hiện các chính sách dự kiến đề xuất, tổng nguồn vốn huy động đầu tư cho khu vực nông thôn giai đoạn 2021-2025 phải đạt 92.680 tỷ đồng (tăng 15% so với giai đoạn 2016-2020), trong đó ngân sách Nhà nước đầu tư 83.700 tỷ đồng (chiếm 90,31%), vốn huy động ngoài ngân sách Nhà nước 8.980 tỷ đồng (doanh nghiệp, nhân dân góp và nguồn khác). Thực hiện các chính sách này, dự báo mỗi năm có khoảng 30-50 doanh nghiệp sẽ tham gia đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Cũng theo ông Chinh, đê sông Hồng đoạn qua Hà Nội dài khoảng trên 160km, vùng ngoài đê sông Hồng còn hàng vạn héc ta đất sử dụng chưa có hiệu quả do vướng Luật Đê điều. “Trong xây dựng Luật Thủ đô cần có nội dung giao cho Hà Nội quy hoạch xây dựng đê qua địa bàn Hà Nội và sử dụng đất vùng ngoài đê sông Hồng địa phận Hà Nội vào mục đích phát triển kinh tế, xã hội có hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường”, ông Chinh nói.

Đồng thời, cần tăng cường thẩm quyền cho chính quyền Thủ đô Hà Nội về các nội dung trong quy hoạch nông nghiệp, nông thôn về chuyển đổi cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây dựng khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đầu tư xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hữu cơ...

Quan tâm đến vấn đề tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến - Trưởng khoa Pháp luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội cho rằng, đất đai nói chung và đất nông nghiệp nói riêng của Hà Nội ngày càng quý giá. Nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng trong khi quỹ đất có hạn, vì vậy việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp của Hà Nội cần có tư duy, cơ chế đặc thù.

“Hà Nội phải phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo phương thức tổng hợp với việc xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp sinh thái kết hợp với du lịch”, ông Tuyến nói.

Cụ thể, Hà Nội cần xây dựng quy hoạch phát triển và bảo vệ quỹ đất trồng lúa ở một số huyện như Ứng Hòa, Mỹ Đức, Chương Mỹ… theo mô hình cánh đồng mẫu lớn kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch xanh; xây dựng mô hình nông thôn đô thị du lịch.

Đồng thời, quy hoạch phát triển các vùng trồng hoa, cây cảnh kết hợp với du lịch trang trại, tham quan ở các huyện như Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng...; quy hoạch chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đất trồng rau sạch, các vùng chuyên canh công nghệ cao tại các huyện như Thường Tín, Phú Xuyên…; phát triển các mô hình kinh tế rừng kết hợp với du lịch tham quan, nghỉ dưỡng tại khu vực thị xã Sơn Tây, Ba Vì…

Đào tạo nông dân trở thành doanh nhân

Ông Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng khoa học và đào tạo, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nhìn nhận, mục tiêu quan trọng nhất của nông nghiệp, nông thôn Hà Nội phải là hỗ trợ cho quá trình phát triển đô thị của Thủ đô thuận tiện nhất, hiệu quả nhất. Tài nguyên quan trọng nhất của nông nghiệp, nông thôn Hà Nội phải là con người có kỹ năng và trí tuệ chứ không còn là sức lao động giản đơn. Quỹ đất cần được điều chỉnh mạnh mẽ để phục vụ cho việc phát triển tài nguyên con người và phục vụ đô thị hóa Hà Nội chứ không đơn thuần chỉ là tư liệu sản xuất ra nông sản thực phẩm cho Thủ đô. Ngoài ra nông nghiệp Hà Nội phải đóng vai trò động lực cho các tỉnh xung quanh về khía cạnh khoa học công nghệ vốn là thế mạnh của Thủ đô.

Về phát triển nông nghiệp, phải gắn với các viện nghiên cứu, các trường đại học, hình thành các vùng nông nghiệp công nghệ cao, cung cấp giống, vật liệu, công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật trước hết cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng và lan tỏa ra các tỉnh trung du phía Bắc, các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Đồng thời, Hà Nội cần tận dụng ưu thế thị trường, phát triển một số ngành hàng nông sản có giá trị cao trên kênh đặc thù - chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng gắn giữa hợp tác xã và cộng đồng nông dân địa phương ngoại thành với cộng đồng và cá nhân nội đô, tận dụng thế mạnh của các công nghệ 4.0 biến quan hệ buôn bán thành quan hệ đầu tư.

Đề cập đến vấn đề phát triển hợp tác xã, trang trại gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm và du lịch nông nghiệp sinh thái trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Tiến Định, Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông thôn cho rằng, Thành phố cần quan tâm tuyên truyền vận động nông dân tham gia Hợp tác xã (HTX); rà soát, hoàn thiện quy hoạch đất đai, bố trí quỹ đất công phục vụ phát triển kinh tế nông thôn để giao hoặc HTX nông nghiệp có nhu cầu thuê ổn định; hỗ trợ, hướng dẫn HTX nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất xây dựng hạ tầng. Đồng thời, quan tâm đến hỗ trợ thông tin thị trường, chuyển đổi số, phát triển bảo hiểm nông nghiệp qua HTX nông nghiệp; hỗ trợ, khuyến khích HTX làm chủ thể OCOP, thương hiệu, hoạt động du lịch nông nghiệp...

Còn theo ông Trần Mạnh Báo, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Thái Bình Seed, Hà Nội cần chú trọng đầu tư nguồn nhân lực, giảm bớt lao động nông thôn, nâng cao trình độ khoa học công nghệ, pháp luật cho nông dân, đào tạo nông dân Hà Nội trở thành doanh nhân...

Đồng thời, có cơ chế liên kết giữa doanh nghiêp và nông dân, chuyển giao tiến bộ khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp, có chính sách đặc thù bảo tồn di tích lịch sử của nông thôn Hà Nội để làm du lịch nông nghiệp...

Phương Thảo

Nên xem

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

Giúp phụ nữ hiểu rõ hơn về mô hình kinh tế tập thể

(LĐTĐ) Trong 3 ngày từ ngày 25 - 27/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng vận động, tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ Hội không chuyên trách về hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn Thành phố năm 2024.
Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

Xem trực tiếp U23 Việt Nam - U23 Iraq ngày 27/4 trên kênh nào?

(LĐTĐ) U23 Việt Nam chạm trán U23 Iraq ở vòng tứ kết U23 châu Á 2024. Trận đấu U23 Việt Nam với U23 Iraq diễn ra lúc 0h30 ngày 27/4, phát sóng trực tiếp trên VTV5 và FPT Play (ứng dụng FPT Play và kênh YouTube FPT bóng đá Việt).
Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

Trưa nay (26/4): Giá vàng miếng SJC lại tăng, đạt ngưỡng 85 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Giá vàng miếng và vàng nhẫn được các doanh nghiệp điều chỉnh tăng trong phiên giao dịch sáng 26/4, trong đó giá vàng miếng đã lên 85 triệu đồng/lượng.
Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

Long Biên: Triển khai 14 hoạt động trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Nhằm làm tốt hơn nữa công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, trong Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tập trung triển khai 14 hoạt động.
Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

Đảm bảo cho người lao động có môi trường làm việc an toàn

(LĐTĐ) Sáng nay (26/4), tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) Trung ương phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

U23 Việt Nam liệu có tái hiện “kỳ tích" Thường Châu 2018?

(LĐTĐ) Trong ký ức người hâm mộ Việt Nam, chiến thắng kịch tính trước U23 Iraq trong hành trình làm nên “kỳ tích" Thường Châu năm 2018 vẫn còn sống động. Để bây giờ, khi U23 Việt Nam tái ngộ đội bóng Tây Á cũng ở tứ kết vòng chung kết U23 châu Á, tất cả lại mơ về một chiến thắng khác, kiến tạo một kỳ tích khác.

Tin khác

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

Huyện Thường Tín tập trung đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Mới đây, Đội thanh tra Giao thông vận tải và các ngành chức năng huyện, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thường Tín đã tổ chức ra quân kiểm tra, xử lý và giải tỏa các vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xem thêm
Phiên bản di động