Giữa tâm dịch Covid-19: Sự sống và tình yêu thương vẫn nối dài
Ngày về quê thắp hương vái mẹ vẫn còn rất xa
Trong những ngày Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung thực hiện cách ly y tế vì xuất hiện ca mắc Covid-19, có những quãng thời gian thật khó khăn và nặng nề với các y, bác sĩ và nhân viên y tế nơi đây. Bên cạnh guồng quay vất vả của công việc, trong một tuần vừa qua họ còn thêm nặng lòng bởi quá nhiều tin buồn ập đến cùng một lúc.
Các y, bác sĩ dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ người đã mất là người thân của nhân viên y tế công tác trong Bệnh viện. |
Đó là thông tin một nữ điều dưỡng bị chính bệnh nhân mình đang chăm sóc hành hung. Hay một đám cưới phải huỷ, hạnh phúc lứa đôi tạm hoãn vì dịch. Đáng buồn, trong một tuần, liên tiếp hai người mẹ của những nhân viên y tế đang vừa phải làm việc, vừa phải cách ly tại Bệnh viện mất mà họ không thể về nhìn mặt mẹ lần cuối, chỉ có thể ngậm ngùi, vái vọng từ xa.
Trong đó, có trường hợp mẹ của một nữ nhân viên y tế trong Bệnh viện bị ung thư đã qua đời sau 6 năm điều trị. Hai vợ chồng nhân viên y tế này đều đang chống dịch tại Bệnh viện không về lo đám tang cho bà được. Nghĩ đến 2 đứa trẻ được bố mẹ gửi bà ngoại trông giúp để đi chống dịch, giờ bố mẹ vẫn chưa về, bà thì không còn nữa, các cháu sẽ bơ vơ thế nào…
Và lần thứ hai trong tuần, trong buổi giao ban cơ quan các y, bác sĩ tại Bệnh viện lại dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ người đã mất là người thân của nhân viên y tế công tác trong Bệnh viện. Lần này là mẹ chồng của nữ cán bộ phụ trách truyền thông của Bệnh viện. Người dù không tham gia thực hiện công tác chuyên môn khám, điều trị bệnh nhân, nhưng vẫn luôn lăn xả trong bệnh viện suốt từ ngày dịch Covid-19 xuất hiện tại Việt Nam đến nay để hỗ trợ, cung cấp thông tin cho báo chí, cũng như hỗ trợ đồng nghiệp trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Khi biết tin mẹ chồng mất, cũng là lúc gia đình chị chia 3 ngả. Con chị còn nhỏ phải gửi người thân chăm sóc, chỉ có chồng may mắn về quê chịu tang trước khi có quyết định cách ly phòng dịch của địa phương. Còn chị, vẫn làm việc trong khu cách ly. Những ngày cách ly tại viện cũng sắp kết thúc nhưng với chị, nhưng ngày về quê thắp hương vái mẹ vẫn còn rất xa...
Đâu phải bom rơi đạn nổ mới là chiến tranh
Cuộc chiến với dịch bệnh Covid-19 vẫn còn dài, còn bao câu chuyện đau lòng mà có lẽ chỉ những người trong cuộc mới thấm và hiểu. Nhưng sau những thời khắc ấy, họ phải gác nỗi đau sang một bên, biến đau thương thành hành động. Họ để lại gia đình phía sau, lao vào cuộc chiến chống dịch Covid-19, chiến đấu với kẻ thù vô hình, giành giật sự sống cho người bệnh.
Các y, bác sĩ khám, điều trị cho bệnh nhân Covid-19. |
Từ khi Việt Nam bước vào đợt dịch Covid-19 lần thứ 4, dịch diễn biến phức tạp và nguy hiểm hơn nhiều những đợt dịch trước. Đáng lo ngại, khi “cuộc chiến” chống lại dịch bệnh Covid-19 đang bước vào giai đoạn mới với nhiều cam go và thử thách thì trên địa bàn Hà Nội, nhiều bệnh viện phải thực hiện phong toả hoặc cách ly y tế để phòng, chống dịch.
Và ngay trong bệnh viện cũng đã có nhân viên y tế mắc Covid-19, như tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Được biết, sau khi phát hiện có bác sĩ mắc Covid-19, toàn thể thầy thuốc ở đây đều trở thành F1. Nhưng với lượng bệnh nhân đông, ngoài những cán bộ y tế dương tính phải điều trị bệnh, còn lại các F1 là thầy thuốc vẫn phải tham gia phòng, chống dịch.
Theo bác sĩ Phạm Văn Phúc, một trong số các bác sĩ đang điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Covid-19 tại Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, ròng rã hơn một năm qua, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, anh cùng các đồng nghiệp kiên trì bám bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, trở về với cuộc sống bình thường.
Giây phút nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng của các y, bác sĩ và nhân viên y tế tại Bệnh viện. |
Đơn cử, trong đêm 15/5 là một đêm đáng nhớ với bác sĩ Phúc. Anh cùng các đồng nghiệp thức trắng để cấp cứu cho 5 bệnh nhân Covid-19 nặng mới vào, trong số đó có một bệnh nhân có diễn biến nguy kịch.
Đối với bác sĩ Phúc, đó là một đêm có nhiều “kỷ lục” đáng buồn. Kỷ lục về số lượng bệnh nhân nặng nhập viện, chưa bao giờ Khoa tiếp nhận lượng bệnh nhân nhiều đến thế. Kỷ lục về số lượng nhân viên y tế cả vòng trong lẫn vòng ngoài được huy động tối đa lúc gần 0h đêm để theo dõi sát sao 18 bệnh nhân nặng, rồi tất tả ngược xuôi chạy ECMO cho 1 ca Covid-19 nguy kịch…
Chia sẻ về đợt dịch lần thứ 4 này, bác sĩ Phúc cho biết: Đợt dịch nào anh em cũng vất vả, nhưng lần này đúng là quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu lại vào giữa đêm khuya, bệnh nhân đa số kèm theo nhiều bệnh nền nên phải can thiệp nhiều thủ thuật. Chính vì thế, số lượng điều dưỡng, bác sĩ được điều động tăng gấp 3 lần so với đợt dịch trước.
“Nếu hỏi chúng tôi có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Anh em luôn sẵn sàng. Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất”, bác sĩ Phúc chia sẻ thêm.
Hạnh phúc nở hoa trong tâm dịch
Cùng với việc xuyên đêm cấp cứu cho bệnh nhân Covid-19 nặng thoát cửa tử, các chiến binh Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương còn mổ lấy con thành công cho nhiều sản phụ mắc Covid-19. Đơn cử, cũng trong vòng 1 tuần, các bác sĩ trong Bệnh viện đã thực hiện thành công hai ca mổ cấp cứu, trong đó, có sản phụ nhiễm Covid-19 suốt 11 năm hiếm muộn.
Bé gái kiên cường ra đời giữa tâm dịch. |
Được biết, sản phụ hiếm muộn sau nhiều lần thụ tinh trong ống nghiệm mới có tin vui. Không may, chị bị nhiễm Covid-19 khi đang bầu 35 tuần. Những tuần gần cuối thai kỳ, sản phụ diễn biến xấu, phổi tổn thương nặng, tình trạng suy hô hấp tăng dẫn tới suy thai. Các bác sĩ lập tức chỉ định mổ cấp cứu để giữ an toàn cho cả mẹ và con. Bé gái kiên cường ra đời giữa tâm dịch, nặng 2,6kg, nhưng người mẹ chuyển hôn mê, phải đưa về Khoa Hồi sức tích cực, thở máy.
Và những giờ đầu đời của trẻ không có mẹ kề bên, thì những giọt sữa đầu tiên nuôi dưỡng bé lại chính từ nữ điều dưỡng Khoa Nhi, người cũng đang để lại con nhỏ chỉ mới 6,7 tháng tuổi ở nhà đi thực hiện nhiệm vụ chống dịch. Những giọt sữa ấy là những thứ ngọt ngào đầu tiên của cuộc đời tươi đẹp này dành cho em bé.
Nhìn các nhân viên y tế chăm sóc cho các em bé cẩn thận, nghe tiếng các bé khóc vang căn phòng, mà người nghe thương trào nước mắt. Bởi hạnh phúc diệu kỳ đến vậy. Cảm giác giữa “tâm dịch” hạnh phúc vẫn nở hoa. Giữa tâm dịch, sự sống và tình yêu thương vẫn cứ nối dài...
Một trong hai em bé được mổ đẻ cấp cứu từ mẹ mắc Covid-19 đã được xuất viện về nhà. |
Thật khó nói hết những hy sinh, vất vả lặng thầm của các y, bác sĩ và nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương suốt thời gian qua. Những ngày cách ly y tế tại Bệnh viện sắp kết thúc, thế nhưng, mỗi cán bộ y tế tại đây vẫn luôn xác định, cuộc chiến với Covid-19 vẫn còn phức tạp và thời gian họ phải xa gia đình vẫn còn dài. Dẫu vậy, những cán bộ nơi tuyến đầu chống dịch vẫn luôn tin, và cố gắng chiến đấu để đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, mang lại bình yên và sức khoẻ cho cả cộng đồng.
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
Cộng đồng 03/11/2024 19:03
Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam trưng bày 4 bảo vật quốc gia
Du lịch 03/11/2024 16:46