Giữ mãi ngọn lửa nghề

(LĐTĐ) Định hướng phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2030 được Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và trọng dụng nhân tài”. Ở Thủ đô Hà Nội, mỗi nhà giáo, bằng những cách khác nhau, đã và đang tham gia vào quá trình đổi mới giáo dục bằng sự tận tâm, tận lực và trách nhiệm.
Kỳ vọng vào sự phát triển của chất lượng giáo dục Thủ đô Tuyên dương 200 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2023 Khen thưởng nhiều tập thể và cá nhân ngành giáo dục quận Hai Bà Trưng

Với kinh nghiệm 25 năm đứng lớp, cô giáo Phan Thị Thục Hạnh - Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở (THCS) Phương Mai, quận Đống Đa hiểu rằng, tạo nên một nền tảng kiến thức đã khó, để các em yêu mến, gắn bó và “mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc” còn khó hơn rất nhiều. Vì thế, những năm gần đây, cô đã cùng các đồng nghiệp bắt tay vào hành trình xây dựng Trường THCS Phương Mai trở thành “Ngôi trường hạnh phúc”...

Ngay từ khi còn trực tiếp đứng trên bục giảng, làm công tác giảng dạy, cô Phan Thị Thục Hạnh luôn quan niệm: “Trước khi chạm đến trí óc hãy chạm đến trái tim”. Có lẽ, do xuất phát điểm từng giảng dạy môn ngữ văn mà ngoài công tác chuyên môn, cô còn rất quan tâm và trăn trở đến suy nghĩ, tình cảm của học trò, đặc biệt đối với các em ở lứa tuổi mới lớn.

Giữ mãi ngọn lửa nghề
Cô giáo Phan Thị Thục Hạnh tại lễ khai giảng năm học 2023 - 2024.

Chia sẻ về hành trình xây dựng Trường THCS Phương Mai trở thành “Ngôi trường hạnh phúc” - nơi ươm mầm những tài năng, cô Hạnh kể: Được thành lập từ năm 1988, Trường THCS Phương Mai là ngôi trường lâu năm, có truyền thống của ngành giáo dục và đào tạo quận Đống Đa và thành phố Hà Nội. Trải qua nhiều năm trưởng thành và phát triển, các thế hệ thầy giáo, cô giáo đã kế tiếp nhau xây dựng nhà trường…

Câu chuyện tưởng chừng đơn giản, song, để có diện mạo “Ngôi trường hạnh phúc” như ngày hôm nay lại là chặng đường dài, nhiều khó khăn, trở ngại và thậm chí nhiều thử thách, nhất là đoạn đường nước rút trong 2 năm trở lại đây. Mặc dù không còn trực tiếp làm công tác chuyên môn nhưng với kinh nghiệm 25 năm đứng lớp, cô hiểu rằng, tạo nên một nền tảng kiến thức đã khó, để các em yêu mến, gắn bó và “mỗi ngày đến trường là một ngày hạnh phúc” còn khó hơn rất nhiều.

Theo cô Hạnh, khác với cấp Tiểu học, cấp THCS ở độ tuổi các em chập chững trưởng thành. Tiếp cận với các em trong giai đoạn này thực sự không hề dễ hàng. Vì vậy mà ngoài góc học tập, thì một không gian “riêng” là điều cần thiết đối với các em. “Phòng tư vấn tâm lý học đường” của nhà trường ra đời từ lý do đó.

Cô Hạnh cho biết, một nguyên tắc được nhà trường đặt ra với căn phòng “đặc biệt” này là “Lắng nghe - Tôn trọng - Thấu hiểu - Tin tưởng”. Các giáo viên phụ trách công tác này được nhà trường cử đi tập huấn, học tập để trang bị đủ kiến thức giúp học sinh vượt qua những vấn đề tâm lý học đường.

Không chỉ chú trọng đến tâm lý học đường, với cương vị là người đứng đầu nhà trường, cô Hạnh còn rất quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa, giúp học sinh có thể phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Giữ mãi ngọn lửa nghề
Cô giáo Phan Thị Thục Hạnh và các em học sinh tại Ngày sách và văn hóa đọc do nhà trường tổ chức.

“Ngôi trường hạnh phúc” THCS Phương Mai vẫn đang trên con đường hoàn thiện, song, đối với cô Phan Thị Thục Hạnh để ngôi trường ấy tiếp tục phát triển thì không thể không nhắc đến một tập thể cán bộ, giáo viên đoàn kết, luôn chung sức, đồng lòng chở các thế hệ học trò đến bến bờ tri thức. Theo cô Hạnh: “Giáo viên hạnh phúc tạo nên những học sinh hạnh phúc”. Cô luôn tạo điều kiện với tấm lòng của người chị trong gia đình để giáo viên của mình phát huy hết năng lực, dồn tâm, dồn sức với các em học sinh.

Hay chính cô Hạnh, mặc dù ở cương vị Hiệu trưởng nhưng vẫn tham gia công tác đào tạo đội tuyển học sinh giỏi. Chính tình yêu nghề, yêu trò mà cô cố gắng song hành 2 nhiệm vụ quản lý và giảng dạy. Cô Hạnh quan điểm: Nếu có cơ hội, cô sẵn sàng tham gia trên mọi hành trình của học sinh dù đó là xây dựng kiến thức hay xây dựng niềm tin. Đó là điều kiện để làm nên thương hiệu một “Ngôi trường hạnh phúc” THCS Phương Mai trong suốt thời gian qua.

Tại Trường THCS Cầu Giấy, quận Cầu Giấy trong những năm qua cũng đã ghi nhận rất nhiều thành tích của cô giáo Chu Thị Thanh Hiền. Ngày 15/11 vừa qua, Lễ tuyên dương Điển hình tiên tiến, Nhà giáo tiêu biểu ngành giáo dục và đào tạo Hà Nội năm 2023 đã được tổ chức long trọng tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô. Tại buổi lễ, Trường THCS Cầu Giấy vinh dự khi có ba cô giáo được vinh danh.

Trong đó, cô giáo Chu Thị Thanh Hiền - Tổ trưởng Tổ Văn được trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhì. Đây chính là phần thưởng cao quý, là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước cho những đóng góp thầm lặng, ý nghĩa của các cô giáo đối với sự nghiệp giáo dục.

Giữ mãi ngọn lửa nghề
Cô giáo Chu Thị Thanh Hiền vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.

Cô giáo Chu Thị Thanh Hiền đã đại diện cho hơn 123 nghìn giáo viên, nhân viên và người lao động Thủ đô phát biểu tại buổi lễ. Cô bày tỏ niềm tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được đón nhận giải thưởng cao quý Huân chương Lao động hạng Nhì do Đảng và Nhà nước trao tặng, đồng thời khẳng định sẽ luôn tiếp tục phấn đấu, cống hiến cho sự phát triển của nền giáo dục Thủ đô.

Đối với cô giáo Chu Thị Thanh Hiền, sự nghiệp trồng người chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Những yêu cầu của xã hội, sự đòi hỏi của phụ huynh và mong muốn của học sinh luôn thử thách bản lĩnh và tâm huyết của người thầy. Khi đã chọn nghề dạy học, các thầy, cô cần sự tự trọng và danh dự nghề nghiệp để giữ tâm sáng, chí bền; để vượt lên những vất vả, lo toan, những áp lực, khó khăn, thử thách; để yêu nghề, say nghề và hạnh phúc với nghề.

“Chúng tôi tìm niềm vui trong ánh mắt học trò, chắt chiu từng niềm hạnh phúc nhỏ bé trong mỗi ngày tới trường, niềm hạnh phúc khi thấy học trò ngày hôm nay tiến bộ hơn so với ngày hôm qua, niềm hạnh phúc khi thấy những thế hệ học sinh trưởng thành, trở thành những con người tử tế, có những cống hiến và tỏa sáng trong cuộc đời theo cách riêng của mỗi em”, cô Chu Thị Thanh Hiền tâm sự.

Giữ mãi ngọn lửa nghề
Cô giáo Nguyễn Thu Hà tham gia hoạt động cùng các em học sinh trong Ngày hội STEM năm học 2023 - 2024.

Còn theo cô giáo Nguyễn Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), hầu hết thầy, cô giáo đến với nghề bởi đam mê và khát vọng cống hiến. Chọn đến với nghề đã khó, để gắn bó thủy chung và giữ được lửa nghề lại còn khó hơn.

“Là cán bộ quản lý, chúng tôi rất trân trọng và biết ơn những thầy, cô giáo không quản vất vả, khó khăn, thậm chí sẵn sàng hy sinh để sống và cống hiến cho giáo dục, vì sự đam mê, tâm huyết, vì ý thức được sứ mệnh cao cả và đáng tự hào của nhà giáo”, cô Nguyễn Thu Hà bộc bạch.

Hơn 20 năm gắn bó với nghề dạy học, nhận thức được ý nghĩa và sứ mệnh của nghề nghiệp, bằng một tình yêu lớn với nghề, với trò, cô Nguyễn Thu Hà luôn tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng từng ngày, đem trí tuệ và yêu thương, tâm huyết và sáng tạo của mình gửi vào từng việc nhỏ để mang lại những giá trị tích cực nhất cho học sinh, để vững vàng bước tiếp trên hành trình đầy khó khăn nhưng cũng đầy hạnh phúc và tự hào mà cô đã chọn.

Điều cô luôn tâm niệm để sống và cống hiến cho sự nghiệp “trồng người” là: “Không phải ta đã làm bao nhiêu, mà bao nhiêu yêu thương và tâm huyết ta đã thể hiện trong hành động ấy; không phải ta đã trao đi bao nhiêu, mà bao nhiêu yêu thương ta đã gửi vào việc trao đi ấy”.

Cô Nguyễn Thu Hà cũng chia sẻ: “Với vai trò đặc biệt của mình, ngành giáo dục luôn đứng trước những kỳ vọng của toàn xã hội. Những kỳ vọng ấy xuất phát từ những mục đích và mong ước về một nền giáo dục phát triển, tiến bộ. Song trong cuộc sống, đôi lúc xảy ra những việc không như mong muốn. Những lúc đó, không phải chỉ những người thầy, những cán bộ quản lý hay ngành giáo dục, mà cả xã hội cần cùng nhìn lại để chung tay tháo gỡ. Như thế, niềm tin sẽ được củng cố và những nhà giáo tâm huyết, trách nhiệm sẽ không tắt lửa nghề. Từ đó, những bài học quý, những việc làm hay, những hình ảnh tích cực, những tấm gương điển hình sẽ có cơ hội được nhân rộng và lan tỏa”.

Hà Phong - Công Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Nguyên cán bộ Hội Chữ thập đỏ hết mình với công việc thiện nguyện

Nguyên cán bộ Hội Chữ thập đỏ hết mình với công việc thiện nguyện

(LĐTĐ) Xem việc làm thiện nguyện là niềm vui cuộc sống, suốt nhiều năm qua, bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ phường Đông Ngạc (quận Bắc Từ Liêm) luôn miệt mài tham gia các hoạt động cộng đồng. Với cái tâm và tấm lòng của mình, bà đã góp phần thắp lên “ngọn lửa” phong trào từ thiện, nhân đạo tại địa phương.
Tấm gương về nhà giáo tận tâm vì sự nghiệp trồng người

Tấm gương về nhà giáo tận tâm vì sự nghiệp trồng người

(LĐTĐ) Suốt nhiều năm qua, nhắc đến cô giáo Đỗ Thị Nhàn - Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Mầm non Tiên Phong (huyện Ba Vì, Hà Nội) mọi người đều có chung nhận xét rằng đây là một tấm gương về nhà giáo tiêu biểu, người cán bộ quản lý, Chủ tịch Công đoàn cơ sở gương mẫu và luôn hết lòng vì sự nghiệp giáo dục.
Chuyện về bà Hồng “ma túy”

Chuyện về bà Hồng “ma túy”

(LĐTĐ) Nhắc đến Câu lạc bộ B93 (CLB B93) phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng, nhiều người dân ở đây đều tin tưởng ủng hộ, nhất là những gia đình có con em trót sa vào tệ nạn ma túy hay nhiễm HIV. Hơn 30 năm qua, bà An Thị Hồng với vai trò là Chủ nhiệm CLB B93 cùng các thành viên trong CLB giúp người nghiện tránh xa ma túy, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống.
Tấm gương điển hình trong phong trào “Sáng kiến sáng tạo”

Tấm gương điển hình trong phong trào “Sáng kiến sáng tạo”

(LĐTĐ) Sau hơn 6 năm gắn bó với công việc nghiên cứu, phát triển tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Xuân Mai - Hà Nội, Nguyễn Đức Thái (sinh năm 1995) đã vinh dự được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội biểu dương, khen thưởng vì có thành tích trong phong trào “Sáng kiến, sáng tạo trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô” năm 2023. Những sáng kiến, cải tiến của anh Thái không chỉ giúp tiết giảm công sức lao động, mà còn góp phần làm lợi cho doanh nghiệp hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
Nữ hiệu trưởng mang tâm huyết với sự nghiệp trồng người

Nữ hiệu trưởng mang tâm huyết với sự nghiệp trồng người

(LĐTĐ) Trách nhiệm, tâm huyết với nghề, hết lòng vì sự nghiệp đổi mới giáo dục và đồng cảm, sẻ chia với những hoàn cảnh khó khăn là điều khiến đồng nghiệp, học sinh và cả phụ huynh tin yêu, nể phục ở cô giáo Cao Thị Phương Mai - Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đường Lâm (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Người đi “xây nhà” cho rác tái chế

Người đi “xây nhà” cho rác tái chế

(LĐTĐ) Tổ dân phố số 3, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội hiện có 3 chiếc tủ ghi “Điểm thu gom rác thải tái chế xây dựng quỹ hội”. Đây là sản phẩm do ông Lê Đức Hạnh, người dân trong tổ dân phố chế tạo ra để gom rác thải khó phân hủy trước khi được mang đi tái chế.
Nữ công nhân tâm huyết, trách nhiệm với công việc

Nữ công nhân tâm huyết, trách nhiệm với công việc

(LĐTĐ) Gần 12 năm gắn bó với Công ty TNHH Điện tử Meiko Việt Nam (Khu Công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, Hà Nội), chị Nguyễn Thị Xuyến không chỉ được biết đến là một công nhân luôn nỗ lực trong công việc, phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, mà còn là người thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, truyền cảm hứng cho không ít đồng nghiệp khác.
"Thủ lĩnh" Công đoàn luôn hết lòng vì người lao động

"Thủ lĩnh" Công đoàn luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) “Tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm và được công nhân tin yêu, tín nhiệm” - đó là những lời nhận xét chân thành của đồng nghiệp, đoàn viên, người lao động dành cho chị Phạm Thị Bích Hải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH ToTo Việt Nam. Với hơn 10 năm đảm nhiệm vị trí “thủ lĩnh” Công đoàn Công ty, chị Hải luôn trách nhiệm và tích cực với các hoạt động nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đoàn viên, người lao động.
Những tấm gương bình dị mà cao quý

Những tấm gương bình dị mà cao quý

(LĐTĐ) Họ là những người phụ nữ đã cao tuổi nhưng luôn hết mình với công tác xã hội. Với những đóng góp nhỏ bé nhưng rất đáng ghi nhận, họ xứng đáng là những tấm gương sáng, bình dị mà cao quý.
Trung tướng Khuất Duy Tiến: Sáng ngời tấm gương người lính Cụ Hồ

Trung tướng Khuất Duy Tiến: Sáng ngời tấm gương người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Cuối tháng 10, chúng tôi có dịp gặp Trung tướng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Khuất Duy Tiến tại nhà riêng ở phố Tôn Thất Thiệp, quận Ba Đình, Hà Nội. Thời trẻ, ông là người chiến sĩ kiên trung, cầm súng tham gia chiến đấu, chỉ huy hàng trăm trận đánh trường kỳ qua các cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ. Lúc về hưu, ông là cán bộ Hội Cựu chiến binh mẫu mực, tham gia tích cực các hoạt động ở địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động