“Giữ lửa nghề” đồ chơi truyền thống

(LĐTĐ) Hiện nay, những trò chơi hiện đại gắn với công nghệ số, cuộc sống số ngày càng phát triển. Tuy vậy, ở Hà Nội, có những người đã bước vào tuổi “xưa nay hiếm” vẫn đang âm thầm, lặng lẽ dốc lòng nuôi dưỡng mạch nguồn, bảo tồn nghề làm đồ chơi truyền thống. Đặc biệt, là đồ chơi truyền thống dịp Trung thu.
Nghệ nhân lưu giữ nghệ thuật tò he trong lòng Hà Nội Chợ dân sinh vẫn vắng bóng đồ chơi truyền thống dịp Tết Trung thu

Đồ chơi truyền thống có chỗ đứng

Còn gần 1 tháng nữa là đến Tết Trung thu, những ngày này con phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trở nên nhộn nhịp, rực rỡ sắc màu bởi những món đồ chơi, trang trí. Các mặt hàng đồ chơi, đồ hóa trang, xen lẫn giữa truyền thống và hiện đại. Theo ghi nhận, những món đồ chơi dân gian như: Đèn ông sao, đèn kéo quân, mặt nạ, trống cơm, đèn con cá, đèn lồng… với thương hiệu “thuần Việt”, được trưng bày bắt mắt, rực rỡở những vị trí đẹp, không còn bị “lép vế” trong góc khuất.

“Giữ lửa nghề” đồ chơi truyền thống
Những năm gần đây, đồ chơi Trung thu truyền thống đang dần lấy lại chỗ đứng.

Lựa chọn 1 chiếc đèn ông sao cỡ lớn về trang trí tại gia đình, chị Lê Thị Hường (quận Cầu Giấy) rất hài lòng vì chiếc đèn truyền thống không chỉ là món quà ý nghĩa dịp Trung thu mà còn là kỷ vật gợi nhớ về miền tuổi thơ gian khó nhưng đầm ấm, quây quần. “Những món đồ chơi của Việt Nam được làm thủ công như đèn ông sao, mặt nạ, tò he, tiến sĩ giấy... không chỉ đơn thuần để giải trí, mà còn là công cụ giáo dục và nuôi dưỡng tâm hồn của thế hệ trẻ. Đồ chơi Trung Thu truyền thống như lời nhắn nhủ, lời chúc ý nghĩa của các bậc phụ huynh, mong muốn các con tìm hiểu những giá trị văn hóa như tinh thần hiếu học, lòng yêu nước; hiểu biết về hình ảnh các nhân vật dân gian Việt Nam quen thuộc”, chị Hường chia sẻ…

Những ngày này cũng là thời điểm nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền làm đèn kéo quân ở xã Cao Viên (huyện Thanh Oai, Hà Nội) tất bật làm những món đồ chơi truyền thống, đam mê lan tỏa tình yêu trò chơi dân gian cho trẻ em. Ông Quyền cho biết, từ nhỏ ông đã được chơi và làm đồ chơi dân gian theo sự hướng dẫn của người lớn. Sau này, đồ chơi công nghiệp bán sẵn nhiều, phong trào làm và chơi đồ chơi dân gian bị lắng xuống ông đã vận động những người biết làm đồ chơi truyền thống trong thôn tiếp tục duy trì làm diều, đèn kéo quân, đèn ông sao, tiến sĩ giấy… để cho con cháu vui chơi.

Ông Quyền chia sẻ, có 1 giai đoạn đồ chơi dân gian gần như bị mai một nhưng vì thích, đam mê nên vẫn làm, ai thích thì cho, ai mua thì bán. Những năm gần đây, đồ chơi dân gian đã có thị trường, có chỗ đứng, không bị lấn át trước đồ chơi ngoại nhập. Đó cũng chính là niềm vui của ông khi đã giành gần cả cuộc đời gìn giữ những món đồ chơi dân gian. Do vậy, trước Trung thu cả tháng, ông lại càng bận rộn. Từ đèn ông sao, con giống, đèn kéo quân…những mảnh giấy, những thanh tre nứa đều trở nên có hồn với bàn tay khéo léo của ông.

Tiếp tục giữ nghề

Đam mê với nghề, những năm qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Quyền không chỉ làm đèn kéo quân mà ông còn có mong muốn được truyền nghề. Từ năm 2007, ông Quyền được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam mời tham gia trình diễn và hướng dẫn làm đèn kéo quân. Sau khi tham gia chương trình ở bảo tàng, ông Quyền thấy được ý nghĩa nhân văn, tính giáo dục trong việc giới thiệu, hướng dẫn trẻ em làm đồ chơi dân gian nên ông càng say mê hơn. Ông Quyền cho rằng, để đồ chơi dân gian được trẻ em biết đến nhiều hơn cần có sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị để đánh thức đam mê của công chúng. Bên cạnh đó, ở nhà, các ông bố, bà mẹ hãy cùng học và làm đồ chơi dân gian, hiểu ý nghĩa của từng loại đồ chơi để giáo dục, hướng dẫn các con. Nếu tất cả cùng chung tay, góp sức với các nghệ nhân, chắc chắn đồ chơi dân gian sẽ được khôi phục và phát huy.

Không riêng gì ông Quyền, những năm qua, ông Nguyễn Văn Hòa, nhà ở số 73 phố Hàng Than, quận Hoàn Kiếm, cũng đau đáu về nghề làm đồ chơi truyền thống. Ông Hòa làm mặt nạ giấy bồi đã được hơn 40 năm, lúc đầu ông cũng chỉ là phụ giúp để có thêm thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Qua quá trình làm ông dần có sự yêu thích, bởi vậy có những giai đoạn hàng không bán được bởi mặt nạ nhựa và đồ chơi của ngoại bán tràn lan nhưng ông vẫn không bỏ nghề. Trong quá trình làm ông luôn có sự tìm tòi, cải thiện cách làm để làm ra những chiếc mặt nạ đẹp và bền. Bởi vậy hàng của nhà ông luôn được mọi người ưa thích, đây cũng là động lực để ông và vợ mình tiếp tục duy trì nghề.

Đối với nghề làm mặt nạ, phương châm của ông là phải làm đẹp, làm có chất lượng và phải giữ uy tín. Có khi khách đặt hàng nhiều, cần giao gấp ông cũng không làm ẩu dù phải liên tục thức đêm để làm cho kịp. Ông Hòa luôn mong muốn những chiếc mặt nạ của mình được trẻ em yêu thích, nên đã không ngừng nắm bắt nhu cầu của các em để tạo ra những mẫu mã, hình thức thể hiện mới mẻ, sinh động và an toàn cho những chiếc mặt nạ giấy bồi.

Cũng là một trong những người gắn bó với đồ chơi Trung thu truyền thống của Hà Nội nhiều năm qua, nghệ nhân Đặng Văn Hậu (làng nghề tò he Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên) cũng luôn “đau đáu” với nghề. Đã có kinh nghiệm 20 năm làm con giống bột tại làng nghề Xuân La, anh Hậu đã có nhiều đổi mới sáng tạo về tò he để thích ứng hơn với thời đại. Anh Hậu cho biết, việc thế giới ngày càng phát triển khiến anh cảm nhận một ngày nào đó nghề làm con giống bột sẽ mai một. Chính vì vậy, khi nhận thấy nhiều điểm hạn chế của con giống bột, anh đã nghĩ ra cách để kéo dài “tuổi thọ” của những chiếc tò he bền hơn. Tò he có nhược điểm dễ mốc và không để được lâu dài nên anh đã cho thêm phụ gia vào bột để những con giống trưng bày trang trí lâu hơn và người mua sẽ mang đi bất cứ nơi đâu”.

Người làm tò he bây giờ năng động rất nhiều trước thị hiếu của khách hàng. Nếu như ngày trước người ta nặn tò he chủ yếu là các loại cây quả, con giống, các con vật... thì ngày nay, các nghệ nhân còn nặn nhiều hình thù phong phú như những nhân vật trong chuyện cổ tích, truyện tranh mà trẻ em yêu thích như Aladin, Đôremon, Pokémon, Tề Thiên Đại thánh, Trư Bát Giới… cho đến hình ảnh những vị anh hùng dân tộc, hay đèn ông sao, phong cảnh ngày mùa, phong cảnh làng quê truyền thống. Sản phẩm tò he là đồ chơi thú vị, hấp dẫn trẻ em và cũng là món quà lưu niệm mộc mạc, đậm chất làng quê Việt Nam, nhất là trong dịp Trung thu. Chính nhờ nét độc đáo và tài tình trong cách tạo nên đồ chơi cho trẻ thơ mà sản phẩm tò he làng Xuân La đã được giới thiệu, quảng bá tại nhiều nước trên thế giới và đã tạo ấn tượng với bạn bè quốc tế.

Hiện nay, giữa những đồ chơi ngoại nhập đắt tiền bán khắp nơi, người Hà Nội vẫn tự hào với các đồ chơi truyền thống… Trong nhịp sống sôi động, hiện đại, những nghệ nhân Thủ đô vẫn thầm lặng giữ lửa nghề để thắp lên niềm hi vọng nghề truyền thống lâu năm sẽ hồi sinh rực rỡ.

Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

Xây dựng cộng đồng: Tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu

(LĐTĐ) Làm thế nào để tăng trưởng lợi nhuận? Lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp quan trọng hơn?... Với những bí quyết được chia sẻ của các chuyên gia tại chương trình “Xây dựng cộng đồng - Chìa khóa thành công” góp phần tạo động lực cho các doanh nghiệp bứt phá doanh thu.
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội thăm, động viên đoàn viên, công nhân môi trường

(LĐTĐ) Để kịp thời động viên, chia sẻ với người lao động, đặc biệt là những người công nhân môi trường vẫn đang ngày đêm vất vả, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội đã đi thăm, trao quà động viên đoàn viên, công nhân môi trường đang trực tiếp làm việc ngoài hiện trường.
Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).

Tin khác

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

Quận Thanh Xuân: Nâng cao kỹ năng, kiến thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân

(LĐTĐ) Công an quận Thanh Xuân đã phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) 11 phường trên địa bàn duy trì hoạt động 7 mô hình phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH).
Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

Bài cuối: Tăng kết nối để du lịch cất cánh

(LĐTĐ) Được mệnh danh là mảnh đất “rồng thiêng hội tụ”, quận Tây Hồ có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Để phát triển xứng đáng với lợi thế, tiềm năng, quận cần hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ và kết nối chặt chẽ với các doanh nghiệp lữ hành, người dân, khi đó, những giá trị truyền thống đặc sắc mới được bảo vệ và tạo đòn bẩy cho du lịch ngày càng phát triển.
Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

Quận Bắc Từ Liêm triển khai cao điểm tổng vệ sinh môi trường, phòng chống sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Xác định sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm, tồn tại, diễn biến còn tiếp tục phức tạp trên địa bàn quận. Để cùng chung tay phòng ngừa dịch bệnh bùng phát trên địa bàn, quận Bắc Từ Liêm tổ chức lễ phát động đợt cao điểm về tổng vệ sinh môi trường - diệt bọ gậy, phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết năm 2024.
Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

Hà Nội: Hơn 200.000 lượt tương tác trực tuyến tìm hiểu phong trào "Ba sẵn sàng"

(LĐTĐ) Sau 2 tuần triển khai với 4 buổi thi trực tuyến, Cuộc thi tìm hiểu lịch sử 60 năm phong trào “Ba sẵn sàng” đã thu hút hơn 200.000 lượt tương tác và hơn 30.000 lượt bình luận tham gia trả lời câu hỏi trên Fanpage Thành đoàn Hà Nội.
Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

Hội Cựu chiến binh huyện Đông Anh phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”

(LĐTĐ) Mới đây, Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Đông Anh tổ chức Đại hội thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” giai đoạn 2019 - 2024.
Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

Chú trọng công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em trên địa bàn Thủ đô

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống đuối nước (25/7) hằng năm, công tác truyền thông nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, gia đình, cộng đồng về phòng, chống đuối nước trẻ em được thành phố Hà Nội chú trọng.
Hà Nội: Biểu dương cán bộ Mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2024

Hà Nội: Biểu dương cán bộ Mặt trận tiêu biểu giai đoạn 2019 - 2024

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ XVIII, ngày 13/7, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương 135 cán bộ Mặt trận tiêu biểu các cấp Thành phố giai đoạn 2019 - 2024.
Sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thủ đô: Chính phủ quy định giới hạn độ sâu

Sử dụng không gian ngầm trên địa bàn Thủ đô: Chính phủ quy định giới hạn độ sâu

(LĐTĐ) Người sử dụng đất thuộc địa bàn được sử dụng lòng đất theo chiều thẳng đứng trong phạm vi ranh giới thửa đất tính từ mặt đất đến mức giới hạn độ sâu theo quy định của Chính phủ phù hợp với quy hoạch.
Hiệu quả từ mô hình "Giờ làm việc thứ 9" ở Ba Vì

Hiệu quả từ mô hình "Giờ làm việc thứ 9" ở Ba Vì

(LĐTĐ) Với mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ cải cách hành chính, dịch vụ công, trong thời gian qua, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Ba Vì (Hà Nội) đã và đang chỉ đạo các xã triển khai thực hiện nhiều mô hình, cách làm hay tạo hiệu quả tích cực, mang lại sự hài lòng cho người dân.
Tôn vinh 135 cán bộ Mặt trận cơ sở tiêu biểu, tâm huyết, trách nhiệm, gắn bó với cộng đồng

Tôn vinh 135 cán bộ Mặt trận cơ sở tiêu biểu, tâm huyết, trách nhiệm, gắn bó với cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng nay (13/7/2024), Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức biểu dương cán bộ Mặt trận tiêu biểu các cấp Thành phố giai đoạn 2019 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động