“Giữ lửa” làng nghề đúc đồng ở Khánh Hòa

(LĐTĐ) Làng nghề Đúc đồng Phú Lộc thuộc tổ dân phố Phú Lộc Tây 1 (thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh, Khánh Hòa) từ lâu nổi tiếng là một trong số ít làng nghề được vua Tự Đức ban tặng sắc phong công nhận làng nghề.
Sức sống mới ở làng nghề comple Vân Từ Tôn vinh nữ nghệ nhân tiêu biểu làng nghề Hà Nội

Vang bóng một thời

Một ngày đầu tháng 3, ghé thăm làng nghề đúc đồng Phú Lộc để hỏi về nghề đúc đồng, chúng tôi có dịp được nghe những nghệ nhân lớn tuổi còn lưu giữ ký ức về một thời cả làng Phú Lộc rộn ràng, mải mê làm việc trong không khí tất bật của những thập kỉ trước, hào hứng kể chuyện.

“Giữ lửa” làng nghề đúc đồng ở Khánh Hòa
Rất ít lao động trẻ còn tâm huyết với nghề truyền. Ảnh: Hương Thảo

Kể về câu chuyện nghề, chuyện đời của những người dân làng nghề, ông Nguyễn Văn Nhường - Giám đốc HTX Đức Phú Lộc cho biết, căn cứ vào sổ sách và chiếu theo vua Tự Đức sắc phong thì làng nghề đã tồn tại hơn trăm năm. Nơi đây, chuyên sản xuất các sản phẩm bằng đồng dùng để thờ cúng như: Lư hương, chân đèn, lục bình, đài đựng nước,... Các sản phẩm được làm hoàn toàn thủ công bởi bàn tay của những nghệ nhân sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất này.

Qua thời gian miệt mài lao động và sáng tạo của nhiều thế hệ, làng nghề đúc đồng Phú Lộc đã sản sinh ra nhiều nghệ nhân có tay nghề điêu luyện. Những nghệ nhân này đã dùng khối óc, bàn tay tinh hoa, sự sáng tạo của mình để cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả hợp lý…nên được nhiều khách hàng gần xa biết đến.

Tiếng lành đồn xa, có thời điểm, làng nghề “cháy hàng” không đủ để kịp giao bán. Chính nghề này đã đưa làng nghề đúc đồng Phú Lộc trở thành điểm sáng so với nhiều làng nghề khác tại địa phương. Đồng thời, đã mang lại cơm no, áo ấm cho người dân lúc đó. Thời điểm đó, rất nhiều gia đình cất được nhà mới, nuôi được con ăn học thành tài bằng chính tay nghề giỏi của những người thợ lành nghề. Thợ lành nghề đúc đồng Phú Lộc đi đến đâu cũng được trọng vọng.

Trải qua bao thăng trầm, đến năm 2016, làng nghề đúc đồng Phú Lộc được UBND tỉnh Khánh Hòa công nhận là làng nghề truyền thống của tỉnh. Hiện nay, có 40 hộ dân với 100 lao động vẫn đang gắn bó với nghề.

Trong câu chuyện của làng đúc đồng vang bóng một thời giờ đây chỉ còn một tấm biển được treo trên con đường nhỏ đi vào làng với dòng chữ “Làng đúc đồng Phú Lộc”đã bị phai mờ theo năm tháng, nằm chìm khuất giữa những tán cây.

Ghé vào thăm nhà của bà Nguyễn Thị Cạn (57 tuổi), một gia đình có truyền thống hơn 20 năm làm nghề đúc đồng. Bà cho biết, bà là người xứ Phan Rang, vì đem lòng yêu anh thợ làm nghề đúc đồng nên đã đồng ý về làm dâu xứ người. Từ khi sánh duyên, bà trở thành “cánh tay đắc lực” cho chồng, cùng đồng tâm, hiệp lực hỗ trợ nhau giữ gìn công việc truyền thống của gia đình.

Chia sẻ về nghề mưu sinh của gia đình, bà Cạn cho hay, đặc trưng của nghề đúc đồng thủ công ở Phú Lộc là cần sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và khéo léo của người thợ. Để cho ra một sản phẩm bằng đồng hoàn chỉnh, phải trải qua ít nhất 6 công đoạn. Mỗi công đoạn cần nhiều người thợ lành nghề khác nhau thực hiện và tất cả các công đoạn được đòi hỏi sự phối hợp ăn ý từ khi nung cho đến đúc đồng và khi gia công hoàn thành ra sản phẩm.

Công việc đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ là thế, nhưng đứng trước những tác động của cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hóa khiến nghề đúc đồng đang trong tình trạng mất nghề truyền thống. Thêm nữa, thu nhập không còn ổn định như thời gian trước, nên những lao động trẻ trong làng không còn ai có tư duy muốn theo nghề của tổ tiên.

Vì quá yêu nghề và không muốn nghề đúc đồng bị mai một, vợ chồng bà đã quyết định đemsổ đỏ căn nhà gia đình đang ở, thế chấp ngân hàng để được hỗ trợ vay vốn để làm ăn.

“Nghề này trước đây thịnh lắm, cả làng đều làm. Giờ thì mai một gần hết rồi, nhà tôi có 2 đứa con được ăn học đàng hoàng đã kiếm được công việc ổn định, lương cao hơn. Chỉ còn vợ chồng tôi ráng bám giữ nghề, làm được lúc nào hay lúc đó để lấy lại sổ đỏ, chắc vài năm nữa cũng bỏ luôn, chứ giờ lớn tuổi rồi, lại không còn ai để truyền nghề, giữ nghề”, bà Cạn bộc bạch.

Theo một số nghệ nhân lớn tuổi, trong làng những người biết nghề thuần thục, nhất là những người có thể tự thao tác, thực hiện được tất cả các công đoạn chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, tất cả họ đều đã hơn 60 tuổi. Làng nghề đúc đồng Phú Lộc có nguy cơ bị mai một từng ngày khi không còn người tiếp nối. Và đó cũng là nỗi ưu tư của những nghệ nhân này.

Giải bài toán lao động cho làng nghề

Theo ông Nguyễn Văn Nhường - Giám đốc HTX Đức Phú Lộc, lao động trẻ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển nghề truyền thống. Sự thiếu hụt lao động trẻ để truyền nghề, giữ nghề là vấn đề trăn trở của làng nghề hiện nay.

Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thực tế này, một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến các lao động trẻ không có hứng thú với nghề truyền thốngvì thu nhập thấp, không được hưởng những phúc lợi, đãi ngộ chính sách…Bài toán kinh tế đã khiến nhiều lao động trẻ “quay lưng” không còn mặn mà với nghề là điều không khó để lý giải. Họ có xu hướng muốn đến các thành phố lớn hoặc làm việc tại các doanh nghiệp để tìm kiếm công việc với mức thu nhập tốt hơn.

“Giữ lửa” làng nghề đúc đồng ở Khánh Hòa

Ở các độ tuổi hơn nữa đời người, bà Nguyễn Thị Cạn vẫn miệt mài lao động giữ nghề truyền thống. (Ảnh: Hương Thảo).

Ngoài vấn đề thu nhập, làng nghề đúc đồng Phú Lộc đang đối diện với khó khăn là không có cơ sở mặt bằng để sản xuất tập trung, dù HTX Đức Phú Lộc đã nhiều lần đề nghị tỉnh, huyện quan tâm, xem xét giải quyết nhưng chưa được triển khai. Việc mở rộng cơ sở sản xuất sẽ góp phần giúp các hộ dân làm nghề giảm bớt khó khăn, làng nghề mới có cơ hội phát triển bền vững và đó chính là một trong những yếu tố để lao động trẻ yên tâm gắn bó với nghề truyền thống của quê hương.

Bên cạnh đó, lực lượng lao động có tay nghề vững, nhiều kinh nghiệm, kỹ năng tốt lại thuộc nhóm lao động có độ tuổi khá cao. Việc dạy nghề tại làng nghề đúc đồng Phú Lộc đều theo lối truyền nghề trong các gia đình. Dẫn đến việc đào tạo bài bản chưa cao, có nhiều lao động trẻ chỉ có thể làm một công đoạn của nghề, những công đoạn khó hơn như đúc đồng vẫn chưa thực hiện được.

“Chúng tôi nhiều lần kiến nghị cho HTX được phép thuê đất để giữ gìn và phát triển làng nghề. Đồng thời, mong muốn có cơ chế, chính sách nhằm giữ lao động trẻ. Nếu không có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương thì khoảng 6 -7 năm nữa, nghề truyền thống của làng Phú Lộc không thể tồn tại”.

Có thể nhận định, trong bối cảnh công nghiệp hóa phát triển như hiện nay đã đặt ra không ít khó khăn, thách thức đối với làng nghề đúc đồng Phú Lộc. Hơn ai hết vai trò của đội ngũ lao động trẻ ngày càng quan trọng. Do đó, công tác đào tạo nghề, thu hút đội ngũ lao động trẻ sẽ góp phần giải quyết hiệu quả bài toán phát triển bền vững các làng nghề.

Chính quyền địa phương cần sớm có những chủ trương, chính sách nhằm tạo điều kiện, khuyến khích, hỗ trợ cho làng nghề địa phương phát triển, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đồng thời, quan tâm tìm đầu ra cho sản phẩm để người lao động yên tâm học nghề và các nghệ nhân yên tâm truyền nghề. Có như vậy, thì các lao động trẻ mới làm tốt được vai trò là những người kế nghiệp, tiếp tục giữ mãi lửa nghề, giúp làng nghề đúc đồng Phú Lộc luôn “đỏ lửa” cho hôm nay và mai sau.

Hương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Xem thêm
Phiên bản di động