Giữ “hồn Việt” trong đường kim mũi chỉ

(LĐTĐ) Nhắc đến mảnh đất Thường Tín (Hà Nội) hẳn không ít người sẽ nhớ ngay đến những ngôi làng cổ kính với “đặc sản” là nghề thêu hàng trăm năm tuổi.  Ở nơi đây, qua đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, hàng loạt tác phẩm mang đậm tính dân gian, thể hiện hồn quê, khơi dậy ở người xem tình yêu đối với non sông đất nước. Cùng với dòng chảy của thời gian, nghề thêu nơi đây có lúc thăng, lúc trầm nhưng hơn hết, ở mảnh đất lưu giữ “hồn Việt” vẫn còn đó những người mang trong mình niềm đam mê, nhiệt huyết trong từng đường kim mũi chỉ.
giu hon viet trong duong kim mui chi Nơi lưu giữ thanh âm hồn Việt

Những cung bậc buồn vui…

Nghề thêu có ở nhiều địa phương, nhưng đạt đến trình độ tinh xảo và kỹ thuật điêu luyện thì không đâu bằng người Thường Tín. Nghe các cao niên trong vùng kể, người có công truyền dạy nghiệp thêu ở Thường Tín là ông Lê Công Hành, sống vào khoảng thế kỷ XVII. Theo đó, khoảng năm 1646, sau khi kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, ông Lê Công Hành được vua Lê cử làm người dẫn đầu sứ đoàn sang Trung Quốc. Trong thời gian này, ông học được cách làm lọng và nghề thêu đặc sắc của Trung Hoa. Khi về nước, ông đã đem những kiến thức mình học được dạy lại cho dân Thắng Lợi, Quất Động và một số làng khác như Tam Xá, Vũ Lăng, Hướng Dương, Đào Xá…

Những địa phương được truyền nghề này sau đều dựng đền thờ ông ở thôn Hướng Xá, gọi là đền Ngũ Xã, lấy giỗ vào 12.6 âm lịch. Thời hưng thịnh của nghề thêu phải kể đến khoảng những năm 90 của thế kỷ trước. Khi ấy, cả vùng nhà nào cũng có dăm bộ khung. Từ già trẻ, trai gái đến những cô bé, cậu bé mới chục tuổi đều thoăn thoắt đưa kim. Những búi chỉ xanh, đỏ, kim tuyến óng ánh vừa mới đó mà đã thành cây, thành hoa, thành công, thành hạc… Các cô bé, cậu bé tỉ mẩn học thêu để rồi lớn lên, nhiều người trong số họ đã trở thành thợ thêu chuyên nghiệp rồi thành nghệ nhân.

giu hon viet trong duong kim mui chi
Nghề thêu lúc thịnh, lúc suy, nhưng có một điểm chung là thời nào cũng vậy, những nghệ nhân trong vùng vẫn luôn cần mẫn, đam mê.

Tranh thêu ra đến đâu, bán hết ngay đến đó. Thậm chí, những đơn đặt hàng phải có trước từ vài tuần tới vài tháng mới đủ để cung ứng. Những nước châu Á như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản hay châu Âu xa xôi như Đức, Pháp… về tận làng để đặt mẫu và đặt hàng. Các xưởng thêu hộ gia đình mọc lên khắp nơi, trong làng ngoài xóm hầu như không thấy bóng dáng người ra đường. Đêm đến, họ thắp đèn dầu ngồi thêu cho kịp ngày trả khách. Những ngôi nhà hai, ba tầng thay thế cho mái ngói cứ mọc lên nhờ cây kim sợi chỉ và những đôi bàn tay như thế.

Cảnh tượng khi ấy giờ được những người 70, 80 tuổi nhắc đến như một kỷ niệm vàng son. Giờ nghề đã chẳng còn thịnh.

Ở Thường Tín, cái “gốc” nghề thêu là làng Quất Động, giờ ghé làng mới thấy những nghệ nhân thêu đã mất đi quá nửa. Số còn lại thi thoảng thẫn thờ mang đôi khung thêu bị mọt ra phơi nắng ở đầu hè rồi kể chuyện cho đám cháu ngơ ngác về ngày xưa, thời của âm thanh xoàn xoạt những cây kim theo nhịp tay thoăn thoắt đưa lên đưa xuống trên nền vải phin trắng... Nghề thêu dần thưa bóng người khi những đơn đặt hàng từ Nhật, Pháp thưa dần. Có gia đình trước là một xưởng thêu lớn nhất nhì trong làng giờ cũng chỉ làm cầm chừng. Họ bảo: “Ngày trước người Nhật rất ưa chuộng mặt hàng thêu chỉ truyền thống của Việt Nam, nhưng sau khi họ tìm được mối hàng bên Trung Quốc rẻ hơn thì họ không còn đặt hàng từ Việt Nam nữa”.

Những sản phẩm mang bóng hình Bác

Kỳ thực, ở đâu cũng vậy, nghề lúc thịnh lúc suy, nhưng có một điểm chung là những nghệ nhân trong vùng vẫn luôn cần mẫn, đam mê. Họ biết là nghề đang lâm độ khó khăn nhưng vẫn giữ nghề để hi vọng nhen lên ngọn lửa truyền thống. Khi tìm hiểu nghề thêu ở Thường Tín, những nghệ nhân già thường bảo tôi rằng, trong các sản phẩm từ thêu tay truyền thống như: Khăn, mũ, áo dài, tranh, chân dung… thì thêu chân dung thuộc loại khó nhất. Dĩ nhiên, những người thợ giỏi sẽ chứng minh được tay nghề của bản thân qua “nấc thang” khó ấy.

Ở làng Quất Động người ta thường hay nhắc nhiều đến nghệ nhân Hoàng Thị Khương (SN 1965) với bức thêu chân dung Bác Hồ. Nghe kể, chị Khương là con gái thứ 3 trong gia đình có 6 người con. Không may mắn như những đứa trẻ khác, khi mới tròn 3 tháng tuổi chị bị một cơn sốt cao hành hạ. Kể từ đó, đôi chân chị không thể cử động được nữa. Và trong những ngày tháng tăm tối ấy, chị Khương tìm được niềm vui từ việc thêu tranh.

Gần 50 năm trong nghề thêu, chị Khương đã giành được nhiều giải thưởng lớn. Năm 2010, chị được Hiệp hội làng nghề Việt Nam vinh danh bức tranh “Ánh trăng” là sản phẩm của năm. Chị cũng từng “giật” giải Nhất trong cuộc thi Inter Abilympics 2011 giành cho người khuyết tật được tổ chức tại Thủ đô Seoul, Hàn Quốc… Nhưng tiếp xúc với người phụ nữ tật nguyền giàu nghị lực này mới thấy, giải thưởng chị tâm đắc nhất lại là một giải khuyến khích. Chị bảo, giải thưởng tâm đắc này bản thân giành được trong cuộc thi thiết kế sản phẩm thủ công của Hà Nội năm 2013 với bức tranh thêu mang tên “Chân dung Bác Hồ”.

Thêu chân dung Bác Hồ, kỳ thực không ít người đã làm qua. Nhưng chị Khương lại là một trong số những người thành công nhất, bức thêu ấy thực đến mức không ít người yêu thích tìm đến chị ngã giá hàng trăm triệu. “Cái khó của thêu chân dung là ở thần thái của đôi mắt. Rất nhiều người đã từng thêu qua chân dung Bác nhưng nhiều bức ấy thiếu đi thần thái. Khi thêu đôi mắt, tôi phải tước nhỏ sợi chỉ và pha nhiều mầu cùng với những kỹ thuật điêu luyện nhất mới thổi hồn được cho tác phẩm” – chị Khương bật mí.

Nhắc nhiều đến bức tranh thêu này, chị bảo thêu chân dung của Bác Hồ hoàn toàn xuất phát từ sự tôn kính. Đối với chị, hình ảnh của Bác là hình ảnh của cả dân tộc. Chị Khương thật thà: “Mình thêu tranh Bác mất hơn một năm, có người trả không phải ít tiền nhưng mình vẫn không bán mà chỉ chờ đến ngày được tặng lại cho Bảo tàng Hồ Chí Minh, thực hiện tâm nguyện của mình”.

Ở Thường Tín, chân dung Bác Hồ cũng là bức tranh thêu để đời của nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự. Nguyễn Quốc Sự là cái tên chẳng xa lạ bởi ông đã nổi tiếng khắp trong và ngoài nước nhờ kỹ nghệ thêu điêu luyện. Hơn 60 năm gắn bó với nghề thêu, nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự đã đạt được nhiều giải thưởng. Nhưng cũng thực lạ, niềm vinh quang đến với ông phần lớn đều nhờ cảm hứng lấy từ Bác Hồ. Nghe kể, giải thưởng lần đầu tiên nghệ nhân Sự giành được là vào năm 1981 khi Cục Đào tạo, Liên xã Trung ương và Trường Mỹ Nghệ duyệt tác phẩm thêu “Nhà sàn Bác Hồ” của ông để tham dự triển lãm Olimpic tại Liên Xô (cũ). Với tác phẩm này, Nguyễn Quốc Sự giành được giải thưởng và được tặng thưởng Huân chương Lê-nin, Bằng khen của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và sau đó là Huy chương Vàng của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Có thể khẳng định, bức “Chân dung Bác Hồ” là sản phẩm tranh thêu để đời của nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự. Có tận mắt quan sát mới thấy, từ khóe mắt, nụ cười hay chòm râu của Bác Hồ đều rất sống động khiến cho người ta tưởng đó là một bức ảnh chụp chân dung. Hơn nữa, cái thần thái của Bác được khắc họa một cách sống động, tỉ mỉ mà ít nghệ nhân làm được. “Thêu chân dung là phải giữ được cái hồn, cái thần, hình khối. Không được béo, gầy. Nghề thêu tay không chỉ cần đến sự khéo léo, tỉ mẩn mà hơn hết, ở một bức tranh thêu, người ta phải thấy được cái hồn của bức tranh và cả cái tâm của người thợ” - nghệ nhân Nguyễn Quốc Sự đúc rút.

Trong sâu thẳm trái tim của người dân Việt Nam, hình ảnh vị cha già kính yêu của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới - Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn sống mãi với tư tưởng và tấm gương đạo đức sáng ngời. Ở những bức tranh thêu tay của nghệ nhân Hoàng Thị Khương hay Nguyễn Quốc Sự, người ta đều thấy được tất cả những điều đó. Lòng yêu kính Bác có thể được thể hiện theo nhiều cách khác nhau nhưng một điểm bất biến Bác Hồ mãi là nguồn cảm hứng sáng tạo.

Đinh Luyện – Cao Oanh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

Những điều cần lưu ý để có một chuyến du lịch an toàn

(LĐTĐ) Du lịch không chỉ giúp giải tỏa căng thẳng, mang lại những giây phút thư giãn mà còn là cơ hội để bạn nhìn ngắm thế giới rộng lớn và học hỏi những điều mới mẻ. Tuy nhiên, bên cạnh sự háo hức tìm tòi, khám phá thì bảo đảm an toàn vẫn là điều cần được quan tâm đầu tiên. Dưới đây là một số lưu ý để bạn có chuyến du lịch hấp dẫn mà vẫn an toàn.
Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

Góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động

(LĐTĐ) Việc tổ chức Hội diễn văn nghệ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Ba Đình năm 2024 đã lan toả tới Công đoàn cơ sở và thu hút đông đảo đoàn viên, CNVCLĐ tham gia.
TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

TP.HCM: Khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức Lễ khai mạc Tháng Công nhân lần thứ 16 năm 2024 với chủ đề: "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".
TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

TP.HCM: Đám cháy thiêu rụi nhà xưởng giữa trưa nắng gắt

(LĐTĐ) Ngày 27/4, Công an quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang điều tra làm rõ vụ cháy nhà xưởng trên đường Trần Hải Phụng (phường Tân Tạo).
Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày đầu nghỉ lễ, lượng khách đổ về các bến xe tăng mạnh

(LĐTĐ) Theo ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ngày 27/4, lượng khách tới các bến xe rất đông để mua vé. Các tuyến được người dân lựa chọn nhiều như: Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) - Nha Trang, TP.HCM - Đà Nẵng, TP.HCM - Quảng Ngãi và một số tuyến đi các tỉnh Tây Nguyên, miền Tây.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Tổ chức tập huấn an toàn vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) được duy trì sẽ giúp cho người lao động nắm bắt được những kiến thức chung, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, phòng tránh các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc.
Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

Thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy để mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ

(LĐTĐ) 60 năm qua, lớp lớp các thế hệ Người Rạng Đông thi đua thực hiện tốt lời Bác dạy, đã viết lên câu chuyện của thế hệ mình, xứng đáng với lời nguyện ước: “Phát triển để mãi mãi xứng danh Rạng Đông Anh hùng và có Bác Hồ - làm thỏa lòng Bác mong!”

Tin khác

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

Khai trương đoàn tàu chất lượng cao Sài Gòn - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Tàu SE21/22 là một sản phẩm mới với nhiều tiện ích và thẩm mỹ vượt trội, được ngành đường sắt đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Lễ 30/4, 1/5 và được kỳ vọng sẽ trở thành sản phẩm du lịch “hot” đối với du khách trong dịp hè 2024.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ được phân công

Ngày 26/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp xem xét, cho ý kiến về công tác cán bộ như sau: 1. Xem xét cho thôi giữ các chức vụ, nghỉ công tác đối với đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 26/4, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ trên đường Bắc Sơn.
Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

Bình Dương: Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập Thành phố Bến Cát

(LĐTĐ) Sau khi thị xã Bến Cát chính thức lên Thành phố, tỉnh Bình Dương có 9 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 4 huyện và 5 thành phố. Tính đến thời điểm hiện tại, Bình Dương là địa phương có nhiều thành phố nhất cả nước.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

Lãnh đạo thành phố Hà Nội tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Điện Biên

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 24 và 25/4, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã đến thành phố Điện Biên Phủ bắt đầu chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc ngày 20/5

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường vừa thông báo triệu tập Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV khai mạc ngày 20/5 và dự kiến bế mạc vào ngày 28/6, chia thành 2 đợt họp tập trung tại Nhà Quốc hội.
Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Xem thêm
Phiên bản di động