Giữ "hồn cốt" di sản cho đô thị qua việc bảo tồn biệt thự cổ
Di sản đô thị
Nhắc đến các công trình kiến trúc đô thị độc đáo Hà Nội có thể kể đến những nơi nổi bật như Hoàng thành Thăng Long, 36 phố phường…; hoặc gần hơn các biệt thự Pháp giữa lòng Thủ đô, những công trình này được đánh giá cao bởi nét giao thoa giữa cổ và mới, thể hiện sự nối tiếp của di sản.
Theo danh mục nhà, biệt thự kiến trúc Pháp cổ được thành phố Hà Nội phân loại, bảo tồn từ năm 2013, Hà Nội đang có 1.216 biệt thự được xây dựng trước năm 1954 theo kiến trúc Pháp, gồm 367 biệt thự thuộc sở hữu Nhà nước; 732 biệt thự thuộc sở hữu hỗn hợp giữa Nhà nước với các hộ dân hoặc giữa các hộ dân với nhau; 117 biệt thự thuộc sở hữu tư nhân.
Trưng bày ảnh "Hà Nội - Khởi đầu một đô thị kiểu phương Tây ở Đông Nam Á" ở khuôn viên ngôi biệt thự cổ 49 Trần Hưng Đạo. (Ảnh: Đinh Luyện) |
Phải khẳng định, những kiến trúc Pháp được Hà Nội ra soát đều có giá trị đặc biệt. Dễ thấy nhất đó là giá trị lịch sử. Nói cách khác, những công trình kiến trúc này đánh dấu một quãng giai đoạn phát triển của Hà Nội. Tại những công trình này, bất kỳ ai khi ghét thăm đều ít nhiều cảm nhận được những giá trị văn hóa giao thoa, đó là nét giao thoa giữa văn hóa Đông - Tây.
Nhiều phong cách trong xây dựng như cách tân cổ điển Pháp cho đến tân cổ điển châu Âu… đều được pha trộn với kiến trúc của Việt Nam như mái che, mái trạm trổ, hàng hiên rộng. Sự giao thoa giữa hai dòng văn hóa đã góp phần tạo nên những con phố với kiến trúc đẹp như: Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phan Đình Phùng, Trần Phú, Lê Hồng Phong...
Tuy nhiên, có một thực tế là ở nhiều biệt thự cổ, từng có thời gian người dân tự sửa chữa, cơi nới diện tích khiến tình trạng xuống cấp và các đường nét kiến trúc bị hư hại. Để chấn chỉnh điều này, nhiều ý kiến cho rằng, không chỉ có những công trình lớn như Nhà hát Lớn, Phủ Chủ tịch, Nhà khách Chính phủ, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Mỹ thuật, khách sạn Metropole… mà còn có hàng trăm căn biệt thự là nơi sinh sống và làm việc của người dân… tất cả đều cần được coi là di sản kiến trúc và cần được gìn giữ, bảo tồn.
Chú trọng công tác bảo tồn
Thực tế, để xác định được giá trị trên nhiều phương diện như kiến trúc, lịch sử, văn hóa, đô thị và tầm quan trọng của việc bảo tồn, giữ gìn những nét đẹp riêng có của những biệt thự cũ, cách đây không lâu Hà Nội đã tổ chức rà soát, đánh giá, phân loại các biệt thự.
Dựa trên số liệu rà soát tháng 6/2022, Thành phố đã ban hành quyết định xác lập danh mục biệt thự cần quản lý, bảo tồn. Số biệt thự này được phân loại theo nhóm đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn. Trong đó, nhóm 1 có 222 biệt thự; nhóm 2 có 356 biệt thự và nhóm 3 có 638 biệt thự. Việc tạo chủ trương và cơ chế trong công tác bảo tồn này đã được dư luận và nhân dân Thủ đô đánh giá cao.
Ngôi biệt thự Pháp cổ tại 49 Trần Hưng Đạo nằm trong Dự án bảo tồn biệt thự mẫu nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc của khu phố cũ Hà Nội. Dự án được nghiên cứu từ năm 2016, trong khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và vùng Ile-de-France, quận Hoàn Kiếm và Cơ quan hợp tác quốc tế vùng Ile-de-France (PRX). Tháng 4/2022, quận Hoàn Kiếm đã khởi công dự án. Sau khi hoàn thành công tác tu bổ, quận Hoàn Kiếm sẽ phát huy giá trị công trình trở thành Trung tâm giao lưu văn hóa khu phố cũ của Hà Nội. Đây là một địa điểm thuận lợi để giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của khu phố cũ; là nơi gặp gỡ, trao đổi, kết nối giữa các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và người dân tìm hiểu, tham quan về các giá trị di sản văn hóa - lịch sử - kiến trúc. |
Nhờ vậy, tại các quận trung tâm - nơi có nhiều biệt thự cổ, những vướng mắc trong công tác tu bổ, bảo tồn cũng từng bước được tháo gỡ. Quận Hoàn Kiếm là ví dụ.
Tại quận Hoàn Kiếm, sau một thời gian tổ chức khởi công dự án bảo tồn, sửa chữa, chống xuống cấp nhà biệt thự 49 Trần Hưng Đạo, đến nay công trình đã cơ bản hoàn thành. Đây là một trong những dự án đầu tiên của Hà Nội khi chính thức thực hiện việc bảo tồn biệt thự trên địa bàn Thành phố.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho biết, căn biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo là một trong những công trình xây dựng giai đoạn đầu khi người phương Tây vào Thủ đô. Công trình này nằm trong khuôn viên của khu trung tâm Thủ đô. Qua thời gian, công trình đã trải qua nhiều thay đổi và xuống cấp song bằng sự hợp tác giữa vùng Ile-de-France (Pháp) với thành phố Hà Nội các chuyên gia, kiến trúc sư, nhà bảo tồn… đã cùng với Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tiến hành bắt tay vào công tác trùng tu, sửa chữa.
Đáng chú ý, công tác trùng tu căn biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo cũng nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt là về màu sắc của công trình. Xét trên nhiều góc độ, việc dư luận quan tâm đến công tác trùng tu căn biệt thự cũng cho thấy người Hà Nội luôn quan tâm đánh giá cao công tác gìn giữ di sản Thủ đô.
Về màu sắc của công trình căn biệt thự Pháp cổ ở 49 Trần Hưng Đạo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long chia sẻ, do đây là công trình mẫu về trùng tu biệt thự nên nguyên tắc bảo tồn đặt lên hàng đầu. Trong quá trình tu bổ, các chuyên gia đến từ nước Pháp đã tiến hành thám sát công trình khoa học, cẩn trọng để đưa ra giải pháp trùng tu hiệu quả nhất, sát với nguyên bản nhất, từ các đường nét kiến trúc cho đến màu sắc công trình. Trước khi tiến hành công tác bảo tồn, sửa chữa, các chuyên gia đã triển khai các hoạt động đánh giá hiện trạng các lớp vật liệu để làm rõ các yếu tố nguyên gốc phục vụ cho trùng tu.
Cận cảnh ngôi biệt thự Pháp cổ tại 49 Trần Hưng Đạo là công trình biệt thự Pháp đầu tiên được thành phố Hà Nội trùng tu, tôn tạo với sự hỗ trợ kỹ thuật của vùng Ile-de-France. (Ảnh: Đinh Luyện). |
Ông Emmanuel Cerise - đại diện vùng Ile-de-France (Pháp) tại Hà Nội, chuyên gia bảo tồn biệt thự 49 Trần Hưng Đạo cũng khẳng định, khi thực hiện trùng tu, các chuyên gia đảm bảo rất nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật, kết cấu, nguyên vật liệu để lựa chọn làm sao cho phù hợp, hài hòa và đúng nguyên tắc bảo tồn.
Rõ ràng, Hà Nội đang có sự quan tâm và những bước đi đúng trong công tác bảo tồn những công trình kiến trúc kiểu Pháp. Ở góc nhìn rộng hơn, điều này phù hợp với sự phát triển và hội nhập thế giới. Bởi tại các quốc gia phát triển, di sản kiến trúc đô thị luôn được hiểu là yếu tố cốt lõi tạo nên "hồn cốt" của đô thị, mang giá trị to lớn không thể định lượng được. Do đó, việc Hà Nội đẩy mạnh triển khai công tác này cũng cho thấy sự quyết tâm rất lớn để gìn giữ hồn cốt di sản.
Về lâu dài, thiết nghĩ bảo tồn thích ứng cũng còn là việc tuyên truyền, giáo dục cộng đồng hiểu đúng, đủ vì thế Hà Nội và các bộ, ngành liên quan cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để tạo nên sức mạnh của người dân, những nhà nghiên cứu trong việc chung tay bảo tồn di sản.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 05:45
Trách nhiệm với quê hương, đất nước
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 16:24
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”
Tôi yêu Hà Nội 08/10/2024 10:21
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 15:35
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”
Tôi yêu Hà Nội 05/10/2024 14:03