Giây phút không quên ngày 30/4 năm ấy

(LĐTĐ) Trung tướng Phạm Xuân Thệ là người trực tiếp dẫn giải Tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn Dương Văn Minh từ Dinh Độc Lập tới Đài phát thanh Sài Gòn để tuyên bố đầu hàng vô điều kiện ngày 30/4/1975. Đó là thời khắc không bao giờ phai mờ trong tâm trí Trung tướng Phạm Xuân Thệ về ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
giay phut khong quen ngay 304 nam ay Triển lãm ảnh Việt Nam mừng ngày thống nhất đất nước 30/4 tại Mexico
giay phut khong quen ngay 304 nam ay Những ca khúc bất hủ về ngày 30/4/1975
giay phut khong quen ngay 304 nam ay Lịch nghỉ Ngày 30/4 và Quốc tế lao động 1/5 ra sao?
giay phut khong quen ngay 304 nam ay
Trung tướng Phạm Xuân Thệ

Những ngày đầu tháng 4/1975 là thời điểm quân và dân cả nước hướng về Sài Gòn - Gia Định. Trung tướng Phạm Xuân Thệ khi đó với trọng trách là Trung đoàn phó Trung đoàn 66 (Sư đoàn 304) được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy lực lượng đi đầu phối hợp cùng bộ đội xe tăng, thiết giáp của Quân đoàn 2 tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh, đánh thẳng vào Dinh Độc Lập.

Theo quyết định của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, sau khi giải phóng Đà Nẵng, Quân đoàn 2 được Bộ Tư lệnh tăng cường cùng Sư đoàn 3 - Sao Vàng của Quân khu V và được lệnh hành quân bằng cơ giới vào phía Nam chuẩn bị tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Nhớ về Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Trung tướng Phạm Xuân Thệ kể: “Sau khi nhận nhiệm vụ của Bộ Tư lệnh Sư đoàn giao, Ban chỉ huy Trung đoàn 66 đã quán triệt, phổ biến nhiệm vụ cho các đơn vị, xây dựng quyết tâm và kế hoạch tổ chức hành quân. Cuộc hành quân lần này toàn bộ bằng cơ giới, đường hành quân dài, nên sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì chúng tôi chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức cho bộ đội hành quân bằng cơ giới. Tuy vất vả, phải trèo đèo, lội suối, xuyên qua những cánh rừng già nhưng toàn đơn vị đều quyết tâm cao”.

Đến ngày 22/4/1975, đơn vị do Trung tướng Phạm Xuân Thệ dẫn đầu đã liên lạc với Tiểu đoàn 7 - Thị xã Hàm Tân. Theo kế hoạch, Tiểu đoàn 7 tiến công từ phía Bắc, Tiểu đoàn 8 tiến công từ phía Tây Nam theo trục đường 28 tiến vào thị xã. Ông nhớ lại: “Lúc đó khoảng 21h, chúng tôi bắt đầu nổ súng tiến công. Sau gần 2 giờ chiến đấu, toàn bộ lực lượng địch ở thị xã Hàm Tân bị tiêu diệt và bỏ chạy. Các đơn vị thừa thắng truy kích địch đến tận cảng biển của thị xã Hàm Tân.

Sau đó, Trung đoàn để lại một bộ phận phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương chốt giữ trong thị xã, còn hầu hết lực lượng trở về vị trí tập kết để chuẩn bị tiến công vào Sài Gòn”. Sáng ngày 23/4, Trung đoàn 66 tiếp tục hành quân trong đội hình của Sư đoàn, tập kết ở rừng cao su đồn điền Ông Quế (cách Sài Gòn 60km) về phía Đông. Tại đây, đơn vị được cấp trên giao nhiệm vụ tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử - trận quyết chiến chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

giay phut khong quen ngay 304 nam ay
Các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam trong đó có chiến sĩ Phạm Xuân Thệ dẫn Tổng thống Dương Văn Minh đến Đài phát thanh (ảnh Tư liệu)

Trung đoàn 66 được giao nhiệm vụ làm lực lượng dự bị của Sư đoàn, sẵn sàng thay thế Trung đoàn 9 và 24. Đặc biệt, Trung đoàn 66 có nhiệm vụ nằm trong đội hình Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 nhanh chóng tiến công theo trục đường 15, xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa tiến vào nội đô Sài Gòn. Lúc này, cán bộ, chiến sĩ trong Trung đoàn với khí thế rất cao. Mọi người đều hồ hởi khi được tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào sào huyệt cuối cùng của chính quyền Sài Gòn. Trên những chiếc mũ cứng, cán bộ, chiến sĩ đều dán khẩu hiệu “Quyết tâm giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam”.

Đúng 17h ngày 26/4/1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu, những phát pháo đầu tiên hỏa lực chuẩn bị của Quân đoàn 2 và Sư đoàn 304 bắn vào căn cứ Nước Trong và trường sĩ quan bộ binh của địch. Sau giai đoạn hỏa lực chuẩn bị, bộ đội Trung đoàn 9 và Trung đoàn 24 xung phong tiến công đánh địch ở căn cứ Nước Trong và trường sĩ quan bộ binh của địch (ngày 27/4) nhưng không đánh chiếm được các mục tiêu đã định.

Do quân địch dựa vào công sự kiên cố và thế phòng ngự vững chắc các căn cứ trước đây của Mỹ và chư hầu chống trả ta quyết liệt. Sáng 28/4/1975, chỉ huy Sư đoàn 304 lệnh cho Trung đoàn 66 đưa Tiểu đoàn 7 lên tăng cường chiến đấu cho Trung đoàn 9. Đến chiều, Trung đoàn 9 làm chủ hoàn toàn căn cứ Nước Trong, Trung đoàn 24 làm chủ được trường sĩ quan bộ binh đồng thời đánh chiếm được ngã ba Thái Lan và cầu sông Buông trên đường 15. Được lệnh của Sư đoàn, Trung tướng Phạm Xuân Thệ và Tiểu đoàn 7 trở về đội hình chiến đấu của Trung đoàn…

Với cuộc đời binh nghiệp, quá khứ về những năm tháng chiến đấu vì màu cờ, vì độc lập tự do cho Tổ quốc của anh em chiến sĩ chúng tôi chính là lẽ sống. Lý tưởng của Đảng, Bác Hồ và ước vọng hòa bình, thống nhất của nhân dân đã ngấm sâu vào máu thịt của anh em chiến sĩ. Tất cả đều chiến đấu với tinh thần quyết chiến quyết thắng cao nhất, để đi đến thắng lợi cuối cùng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, góp phần đưa đất nước bước sang một trang sử mới của độc lập, thống nhất.

Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhớ lại thời khắc lịch sử ấy: “Đêm trước ngày 30/4 lịch sử, chúng tôi đang chiến đấu tại một căn cứ cách Sài Gòn khoảng 40km. Lúc này được Ban Chỉ huy trung đoàn và Bộ Tư lệnh Sư đoàn (lúc đó Sư đoàn gọi là Bộ Tư lệnh) giao nhiệm vụ đi đầu đội hình để chỉ huy lực lượng của Trung đoàn 66, đi cùng Lữ đoàn xe tăng tiến về Sài Gòn.

Mục tiêu là vào nội đô thành phố Sài Gòn để chiếm giữ Dinh Độc Lập, Đài phát thanh, Bộ Tư lệnh Hải quân. Bản thân tôi lúc đó cũng không biết nội các của chính quyền Sài Gòn còn ở trong Dinh Độc Lập. Mục đích là địch ở trong đó nếu chống cự thì triển khai đội hình chiến đấu, không chống cự thì vào chiếm lại và cắm cờ lên nóc Dinh. Về diễn biến trận đánh, từ cầu Thị Nghè về đến Dinh Độc Lập, ở đường nhân dân chưa có ai ra, chỉ có xe của quân Giải phóng ầm ầm đi vào.

Khi chiếc xe tăng đầu tiên mở được cánh cổng ra, trong khoảnh khắc khoảng 10 - 15 phút, tất cả các loại xe cộ cũng như nhân dân, bộ đội, chiến sĩ của chúng ta ào vào. Lúc tôi bước xuống khỏi xe Jeep, các nhà báo ở đó rất đông, họ chỉ cho chúng tôi lên trên chỗ nội các chính quyền Sài Gòn đang chờ. Gặp nội các địch với tư thế sẵn sàng chiến đấu, người đầu tiên tôi gặp là ông Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh.

Ông Hạnh cho biết, toàn bộ nội các chính quyền của ông Minh đang trong phòng họp, “mời cấp chỉ huy vào làm việc”. Lúc này tôi mới biết là nội các địch còn ở đây, tâm trạng bất ngờ, cũng thoáng chút lo lắng. Trong phòng họp rất rộng đó có khoảng 50 người. Tổng thống Dương Văn Minh bước ra và nói: “Chúng tôi biết quân Giải phóng tiến công vào nội đô, đang chờ quân Giải phóng vào bàn giao”.

Lúc này, tôi không nghĩ đến chuyện bàn giao như thế nào, chỉ nói: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không bàn giao gì cả”. Khi được yêu cầu ra đài phát thanh tuyên bố đầu hàng, Dương Văn Minh lo sợ vì ở ngoài đường phố vẫn đang tiếp tục chiến đấu, tiếng súng đạn vẫn đang nổ. Tuy nhiên, khi được chúng tôi đảm bảo an toàn, chính Dương Văn Minh là người chỉ đường dẫn tới đài phát thanh.

Tại đó, chúng tôi đã ngồi thảo bản tuyên bố đầu hàng. Quá trình thảo, đọc và ghi âm lại bản thảo diễn ra khoảng 40 - 50 phút. Trong quá trình ghi âm lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh, máy ghi âm của chúng ta (thu được trong một trận chiến ở Đà Nẵng) bị hỏng do rối băng nên phải nhờ một máy ghi âm của một nhà báo nước ngoài có mặt tại thời điểm đó để ghi. Sau khi lời tuyên bố đầu hàng vô điều kiện được phát đi và đại diện quân Giải phóng của chúng ta đọc lời chấp nhận lời đầu hàng. Chúng tôi tiếp tục đưa Dương Văn Minh về Dinh Độc Lập để chờ cấp trên vào bàn giao”.

H. Phong – Đ.Tuệ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

Hà Nội: Di dời 75.297 người đến nơi an toàn

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa thông tin về công tác triển khai ứng phó với bão số 3 và mưa úng sau bão. Đáng chú ý, Hà Nội cho biết trước ảnh hưởng của bão số 3, Hà Nội đã di dời 75.297 người đến nơi an toàn.
Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

Công an huyện Thanh Trì hỗ trợ dọn vệ sinh trường học và khắc phục hậu quả sau bão lũ

(LĐTĐ) Công an các xã, thị trấn, các Đội nghiệp vụ, các đoàn thể trong Công an huyện Thanh Trì đã khẩn trương phối hợp cùng chính quyền địa phương tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm, các trường học, khắc phục hậu quả bão số 3.
Hà Nội: Hàng trăm chiến sĩ Công an xuyên đêm dọn dẹp môi trường sau bão số 3

Hà Nội: Hàng trăm chiến sĩ Công an xuyên đêm dọn dẹp môi trường sau bão số 3

(LĐTĐ) Trong đêm 14 rạng sáng 15/9, Công an các quận Ba Đình và Hai Bà Trưng cùng với hơn 300 cán bộ, chiến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động (Bộ Công an) đã được điều động tham gia cắt gọn, thu dọn cây cối bị đổ, giúp người dân trở lại trạng thái bình thường, đô thị sớm trở lại khang trang, sạch sẽ sau bão số 3.
Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ

Chương Mỹ: Đảm bảo sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho người dân vùng lũ

(LĐTĐ) Hiện, huyện Chương Mỹ đang tích cực khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (Yagi), đồng thời triển khai công tác hỗ trợ, đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng, chống dịch bệnh cho nhân dân vùng lũ.
Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

Người khiếm thị quận Thanh Xuân chung tay ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Ngày 15/9, nhân dịp Tết Trung thu, Hội Người mù quận Thanh Xuân đã tổ chức chương trình “Trăng rằm yêu thương”, trao quà Trung thu và quà khuyến học cho trẻ em khiếm thị, con hội viên; tổ chức quyên góp ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ.
Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ

Công đoàn EVNNPC: Thắm đượm nghĩa tình sau bão lũ

(LĐTĐ) Những ngày qua, siêu bão số 3 đã gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Bắc. Hiện nay, tất cả các đơn vị thành viên, người lao động của Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đang chung sức khắc phục sự cố lưới điện để khẩn trương cấp điện trở lại phục
Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?

Làm gì khi Windows tích hợp ứng dụng Microsoft Photos làm chậm máy tính?

(LĐTĐ) Microsoft không cho phép bạn gỡ cài đặt ứng dụng này, nhưng có một số cách bạn có thể thực hiện để ngăn chặn tình trạng chậm máy.

Tin khác

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân đã tới Thủ đô Hà Nội, bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, từ ngày 10 - 13/9/2024.
Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

Thành phố Hồ Chí Minh hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả bão số 3

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã và sẽ tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ các địa phương phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

Khắc phục hậu quả sau bão, đảm bảo an toàn cho nhân dân ở mức cao nhất

(LĐTĐ) Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn Hà Nội đã có mưa to, tập trung trong ngày và đêm 7/9, để lại hậu quả nặng nề về người và tài sản. Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Thành phố đề nghị các địa phương, ban, ngành tập trung theo dõi tình hình thời tiết, thiên tai, tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão.
Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

Tạm ngừng tiếp thu tàu bay tại 4 cảng hàng không do bão số 3

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) sắp đổ bộ vào Việt Nam có thể ảnh hưởng đến 240 chuyến bay nội địa và 70 chuyến bay quốc tế. Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) quyết định tạm ngừng khai thác 4 cảng hàng không nằm trong vùng ảnh hưởng của bão trong ngày 7/9.
Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

Hùng tráng Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”

(LĐTĐ) Tối 4/9, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tổ chức Chương trình chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin theo Đảng”. Đây là hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 70 năm Ngày thành lập Đảng bộ Khối các cơ quan thành phố Hà Nội (10/10/1954 - 10/10/2024).
TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

TP.HCM: Hàng nghìn người đổ về trung tâm đón mừng Quốc khánh với màn pháo hoa rực rỡ

(LĐTĐ) Tối 2/9, trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có một đêm sôi động khi hàng nghìn người dân từ khắp nơi đổ về khu vực trung tâm để vui chơi và chiêm ngưỡng màn pháo hoa rực rỡ chào mừng Quốc khánh 2/9.
Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

Bà Rịa - Vũng Tàu thu về gần 300 tỷ đồng trong 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9

(LĐTĐ) Bà Rịa – Vũng Tàu là điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước, nhất là các ngày lễ, hội. Trong đó, riêng 3 ngày đầu kỳ nghỉ Lễ 2/9 năm 2024 (từ ngày 31/8 – 2/9), doanh thu du lịch của địa phương này đã đạt gần 300 tỷ đồng.
Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

Tiếp tục xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

(LĐTĐ) Đã 55 năm trôi qua kể từ ngày Bác kính yêu đi xa, nhưng những chỉ dạy, những lời dặn dò của Người vẫn luôn được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ và thực hiện, đặc biệt là bản Di chúc - một di sản vô giá, kết tinh tinh hoa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Người.
Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số - động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.
Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

Khúc tráng ca bất tử của dân tộc Việt Nam

(LĐTĐ) Trong dòng chảy lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam, có những khoảnh khắc đặc biệt, những lời tuyên ngôn như bản “thiên cổ hùng văn” về khẳng định chủ quyền hồn thiêng sông núi vang vọng suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Bản Tuyên ngôn Độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc trước quốc dân đồng bào vào sáng ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình có giá trị trường tồn cho muôn đời sau.
Xem thêm
Phiên bản di động