Giáo viên quan tâm về chính sách tiền lương mới
Qua tính toán của bộ phận kỹ thuật thuộc Hội đồng tiền lương quốc gia, với dự kiến CPI năm 2024 tăng 4%-4,5% thì mức lương tối thiểu hiện nay không còn đảm bảo mức sống tối thiểu của NLĐ và gia đình tại thời điểm năm 2024. Bên cạnh đó, thị trường lao động tiếp tục duy trì đà phục hồi, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng tốt hơn. Tiền lương, thu nhập của NLĐ tiếp tục ổn định và tăng lên, quý sau cao hơn quý trước.
Đáng chú ý, từ ngày 1/7, tiền lương của các đối tượng thuộc khu vực công sẽ được điều chỉnh tăng. Nếu không điều chỉnh mức lương tối thiểu đối với NLĐ thuộc khu vực có quan hệ lao động sẽ không bảo đảm cân đối và phát sinh so sánh, so bì giữa các khu vực. Trên cơ sở đó, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đề xuất Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng tăng bình quân 6%.
Chị Đoàn Thị Thanh Thủy, Trường Mầm non Mỹ Đình 1 muốn biết, chính sách tiền lương mới, giáo viên mầm non có thâm niên lâu năm và giáo viên mầm non ít năm công tác sẽ được tính như thế nào? |
Tại buổi giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách với chủ đề “Những điểm mới về tiền lương, bảo hiểm xã hội và an toàn vệ sinh lao động” do Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động quận Nam Từ Liêm tổ chức mới đây, chị Nguyễn Diệu Quỳnh (Giáo viên Trường THCS Mễ Trì) muốn biết cụ thể mức lương tối thiểu vùng khi thực hiện cải cách tiền lương từ tháng 7/2024 sẽ thay đổi như thế nào.
Bà Hồ Thị Kim Ngân - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết, tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024, mức lương NLĐ sẽ được tăng khoảng 6% đối với vùng 1,2,3,4. Đối với mức lương mức vùng 1 sẽ tăng lên 4.960.000 đồng/tháng; mức lương theo giờ tăng lên 23.800 đồng/giờ. Trong trường hợp mức lương của NLĐ đã cao hơn mức tăng thì doanh nghiệp không có trách nhiệm điều chỉnh cao hơn. Tăng lương tối thiểu vùng chỉ có tác dụng với NLĐ có lương bằng hoặc thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Chị Trịnh Thị Thúy Nga (Trường THCS Lý Nam Đế) muốn biết sâu hơn về các chế độ tăng lương: “Theo quy định hiện hành thì NLĐ đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua sẽ được nâng lương trước thời hạn, nhưng từ 1/7 tới đây khi thực hiện chính sách lương mới thì NLĐ đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua có được nâng lương trước thời hạn nữa không?”
Theo bà Hồ Thị Kim Ngân, việc thực hiện chế độ cải cách tiền lương theo vị trí việc làm, cũng như tiền lương cơ sở sẽ được điều chỉnh làm sao để đáp ứng được đời sống của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, hiện chưa có Nghị định về điều chỉnh cải cách tiền lương. Từ 1/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương, nguyên tắc tiền lương khi cải cách sẽ không giảm đi, hoặc thấp hơn thang bảng lương mà chúng ta đang tính hiện nay, đảm bảo sự yên tâm của NLĐ.
Tiền lương cơ bản chiếm khoảng 70% quỹ lương, và 30% là phần phụ cấp, có 10% dành cho phần tiền thưởng. Việc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở sẽ được tính trên quỹ tiền thưởng, hưởng 10% quỹ tiền thưởng, nên không lấy danh hiệu này để nâng bậc lương.
Chuyên gia Dương Thị Minh Châu: Tỷ lệ đóng BHXH của giáo viên trường công hay trường tư là như nhau. Tuy nhiên, do chế độ tiền lương khác nhau nên mức đóng BHXH giữa giáo viên trường công và trường tư sẽ có sự chênh lệch. Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, tỷ lệ đóng BHXH hàng tháng của giáo viên bằng 10,5%. Mức đóng BHXH sẽ dựa trên tỉ lệ 10,5% này nhân với mức tiền lương tháng đóng BHXH. |
Còn chị Đoàn Thị Thanh Thủy (Trường Mầm non Mỹ Đình 1) cũng băn khoăn, theo chính sách tiền lương mới, giáo viên mầm non có thâm niên lâu năm và giáo viên mầm non ít năm công tác sẽ được tính như thế nào? Cách tính lương hưu cho giáo viên, nhân viên về hưu? Chế độ độc hại đối với giáo viên mầm non khi thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn học đường?
Chuyên gia Hồ Thị Kim Ngân cho biết, hiện chưa có dự thảo nghị định về tiền lương mới. Nhưng chế độ, phụ cấp sẽ được thay đổi phù hợp. Thời gian qua, có nhiều ý kiến bỏ phụ cấp thâm niên nghề. Vậy những người nhiều năm công tác thì sẽ được tính tích hợp vào tiền lương, đảm bảo hệ thống tiền lương được thống nhất. Có nghĩa, phụ cấp thâm niên được tính vào lương theo từng vị trí việc làm.
Quan tâm đến một số vấn đề về tiền lương ở thời điểm hiện tại, chị Lê Thị Ngọc Lan (Trường Tiểu học Xuân Phương) muốn biết trường hợp NLĐ ngừng việc thì được trả lương như thế nào?
Bà Hồ Thị Kim Ngân cho hay, nếu ngừng việc, ngừng sản xuất liên quan tới trách nhiệm của người sử dụng lao động, thì người sử dụng lao động phải trả lương cho NLĐ.
Lương ngừng việc sẽ theo 2 bên thỏa thuận. Trong 14 ngày đầu tiên, mức thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu của tiền lương NLĐ đang được hưởng. Sau đó, nếu NLĐ vẫn phải ngừng việc lâu hơn 14 ngày, thì hai bên vẫn tiếp tục thỏa thuận mức trả lương, nhưng không quy định mức tối thiểu.
Còn việc ngừng việc do lỗi của NLĐ, thì người sử dụng lao động sẽ không phải trả lương. Tuy nhiên, nếu do lỗi của một NLĐ nào đó làm ảnh hưởng đến những NLĐ khác, khiến những NLĐ khác phải nghỉ việc, thì việc hưởng lương vẫn dựa trên sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và NLĐ trong thời gian phải ngừng việc.
Cùng vấn đề tiền lương, nhiều NLĐ cũng quan tâm đến bảo hiểm xã hội (BHXH) khi tăng lương tối thiểu vùng. Một số giáo viên muốn biết, từ 1/7/2024, mức đóng bảo hiểm y tế thay đổi như thế nào. Giáo viên trường công lập và tư thục thì mức đóng BHXH có khác nhau không?
Theo chuyên gia Dương Thị Minh Châu - Trưởng phòng Truyền thông, Bảo hiểm Xã hội thành phố Hà Nội, tỷ lệ mức đóng bảo hiểm y tế không thay đổi, tuỳ thuộc thay đổi mức lương tối thiểu vùng. NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên đóng 4,5% tiền lương tháng vào quỹ bảo hiểm y tế theo quy định, trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%, còn NLĐ đóng 1,5%. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế của nhóm này phụ thuộc vào tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, chỉ thay đổi khi tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH thay đổi.
Cũng theo chuyên gia Dương Thị Minh Châu, tỷ lệ đóng BHXH của giáo viên trường công hay trường tư là như nhau, tuy nhiên, do chế độ tiền lương khác nhau nên mức đóng BHXH giữa giáo viên trường công và trường tư sẽ có sự chênh lệch. Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, tỷ lệ đóng BHXH hàng tháng của giáo viên bằng 10,5%. Mức đóng BHXH sẽ dựa trên tỉ lệ 10,5% này nhân với mức tiền lương tháng đóng BHXH.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bật mí công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây Mãng Cầu vạn người mê
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Tin khác
Trao hỗ trợ Mái ấm Công đoàn cho đoàn viên huyện Ứng Hòa
Vì lợi ích đoàn viên 18/11/2024 21:04
LĐLĐ quận Ba Đình: Phối hợp để chăm lo tốt hơn cho đoàn viên, người lao động
Công đoàn 18/11/2024 19:38
Công ty CP Công trình Giao thông Hà Nội: Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CNVCLĐ
Vì lợi ích đoàn viên 16/11/2024 10:15
Công đoàn tặng sổ tiết kiệm cho trẻ mồ côi là con đoàn viên, người lao động bị tử vong do bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 16:09
Giám sát nâng cao chất lượng hoạt động nữ công tại Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 15/11/2024 15:46
Mang Tết đủ đầy đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 14/11/2024 13:57
Giám sát chuyên đề Nữ công tại Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 13/11/2024 17:06
Sân chơi mới cho người lao động luyện tập thể thao
Vì lợi ích đoàn viên 09/11/2024 09:11
Công đoàn Y tế Việt Nam ký 2 thỏa thuận hợp tác nâng cao phúc lợi đoàn viên
Vì lợi ích đoàn viên 08/11/2024 16:25
Lên kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 07/11/2024 13:22