Giải pháp nào giúp chia sẻ khó khăn thiết thực cho chủ tiệm tạp hóa Việt?

(LĐTĐ) Hơn 1,4 triệu chủ tạp hóa ở Việt Nam đang chịu tác động kép: Suy giảm thu nhập vì dịch bệnh và thường xuyên phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe do tính chất công việc mang lại.
Tiếp nhận 20 tỷ đồng tài trợ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin COVIVAC Đón Tết Nguyên đán 2021: Vui xuân trong ý thức cộng đồng

Từ “nhiệm vụ” bảo vệ túi tiền cho các chủ tạp hóa

Nằm bệt một mình trên giường bệnh những ngày đầu năm, anh Nguyễn Thái Khang (Hà Nội) lòng luôn “nóng như lửa đốt”, lật qua lật lại cuốn sổ ghi chép thu chi của cửa hàng tạp hóa đã nát nhàu: “Gần tháng nay chi nhiều mà thu chưa được đồng nào cả”, anh nói.

Người đàn ông bị chuẩn đoán đa chấn thương và phải nằm viện ít nhất 2 tháng khi gặp tai nạn bất ngờ trong lúc điều khiển xe máy chất đầy hàng hoá nhập về bán Tết. Cửa hàng tạp hóa nhỏ đầu ngõ ở Nam Từ Liêm nuôi sống cả gia đình phải đóng cửa trong mùa mua bán bận rộn nhất trong năm.

“Hết giãn cách đến đóng cửa, tưởng Tết có thể gỡ gạc lại thì lại gặp tai nạn bất ngờ. Hàng nhập cả đống chưa bán được”, anh Khang lo lắng có thể mất trắng khi nhiều mặt hàng sắp hết hạn sử dụng.

Anh Khang là một trong hơn 1,4 triệu chủ tạp hóa ở Việt Nam, những tiểu thương đang chịu tác động kép: Suy giảm thu nhập vì dịch bệnh, trong đó thường xuyên phải đối diện với nhiều nguy cơ về sức khỏe do tính chất công việc mang lại.

Giải pháp nào giúp chia sẻ khó khăn thiết thực cho chủ tiệm tạp hóa Việt?
Bán hàng tạp hóa vẫn được xem là công việc vất vả với nhiều người và có nhiều rủi ro về sức khỏe.

Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF), đại dịch Covid-19 đã gây ra những tác động nhanh và mạnh đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động thương mại, lao động, việc làm và thu nhập của người lao động. Trong đó, những tiểu thương - trong đó có các chủ tạp hóa là nhóm người dễ “tổn thương” nhất vì dịch bệnh. Họ bị giảm thu nhập do gián đoạn kinh doanh trong các đợt giãn cách xã hội. Trong khi đó, đây lại là đối tượng gặp nhiều nguy cơ dịch bệnh do tiếp xúc trực tiếp với đa dạng khách hàng nhưng do là hoạt động đơn lẻ nên thường không có bảo hiểm y tế hay bảo hiểm xã hội cho riêng mình.

Vì thế, gói bảo hiểm sức khỏe mà VinShop mới công bố trao tặng cho hơn 65.000 chủ tạp hóa rất được lòng các tiểu thương này. Nhiều người cho biết, chưa nói về mức chi trả lên đến 50 triệu đồng, món quà ý nghĩa này cho thấy họ được quan tâm - hơn cả mối hợp tác đơn thuần - đó là sự tin tưởng, gắn bó lâu dài giữa chủ tạp hóa và VinShop.

“Bình thường có nghĩ đến mua bảo hiểm đâu, nhưng được VinShop tặng quà này thì an tâm bảo vệ túi tiền nếu có bất trắc về sức khỏe”, chị Nguyễn Thị Định, chủ tạp hóa tại Cầu Giấy (Hà Nội) - một đối tác của VinShop chia sẻ.

Đến công cụ chuyển đổi số giúp tạp hóa làm giàu

Chỉ sau 3 tháng ra mắt, mô hình B2B2C đầu tiên tại Việt Nam VinShop đã kết nối được hơn 65.000 tạp hóa - con số rất lớn nếu thử đặt phép so sánh với khoảng 6.000 siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam. Vì sao, VinShop lại thu hút đến vậy?

Giải pháp nào giúp chia sẻ khó khăn thiết thực cho chủ tiệm tạp hóa Việt?
VinShop đang dần “phủ đỏ” các tạp hóa, nâng đời trở thành tạp hóa công nghệ.

Trước khi được biết đến với chương trình tri ân ý nghĩa tặng bảo hiểm cho các chủ tạp hóa thì VinShop là lựa chọn số một giúp tạp hóa tăng thu nhập. “Mục tiêu lớn nhất và xuyên suốt của chúng tôi là giúp tạp hóa làm giàu”, bà Trương Quỳnh Phương, Giám đốc phát triển kinh doanh One Distribution (thương hiệu sở nền tảng VinShop), thuộc Tập đoàn One Mount Group (thành viên Tập đoàn Vingroup) cho hay.

“Nhập hàng qua VinShop giá tốt hơn, chiết khấu nhiều, mỗi tháng cửa hàng tôi có thể kiếm thêm 8-10 triệu đồng”, ông Vũ Trung Hào, chủ tạp hóa tại Kim Ngưu (Hà Nội) chia sẻ. Theo đó, khi đặt hàng qua nền tảng VinShop, các chủ tạp hóa có thể kết nối trực tiếp đến nhà sản xuất, giảm bớt khâu trung gian tăng thu nhập. Ngoài ra, hệ thống giao vận linh hoạt của VinShop - giao hàng sau 24h giúp chủ tạp hóa giảm bớt thời gian chờ đợi.

Với lợi thế sở hữu nền tảng công nghệ lõi, VinShop đang đưa công nghệ thay đổi thói quen bán hàng tạp hóa tại Việt Nam. Trong đó công cụ bán hàng được trang bị trên ứng dụng VinShop rất được lòng các chủ tạp hóa, đặc biệt những người lớn tuổi, giúp việc bán hàng nhàn hạ hơn.

“Mỗi ngày tiết kiệm cả tiếng đồng hồ so với trước kia cộng sổ sách”, bà Thanh Nhàn, 65 tuổi, chủ tạp hóa tại Quận 1 (TP. HCM) cho biết. Theo bà, so với các công cụ bán hàng khác thường mất phí chục triệu đồng mua thiết bị và hàng trăm nghìn thuê bao hàng tháng thì công cụ bán hàng của VinShop hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh đó, VinShop cũng đưa ra các giải pháp tài chính ưu việt giúp chủ tạp hóa, trong đó chương trình ứng vốn tới 70 triệu đồng, miễn lãi tới 40 ngày rất được đón nhận, “giải cơn khát vốn” cho các chủ tạp hóa. Trong bối cảnh các tạp hóa vốn đã “kiệt quệ” vì dịch bệnh, VinShop đang được xem là “cứu cánh” để họ tăng thu nhập, nâng cấp cửa hàng theo kịp nhu cầu phát triển của xã hội và tạo thành một cộng đồng gắn kết, phát triển hơn.

PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

(LĐTĐ) Không dừng lại ở một buổi bán hàng livestream (phát trực tiếp) giới thiệu các sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu còn kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng số như Facebook, YouTube, TikTok, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Thủ đô nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

(LĐTĐ) Từ ngày mùng 3 - 7/7/2024, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

(LĐTĐ) Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất từ Việt Nam tham luận tại Hội nghị sữa toàn cầu năm 2024 với thông điệp “Care to change”. Trong lần thứ 4 tham dự, Vinamilk đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về các bước tiến của ngành sữa Việt Nam với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.
Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đề xuất tăng hình phạt nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng khi sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

(LĐTĐ) Nhận định những khó khăn trong nhu cầu sử dụng điện dịp cao điểm hè 2024, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện. Đồng thời, tăng cường triển khai các chương trình tiết kiệm điện, qua đó, nhận được sự đồng thuận lớn của doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện.
Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

(LĐTĐ) Xu hướng tiêu dùng thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, kinh tế, công nghệ và môi trường. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những xu hướng đặc trưng xuất hiện, định hình hành vi và tác động đến quyết định của người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động