Giải pháp để kinh tế Hà Nội phát triển bền vững
Tiếp tục hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô giàu đẹp Kinh tế Hà Nội quý I/2024 tăng trưởng 5,5% Kinh tế Hà Nội - 70 năm vì mục tiêu phát triển tuần hoàn, bền vững |
Bức tranh Thủ đô với những gam màu sáng
Nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế trong 70 năm qua, Hà Nội đã đạt được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội to lớn. Theo TS Lê Quốc Phương - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp - thương mại (Bộ Công Thương), hiện nay, khu vực thương mại dịch vụ của Hà Nội chiếm gần 2/3 tổng sản phẩm GRDP địa phương.
Nếu như trước kia, Hà Nội chỉ có một số chợ và các hộ bán lẻ nhỏ, chủ yếu phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày của người dân. Thì nay, lĩnh vực thương mại của Hà Nội trở thành ngành kinh tế lớn, không chỉ phục vụ đời sống người dân mà còn đảm bảo cung ứng phục vụ sản xuất kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Hà Nội.
Hạ tầng Thủ đô ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Đinh Luyện |
Hà Nội hiện có một hệ thống thương mại khá hiện đại, gồm khoảng 30 trung tâm thương mại, gần 150 siêu thị, 455 chợ (cả đầu mối và dân sinh), hàng nghìn cửa hàng tiện ích, hàng trăm máy bán hàng tự động. Ngoài ra có hàng chục nghìn hộ bán lẻ với hàng trăm nghìn cơ sở kinh doanh.
Đáng chú ý, du lịch cũng đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đưa Hà Nội vào nhóm 10 Thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, và đứng thứ 15 trong danh sách các điểm đến du lịch phổ biến nhất trên thế giới.
Năm 2023, khách du lịch đến Hà Nội đạt 24 triệu lượt (20 triệu lượt khách nội địa; 4 triệu lượt khách quốc tế). Đối với lĩnh vực xuất nhập khẩu, năm 2023, xuất nhập khẩu của Hà Nội chiếm tỷ trọng gần 9% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, đưa Hà Nội lên vị trí thứ 8 trên 63 tỉnh, thành. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 16% tổng sản phẩm của Hà Nội. Trên địa bàn Hà Nội có 9 khu công nghiệp hoạt động (tổng diện tích 1.670,6ha), 3 khu công nghiệp đã thành lập, đang triển khai xây dựng hạ tầng (diện tích 663,4ha).
Nhận định về sự phát triển của Hà Nội suốt 70 năm qua, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi - Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho biết, 70 năm qua đã có nhiều dấu mốc quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Thủ đô. Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân nhanh chóng ổn định tình hình, bắt tay vào khôi phục, cải tạo và phát triển kinh tế.
“70 năm qua, Hà Nội đã vươn lên trở thành một trong những đô thị lớn của khu vực Đông Nam Á, với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, thực sự là Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi lắng đọng hào khí Thăng Long, hồn thiêng sông núi, nơi kết tinh và tỏa sáng trí tuệ Việt Nam, lương tri và phẩm giá con người”, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi nhận định.
Làm gì để tiếp tục phát triển?
Để Hà Nội phát triển và phát triển bền vững, nhiều chuyên gia cho rằng Thủ đô cần chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn. Có thể hiểu, kinh tế tuần hoàn là mô hình hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế đang được nhiều nước trên thế giới xác định là chìa khóa để thúc đẩy tăng trưởng xanh và bền vững với sự hỗ trợ của công nghệ kỹ thuật số, phân tích dữ liệu cùng tiến bộ của khoa học vật liệu và trí tuệ nhân tạo.
Nêu quan điểm về vấn đề này, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - nguyên Trưởng Khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính) cho rằng, vấn đề phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là nhu cầu thực tiễn của Việt Nam. Đặc biệt khi Hà Nội là nơi tập trung nguồn nhân lực công nghệ cao, kỹ năng công nghệ tốt hơn do đó Thủ đô phải giữ vai trò đầu tàu để kéo nền kinh tế của cả nước xanh và tuần hoàn hơn.
Đồng quan điểm này, PGS.TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và Phát triển cộng đồng chia sẻ, phát triển kinh tế bền vững là xu thế tất yếu của tất cả các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, nếu muốn tồn tại và phát triển. Đã là xu thế thì chúng ta không thể đi ngược lại. Trong phát triển kinh tế bền vững thì có kinh tế xanh là một giải pháp (giao thông xanh, xây dựng xanh, nông nghiệp xanh). Đặc biệt là Thủ đô mà không sử dụng giải pháp này thì không thể phát triển.
“Kinh tế tuần hoàn là một bộ phận có đóng góp rất lớn trong kinh tế xanh. Luật Bảo vệ môi trường đã đề cập vấn đề kinh tế tuần hoàn, chủ trương cơ chế chính sách chung cũng đều đã có. Giờ chúng ta thực hiện như thế nào, nhất là thực hiện Luật Thủ đô ra sao mới là trách nhiệm của chúng ta. Cơ chế riêng của Thủ đô cho phát triển kinh tế tuần hoàn phải được nêu ra cụ thể. Cần tạo được môi trường thuận lợi hơn về thuế, về đất, nhất là cơ chế tín dụng rất quan trọng để các doanh nghiệp thuận lợi hơn khi thực hiện kinh tế tuần hoàn”, PGS.TS Bùi Thị An nêu quan điểm.
Theo TS Nguyễn Minh Phong - chuyên gia Kinh tế, để Thủ đô tiếp tục phát triển thì yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài và trong nước cùng môi trường đầu tư là rất quan trọng.
Với vấn đề này, TS Nguyễn Minh Phong “hiến kế”, thứ nhất, Hà Nội cần hoàn thiện hệ thống pháp lý có liên quan. Cụ thể, Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15/12/2000 “Về nhiệm vụ, phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ 2001 - 2010”, Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 6/1/2012 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020”, và mới đây nhất là Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Đặc biệt, Luật Thủ đô vừa được Quốc hội thông qua… Như vậy, hệ thống pháp lý và chính sách của Hà Nội khá đầy đủ, toàn diện. Thứ hai, liên quan đến hạ tầng, Hà Nội là trung tâm đầu mối kết nối vận tải. Hà Nội cần nỗ lực làm tốt vấn đề này. Thứ ba, Hà Nội cần có cộng đồng doanh nghiệp hiện đại. Thứ 4, Hà Nội có cộng đồng lao động trẻ, thu hút 2/3 trí thức cả nước. Bên cạnh đó, Hà Nội có lợi thế quy mô thị trường và lợi thế vùng.
Rõ ràng, để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thành phố năm 2024, đòi hỏi Hà Nội cần tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các thủ tục về quy hoạch, đầu tư, đất đai, đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng các dự án lớn, công trình trọng điểm có tính đột phá và giá trị lan tỏa cao, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo thêm năng lực sản xuất mới cho nền kinh tế. Đặc biệt, cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường cải cách thủ tục hành chính gắn với chuyển đổi số, nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến… có như vậy, việc phát triển kinh tế và xã hội của Thủ đô Hà Nội mới bền vững.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28