Giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong bối cảnh nhiều ngành nghề thiếu nhân lực chất lượng cao, việc xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực sẽ giúp góp phần hoàn thiện thị trường lao động, cải thiện đời sống của người lao động.
Tăng cường hợp tác trong giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực Thủ đô

Đầu tư phát triển nhân lực

Theo Thạc sỹ Trần Văn Bích, Trưởng phòng Nghiên cứu Phát triển kinh tế (HIDS) nhận định, xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) ra các tỉnh lân cận sẽ tiếp tục gia tăng. Qua đó cho thấy chủ trương phát triển nguồn nhân lực của thành phố hạn chế lao động phổ thông, tăng cường lực lượng lao động có tay nghề, trình độ chất lượng cao vào các ngành sản xuất giá trị cao, công nghệ và dịch vụ.

Giải pháp đảm bảo nguồn nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang là mục tiêu của TP.HCM.

Theo đó, doanh nghiệp TP.HCM mở chi nhánh sản xuất ở các tỉnh lân cận đã thu hút gần 82.000 lao động làm việc vào năm 2020, tăng bình quân 4,39%/năm trong giai đoạn 2012-2020. Những địa phương có số lượng lớn lao động làm việc tại các chi nhánh sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp TP.HCM gồm các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An.

Thạc sỹ Trần Văn Bích cho biết, bài toán đặt ra là đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ ngành nghề mới và các giải pháp kéo theo về cung ứng môi trường lao động, dịch vụ xã hội cơ bản nhằm giúp người lao động an tâm làm việc, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh. Để làm được điều đó, cần phải tập trung vận dụng cơ chế, chính sách về đào tạo nguồn nhân lực được quy định tại Nghị quyết 98/2023/QH15; Quyết định số 2673/QĐ-UBND của UBND TP.HCM.

"Nhà đầu tư chiến lược phải có cam kết bằng văn bản về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng các điều kiện bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường theo quy định; hỗ trợ kinh phí để đào tạo nghề đối với lao động bị ảnh hưởng tại khu vực dự án; ưu tiên tiếp nhận lao động địa phương vào làm việc tại dự án; thực hiện cam kết về việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao (nếu có)", Thạc sỹ Trần Văn Bích cho biết.

Để thực hiện được yếu tố trên, Thạc sỹ Trần Văn Bích cho rằng, TP.HCM phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đào tạo nguồn nhân lực theo quy định khi các dự án đi vào hoạt động. Đặc biệt, đào tạo nguồn nhân lực để các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước có khả năng cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các nhà đầu tư các dự án trong lĩnh vực công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thiết kế, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp, điện tử linh hoạt, chip, pin công nghệ mới, vật liệu mới, công nghiệp năng lượng sạch.

Theo Thạc sỹ Lê Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Tư vấn Ứng dụng Kinh tế (HIDS) cho biết, dựa trên kết quả nghiên cứu năm 2021 của HIDS và khảo sát trong năm 2023 tại 549 doanh nghiệp, 29 cơ sở, đơn vị đào tạo kỹ năng, đào tạo nghề và 1.089 người lao động cho thấy, có gần 1/4 số lao động có mong muốn được doanh nghiệp đào tạo mà không được đáp ứng. Các nội dung đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu xã hội đặc biệt là những nhu cầu chuyên môn về chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu về các kỹ năng để người lao động thích nghi với những thay đổi từ cách mạng công nghiệp 4.0.

Thạc sỹ Lê Thanh Hải đề xuất, các chính sách của TP.HCM nên chú trọng theo đuổi chính sách tăng trưởng theo chiều sâu. Tăng cường đầu tư nâng cao kỹ năng người lao động hơn là theo đuổi chính sách tạo nhiều việc làm mới. Trong đó, khuyến khích đào tạo kỹ năng thực tế, đồng thời có các tiêu chí và điều kiện kiểm tra kỹ năng thực tế từ ghế nhà trường.

Ngoài ra, có thể xây dựng và đề xuất các công cụ đào tạo trực tuyến với độ phủ đối tượng phục vụ rộng, chi phí thấp, cập nhật thường xuyên, áp dụng cho những đối tượng chưa được trang bị năng lực tự học. Kỹ năng từ đơn giản đến chuyên sâu, lập nhóm học tập nhanh, yêu cầu học đơn giản, kết quả kiểm tra nhanh. Liên đoàn lao động hoặc Hiệp hội trường nghề chịu trách nhiệm.

Nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động

Từ thực tiễn lao động, việc làm hiện nay, Thạc sỹ Nguyễn Thị Lê Uyên chia sẻ về giải pháp đảm bảo việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân ở TP.HCM, nhất là vấn đề đảm bảo việc làm, quan hệ lao động hài hòa tại các doanh nghiệp.

Các giải pháp phải vừa tập trung giải quyết vấn đề lương ở công nhân, vừa đáp ứng, hỗ trợ các nhu cầu sống cơ bản còn lại của công nhân trên nguyên tắc huy động toàn bộ sức mạnh hệ thống chính trị-xã hội, nguồn lực của toàn thể xã hội và cần có sự chung tay từ phía doanh nghiệp.

Thạc sỹ Nguyễn Thị Lê Uyên cũng đề xuất nhóm giải pháp tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường lao động việc làm; hoàn thiện khung pháp lý về lao động, về tăng lương tối thiểu theo luật lên mức lương đủ sống; thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp về thị trường lao động, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp và việc làm; thực hiện có hiệu quả biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đoàn viên, cán bộ công đoàn, tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp...

Bên cạnh đó, chú trọng đảm bảo các chế độ an sinh xã hội tối thiểu cho công nhân; xem xét xây dựng các gói an sinh xã hội dành riêng cho nhóm công nhân nghèo ở TP.HCM; đầu tư cho tương lai của công nhân thông qua giáo dục-đào tạo, đào tạo bổ sung và đầu tư nguồn nhân lực công nhân chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư…

Trong khi đó, Thạc sỹ Lương Ngọc Thảo cho rằng, cần phải hoàn thiện những quy định, chính sách về giải quyết nhà ở cho người lao động làm việc tại các khu chế xuất - khu công nghiệp. Trên cơ sở chính sách này, chính quyền TP.HCM hoàn thiện hệ thống chính sách nhà ở cho phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố như quy hoạch đất phát triển nhà ở cho người lao động làm việc các khu chế xuất - khu công nghiệp, chính sách hỗ trợ về lãi suất vay vốn đầu tư phát triển nhà ở, cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh nhà ở thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia cung ứng nhà ở cho người lao động tại các khu chế xuất - khu công nghiệp.

Đồng thời cần sớm nghiên cứu đưa ra các quy chuẩn về nhà ở cho người lao động các khu chế xuất - khu công nghiệp thuê và phải tăng cường công tác tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện nhằm biến chủ trương chính sách thành hiện thực.

Ngoài ra, Thạc sỹ Lương Ngọc Thảo cũng cho rằng, TP.HCM cần nghiên cứu đẩy mạnh xây dựng các nhà lưu trú công nhân ngoại tỉnh tại các khu chế xuất - khu công nghiệp. TP.HCM cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển loại hình này, nhằm đáp ứng nhu cầu nơi ở cho công nhân cũng như tạo sự cạnh tranh nâng cao chất lượng, giá thuê phòng.

Bên cạnh đó, hiện nay nhiều khu chế xuất - khu công nghiệp tại TP.HCM đã xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm sinh hoạt công nhân. Đồng thời, tăng cường sự hợp tác, đoàn kết cùng có lợi giữa chủ doanh nghiệp, doanh nhân với công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp ủy đảng, nhất là các tổ chức đảng trong doanh nghiệp, khu công nghiệp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đoàn thể cùng cấp trong việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh ở doanh nghiệp. Giải pháp đối với dịch vụ chăm sóc con cái, học hành của con cái người lao động nhập cư.

Minh Tuấn

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

(LĐTĐ) Nội dung Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu cho người lao động hợp đồng. Người sử dụng lao động phải điều chỉnh chế độ lương phù hợp nhưng không được cắt giảm chế độ có lợi cho người lao động. Từ 1/7/2024, không bắt buộc trả thêm 7% lương cho người có trình độ cao hơn.
Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục

Cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Thị Huyền (quận Long Biên, thành phố Hà Nội) hỏi: Tôi muốn biết cách tính thời điểm đóng bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục? Trường hợp đủ 5 năm liên tục, người có thẻ bảo hiểm y tế sẽ được hưởng những quyền lợi gì?
Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Việc điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng bắt đầu từ ngày 1/7/2024 kéo theo chế độ đóng - hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động cũng có sự điều chỉnh.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

(LĐTĐ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, rà soát hợp đồng lao động và mức tiền lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương của đơn vị theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu được điều chỉnh từ 1/7/2024 để kịp thời điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) cho người lao động.
Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

(LĐTĐ) Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Dược. Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, khi thảo luận về dự án Luật này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bồi thường khi người bệnh sử dụng phải thuốc giả trong trường hợp thuốc giả nhưng lại có số đăng ký thật và hệ thống phân phối hợp pháp.
Xem thêm
Phiên bản di động