Giá xăng dầu giảm mạnh, vì sao giá thực phẩm vẫn cao?

Hơn 1 tháng qua, giá xăng dầu và giá lợn hơi - hai mặt hàng chiếm tỉ trọng khá lớn trong “rổ” hàng hóa tác động đến chỉ số giá tiêu dùng - đã liên tiếp được điều chỉnh giảm. Tuy nhiên, giá hàng hóa, thực phẩm vẫn “cố thủ” ở mức cao vô lý khiến công nhân, người lao động nghèo loay hoay với bài toán chi tiêu.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để tăng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Tác động của việc tăng giá xăng dầu và dự báo những tháng cuối năm 2022
Giá xăng dầu giảm mạnh, vì sao giá thực phẩm vẫn cao?

Nguồn cung dồi dào, nhưng giá thực phẩm vẫn ở mức cao. Ảnh: Kh.V

Công nhân, lao động tự do “méo mặt” với giá thực phẩm

Cầm trên tay bó rau muống, chị Nguyễn Lan Chi - 30 Phạm Thận Duật (Hà Nội) thở dài: “Rau xanh đắt giá gấp đôi, dù thời tiết đang phù hợp với rau mùa hạ. Bó rau này trước chỉ 7.000 đồng thì nay đã tăng lên 15.000 đồng. Dù đang đúng vụ, nhưng các loại rau mùa hè như: Mướp, mồng tơi, dền, ngót, lặc lè, bầu, bí… đều tăng giá khét lẹt, có loại giá cao gấp 3 lần”.

Chị Nguyễn Lan Chi cho hay, hai vợ chồng chị đều là giáo viên đã nghỉ hưu, tổng lương mỗi tháng của 2 người khoảng 12.000.000 đồng nhưng chi tiêu cho 3 người trong gia đình khá chật vật.

“Mỗi ngày chi cho ăn uống 3 bữa cho 3 người đã hết 300.000 đồng. Mỗi tháng hết gần chục triệu, còn 2.000 đồng dành cho thuốc men, giao thông và chi tiêu cá nhân… tháng nào hết tháng đó, chẳng dư được đồng nào” - chị Chi chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hương - phụ bán quần áo tại phố Trần Vỹ (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho hay, suất lương 6.000.000 đồng của chị hầu như không đủ chi tiêu cho 2 mẹ con.

“Chi cho thực phẩm đều tốn gấp đôi so với trước, mẹ con tôi phải tính toán chi li lắm mới không thiếu hụt. Tần suất đậu, lạc được tăng cường, tần suất thịt phải giảm xuống mới đủ” - chị Hương nói.

Chị Đường Kiều Anh - số 1 Đặng Như Mai (Vinh, Nghệ An) cũng cho hay, trong khi việc kinh doanh bị sa sút vì phần lớn người tiêu dùng đều “thắt lưng buộc bụng” trong “bão” lạm phát, thu nhập của chị giảm, nhưng chi phí gia đình lại tăng cao.

Theo Bộ Công Thương, trong 40 ngày qua, giá xăng dầu đã giảm liên tiếp tại 4 kỳ điều hành gần nhất, đưa giá xăng RON 95 đang từ mức gần 33.000 đồng/lít giảm về 25.608 đồng/lít. Cùng với đó, giá dầu hỏa cũng giảm còn 24.533 đồng/lít, dầu mazut còn 16.548 đồng/kg.

Cùng với việc giảm giá xăng dầu, giá lợn hơi cũng đã giảm khá mạnh 5-6 giá so với 1 tháng trước. Khảo sát của PV Lao Động cho thấy, ngày 3.8.2022, giá thực phẩm vẫn ở mức rất cao dù giá xăng dầu đã được điều chỉnh giảm 4 lần. Điều đáng nói là, dù giá lợn hơi đã được điều chỉnh giảm khoảng 4.000-6.000 đồng/kg, nhưng giá thịt lợn tại các chợ vẫn cố thủ ở mức cao, bán ra ở mức từ 110.000-160.000 đồng/kg tùy loại.

Việc thịt lợn giữ ở mức cao khiến giá các loại thịt gia súc, gia cầm cũng “ăn theo” giá thịt lợn, ở mức cao: Thịt gà ta nguyên lông giá 150.000-170.000 đồng/kg tùy loại, đắt hơn trước 10.000 đồng/kg; thịt cánh và đùi gà công nghiệp: 100.000 đồng/kg, đắt hơn trước 20.000 đồng/kg; thịt bò: 280.000 - 330.000 đồng/kg; cá trắm con trên 5kg cắt khúc: 120.000 đồng/kg, cỡ nhỏ: 100.000 đồng/kg; cá biển cũng cao hơn trước khoảng 10.000 đồng/kg: Bạc má, nục: 110.000 đồng/kg; chim vàng anh: 190.000 đồng/kg…

Không riêng gì giá thực phẩm, giá lương thực, hoa màu (khoai, ngô, sắn) cũng tăng cao, trong đó giá gạo tăng khoảng 10.000 đồng/yến; khoai lang tăng 5.000 đồng/kg; ngô: tăng 1.000 đồng/bắp…

Giá thực phẩm đắt do nguồn cung sụt giảm?

Trao đổi với PV Lao Động, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) Phùng Đức Tiến khẳng định: Hoàn toàn không thiếu rau xanh, thực phẩm cung ứng cho thị trường, thậm chí sản lượng sản xuất 7 tháng đầu năm 2022 còn cao hơn so với cùng kỳ năm trước.

“Trong 7 tháng qua, chăn nuôi đàn bò, lợn và gia cầm tiếp tục tăng. Trong đó, đàn bò ước tăng khoảng 2,6%; đàn lợn tăng 4,8% và đàn gia cầm tăng 1,6%; riêng đàn trâu các năm trước giảm 2,2 thì năm nay tốc độ giảm kìm lại 1 nửa, chỉ giảm khoảng 1,1%. Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 5.003,1 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 2.730,6 nghìn tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, hoàn toàn không thiếu thịt lợn cho người dân sử dụng từ nay đến cuối năm, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán, bởi tổng đàn lợn đang tăng.

“Năm nay, chúng ta cũng phấn đấu trên 51 triệu con lợn thương phẩm. Như vậy, cả thịt lợn, thịt bò, thịt trâu… đều giữ được nhịp tăng trưởng phục vụ người tiêu dùng. Dự kiến năm nay cả nước sẽ đạt hơn 7 triệu tấn thịt các loại; 18,4 tỉ quả trứng và trên 1,3 triệu tấn sữa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của 98 triệu dân” - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định. Theo Bộ NNPTNT, mỗi năm ngành NN sản xuất được khoảng 43 triệu tấn thóc. Với số lượng này, ngành NN hoàn toàn đảm bảo cung ứng cho 98 triệu dân (khoảng 14 triệu tấn gạo); dành cho chế biến: 7,5 triệu tấn; giống: 1 triệu tấn; chăn nuôi: 3,4 triệu tấn; dự trữ: 3 triệu tấn.

* Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ sau khi giá xăng dầu giảm: Thủ tướng Chính phủ đã có công điện gửi các bộ trưởng, chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cùng rà soát, kiểm soát giá hàng hóa, dịch vụ, không để xảy ra tình trạng găm hàng, đầu cơ và tăng giá bất hợp lý.

Các bộ, ngành liên quan nghiên cứu báo cáo phương án điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng với xăng dầu; rà soát và triển khai các biện pháp tiết giảm chi phí nhằm tiếp tục giảm giá sách giáo khoa, đảm bảo cung cầu thịt lợn, đánh giá kỹ tình hình sản xuất, điều hòa cung cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm, phục vụ nhu cầu trong nước, giữa các vùng, địa phương và nhu cầu xuất khẩu để ổn định giá cả thị trường.

* Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo cơ quan quản lý thị trường tiến hành kiểm tra, giám sát các tổ chức, cá nhân lợi dụng biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa để thu lời bất chính; kịp thời tổng hợp, báo cáo về biến động của thị trường hàng hóa thiết yếu, đặc biệt là mặt hàng lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng và trang thiết bị y tế, qua đó có những đề xuất cụ thể về kiểm soát và bình ổn giá.

* Ông Nguyễn Ngọc Thắng - Giám đốc vận hành chuỗi Co.opmart: Co.opmart đang thực hiện chương trình siêu ưu đãi giảm giá mạnh nhiều mặt hàng. Trong đó, thực phẩm tươi sống giảm từ 15- 20%, tập trung vào các mặt hàng rau củ quả trong nước và nhập khẩu, thủy hải sản, thịt lợn...

* Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Giám đốc truyền thông Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam: Hàng chục sản phẩm thực phẩm tươi sống bao gồm: Thịt, cá, hải sản, rau củ và trái cây tiếp tục được hệ thống đại siêu thị GO!, BigC của Central Retail áp dụng giảm giá 10% trong khuôn khổ chương trình “Chợ sớm giảm sung” - áp dụng từ khi mở cửa siêu thị tới 10h sáng, từ thứ hai đến thứ sáu hằng tuần.

Long Vũ

Theo Phong Nguyễn/Laodong.vn

https://laodong.vn/xa-hoi/gia-xang-dau-giam-manh-vi-sao-gia-thuc-pham-van-cao-1076707.ldo

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ sửa đổi Hiến pháp và xem xét 44 nội dung thuộc công tác lập pháp

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa họp cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Tại Kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 và các luật liên quan nhằm phục vụ việc tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW.
Công đoàn đồng hành xây dựng môi trường làm việc văn hóa cho người lao động

Công đoàn đồng hành xây dựng môi trường làm việc văn hóa cho người lao động

Thời gian qua, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty Cổ phần thiết kế và xây dựng Giza Việt Nam (thuộc LĐLĐ quận Tây Hồ) luôn tham gia tích cực vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp với từng hoạt động thiết thực. Qua đó đã góp phần tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, gắn bó người lao động, tạo mối quan hệ lao động hài hòa trong doanh nghiệp.
The Matrix One, biểu tượng thượng lưu khu Tây

The Matrix One, biểu tượng thượng lưu khu Tây

Sở hữu chuỗi tiện ích sang - xịn - mịn bậc nhất trong các dự án cao cấp, hạng sang tại Hà Nội, chủ nhân các tòa căn hộ tại The Matrix One không chỉ “lãi” lớn từ việc tăng giá bất động sản, mà cả từ những trải nghiệm đậm chất hạng A khi sống ở dự án biểu tượng ở khu Tây.
LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn những tháng đầu năm

LĐLĐ huyện Mỹ Đức: Kết quả nổi bật trong hoạt động công đoàn những tháng đầu năm

Thực hiện ch­ương trình công tác năm 2025, bám sát chương trình công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, nhiệm vụ chính trị của huyện, LĐLĐ huyện Mỹ Đức xây dựng chương trình công tác tập trung, chỉ đạo có hiệu quả công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quý I/2025.
Chú trọng công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Chú trọng công tác chăm lo cho đoàn viên, người lao động

Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Phú Xuyên đã làm tốt công tác đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ)…
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Đoàn đại biểu cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ quận Đống Đa dâng hương tại đền thờ Bác Hồ

Đoàn đại biểu cán bộ Công đoàn và CNVCLĐ quận Đống Đa dâng hương tại đền thờ Bác Hồ

Vừa qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa đã tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại đền thờ Bác Hồ trên đỉnh núi Vua ở Vườn quốc gia Ba Vì, trước khi diễn ra Hội nghị biểu dương Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” quận Đống Đa năm 2024.

Tin khác

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Khung pháp lý toàn diện cho công tác bảo vệ người tiêu dùng

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đây được coi là một dấu mốc quan trọng đánh dấu việc hoàn thiện khung pháp lý bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tuy nhiên, để thực thi hiệu quả khung pháp lý này, công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin là một trong những trọng tâm cơ bản.
Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

Bước tiến mới trong hợp tác bảo vệ người tiêu dùng trên nền tảng số

"Về mặt thực tế thì giao dịch thương mại điện tử càng nhiều, vi phạm càng nhiều. Làm sao để có thể phát hiện ra những vi phạm đó, từ phát hiện mới ra được phương án để giải quyết vi phạm. Chúng tôi rất trông đợi vào biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Ủy ban Cạnh tranh quốc gia với Vương quốc Anh để có thể tìm ra một phương án nào đó...", bà Nguyễn Quỳnh Anh, Phó Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh quốc gia chia sẻ.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi hội nhập thương mại điện tử quốc tế

Ghi nhận vai trò quan trọng và sự cần thiết của công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã tập trung, quan tâm chỉ đạo, ban hành các định hướng, chủ trương, chính sách quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi và nâng cao vị thế của người tiêu dùng trong xã hội.
Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Giờ Trái đất 2025, tiết kiệm gần 1 tỉ đồng sau 1 giờ tắt điện

Theo thông tin từ Công ty Vận hành Hệ thống điện và thị trường điện Quốc gia (NSMO), sau 1 giờ tắt đèn sự kiện Giờ Trái đất năm 2025 (từ 20h30 đến 21h30 ngày 22/3/2025), cả nước đã tiết kiệm lượng điện năng là 448.000 kWh, tương đương khoảng 942,2 triệu đồng.
Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

Tỉnh Nghệ An có 712 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên

UBND tỉnh Nghệ An vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đợt 2 năm 2024.
Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Nỗi lo tăng giá tiêu dùng!

Ngày 18/3, iPOS.vn và Nestlé Professional công bố báo cáo thị trường kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam năm 2024, đây là dự án nghiên cứu chuyên sâu thường niên.
Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bộ Công Thương phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Chiều 14/3, tại thành phố Hải Phòng, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hải Phòng, Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam tổ chức Lễ phát động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 với chủ đề “Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm”.
Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Tiếp tục hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp ngành chăn nuôi đầu tư theo hướng công nghệ cao

Cùng với việc tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững; thời gian qua, Hà Nội đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc đầu tư cho chăn nuôi theo hướng công nghệ cao, áp dụng khoa học công nghệ vào chăn nuôi. Qua đó, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.
Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng

Lời xin lỗi “leo lẻo” từ miệng người nổi tiếng

Thời gian qua, việc các doanh nghiệp sử dụng nghệ sĩ, người có sức ảnh hưởng lớn với công chúng (KOLs) để quảng bá sản phẩm, dịch vụ không phải là chuyện quá xa lạ. Tuy nhiên, không ít người vì lợi ích mà bỏ qua giá trị đạo đức, giá trị nghề nghiệp để thổi phồng, quảng cáo sai sự thật công dụng sản phẩm… Đáng nói, các chế tài xử lý lại chưa đủ mạnh, nên người trước vừa “xin lỗi”, người sau vi phạm cũng… “xin lỗi”.
Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn đồ chơi Baby Three in hình giống “đường lưỡi bò"

Bộ Công Thương lên tiếng về nghi vấn đồ chơi Baby Three in hình giống “đường lưỡi bò"

Ngày 12/3, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Nguyễn Thanh Bình vừa ký ban hành Công văn số 44/TTTN-NV, gửi Chi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, về việc tăng cường kiểm tra mặt hàng đồ chơi có hình ảnh, nội dung liên quan đến chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
Xem thêm
Phiên bản di động