Gia tăng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thống cho người dân

(LĐTĐ) Nhìn lại 1 năm kinh tế Việt Nam chịu tác động của đại dịch Covid-19 và nhìn dài hơn 10 năm phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng có thể thấy, tiềm năng thị trường còn rất lớn, chưa kể tới nhu cầu tài chính cá nhân của người dân sẽ tiếp tục tăng khi kinh tế phát triển với tốc độ cao.
Góp phần tăng trưởng và lành mạnh hóa thị trường Ngành tài chính tiêu dùng "vượt bão", đón cơ hội từ đại dịch Covid-19 Home Credit tư vấn kiến thức tài chính tiêu dùng cho người dân

Dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm 20% tổng dư nợ nền kinh tế

Tại Tọa đàm “Tài chính tiêu dùng - Sức sống mới sau hơn 10 năm phát triển”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, cho rằng, ngành tài chính tiêu dùng tại Việt Nam trong những năm qua có nhiều bước phát triển tích cực về cả khuôn khổ pháp lý, quy mô thị trường, sản phẩm - dịch vụ và hiệu quả hoạt động.

Về quy mô thị trường, 10 năm qua, tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam đã có bước phát triển nhảy vọt. Dư nợ tín dụng tiêu dùng cuối năm 2020 đạt khoảng 1,8 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng dư nợ nền kinh tế, gấp 2,5 lần so với năm 2012 (khoảng 8%).

Trong đó, đối với tín dụng bất động sản nhà ở đạt khoảng 1 triệu tỷ đồng (chiếm khoảng 55,5%), theo chỉ đạo của Chính phủ, từ năm 2019, loại tín dụng này được thống kê vào nhóm tín dụng bất động sản. Trong 5 năm qua, tín dụng tiêu dùng (gồm cả tín dụng bất động sản nhà ở) tăng trưởng khoảng 20%/năm - là tương đối tích cực so với tín dụng toàn ngành (tăng khoảng 15,4%).

“Tuy nhiên, nếu bóc tách phần tín dụng bất động sản nhà ở, thì tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam chỉ khoảng 800 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 8,7% tổng dư nợ của nền kinh tế, thấp hơn nhiều so với các nước như Malaysia, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc… với tỷ trọng tín dụng tiêu dùng - không bao gồm tín dụng bất động sản nhà ở, chiếm khoảng 15-35%/tổng dư nợ thì tiềm năng phát triển thị trường này tại Việt Nam là còn rất lớn”, Tiến sĩ Cấn Văn Lực nhấn mạnh.

Tài chính tiêu dùng: tiềm năng thị trường chưa khai thác còn rất lớn
Thị trường tín dụng tiêu dùng góp phần phát triển hệ thống tài chính Việt Nam cùng với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt.

Sự phát triển của lĩnh vực tài chính tiêu dùng hơn 10 năm qua giúp nền kinh tế có thêm được nguồn vốn tín dụng hữu hiệu, giúp mở rộng tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng hàng hóa và tiêu dùng nội địa, góp phần quan trọng vào đẩy lùi "tín dụng đen", ổn định đời sống xã hội. Đồng thời, thị trường tín dụng tiêu dùng góp phần phát triển hệ thống tài chính Việt Nam cùng với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tài chính toàn diện…

Đồng quan điểm, bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước, khẳng định, cùng với sự phát triển kinh tế thì mức tiêu dùng của người dân ngày càng tăng, theo đó nhu cầu về tài chính tiêu dùng phục vụ đời sống cũng tăng cao.

“Cho vay tiêu dùng là sản phẩm cho vay dưới dạng tín chấp hoặc thế chấp, nhằm hỗ trợ nguồn tài chính cho các nhu cầu mua sắm hàng gia dụng, mua xe, du học, khám chữa bệnh và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Cho vay tiêu dùng một mặt giúp đáp ứng nhu cầu của người dân chi tiêu, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của đại bộ phận người dân, mặt khác còn có ý nghĩa lớn trong việc kích cầu nền kinh tế và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong thời gian qua, hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung, đặc biệt là các công ty tài chính tiêu dùng đã phát triển mạnh mẽ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ tiêu dùng của người dân, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống, gia tăng công bằng xã hội”, bà Phạm Thị Thanh Tùng phân tích.

Khuyến khích, thúc đẩy sản phẩm tài chính gắn với công nghệ

Đáng chú ý là mạng lưới hoạt động của các công ty tài chính ngày càng phát triển và có xu hướng tiếp cận gần gũi hơn với khách hàng hơn. Khác với ngân hàng thương mại, những công ty này thông qua các cửa hàng phân phối, đại lý hàng hóa phủ rộng như Điện máy xanh, Thế giới di động…, để tiếp xúc và hỗ trợ khách hàng.

Ông Nguyễn Thành Phúc – Phó Tổng giám đốc FE CREDIT, cho rằng: “Sự có mặt của các công ty tài chính tiêu dùng đã gia tăng cơ hội tiếp cận tài chính cho người dân, đặc biệt là những người có thu nhập trung bình thấp – đây là nhóm khách hàng dưới “chuẩn” cho vay của các ngân hàng thương mại truyền thống. Như tại FE CREDIT, sau hơn 10 năm hoạt động, công ty đã và đang cung cấp dịch vụ cho hơn 11 triệu khách hàng với gần 19.000 điểm giới thiệu dịch vụ phân bổ toàn lãnh thổ Việt Nam. Và chúng tôi vẫn đang mở rộng mạng lưới hoạt động của mình để gia tăng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thống cho người dân”.

Mặc dù vậy, cũng theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thị trường tài chính tiêu dùng còn có một số bất cập như quy mô còn nhỏ, thị trường phát triển còn tập trung chủ yếu vào một số công ty lớn (3 công ty hàng đầu chiếm đến hơn 75% thị phần); kiến thức về tài chính - tín dụng của người dân còn hạn chế; thiếu thông tin minh bạch, dữ liệu chuẩn về khách hàng; bản thân các công ty tài chính còn khó khăn về huy động vốn (do thị trường vốn còn chưa phát triển), năng lực nhân viên và trình độ công nghệ không đồng đều, bộ máy cồng kềnh dẫn đến chi phí hoạt động còn cao…

Tiến sĩ Cấn Văn Lực cũng đưa ra một số giải pháp cụ thể để phát triển thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam một cách lành mạnh, bền vững như tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý trong việc quản lý, giám sát các công ty tài chính, nhất là các quy định về chuẩn mực an toàn cũng như minh bạch thông tin, tiếp thị sản phẩm, quản trị rủi ro.

Ngoài ra, Chính phủ tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy sản phẩm tài chính gắn với công nghệ song vẫn kiểm soát được rủi ro và tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng cần tăng cường giám sát, quản lý để hạn chế rủi ro, nợ xấu có thể tăng nhanh trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng khi nền kinh tế có nhiều khó khăn do dịch bệnh.

Bên cạnh đó, cần tạo điều kiện cho các công ty tài chính quy mô vừa và nhỏ phát triển, nhằm tăng tính cạnh tranh thông qua việc thu hút vốn từ nhà đầu tư nước ngoài, tiếp nhận nguồn vốn ưu đãi quốc tế… để hạn chế rủi ro tập trung vào số ít các công ty tài chính lớn. Điều này sẽ giúp giảm lãi suất, tăng đa dạng về sản phẩm - dịch vụ, mang lại nhiều lợi ích hơn cho người tiêu dùng cũng như nền kinh tế. Cần sớm hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia, qua đó giúp cho tiến trình phát triển tài chính số, ngân hàng số, thanh toán không tiền mặt được thúc đẩy nhanh hơn, thuận lợi hơn, nhất là trong các khâu chia sẻ thông tin, dữ liệu, phát triển hệ sinh thái số, đánh giá khách hàng…

Cũng tại Tọa đàm, Phó giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cũng góp ý giải pháp để ngành tài chính tiêu dùng phát triển, trong đó nhấn mạnh: “Công nghệ cần được đầu tư để tăng năng suất lao động, tối ưu hoá chi phí vận hành, có tổ chức công ty gọn nhẹ, vận hành hiệu quả, quản trị rủi ro tốt, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm tốt, cung cấp cho khách hàng thông tin đầy đủ khi sử dụng các sản phẩm. Trên cơ sở đó, chi phí đầu ra của công ty sẽ rẻ hơn và có thể giảm lãi suất cho khách hàng, nâng cao cơ hội cạnh tranh với các công ty tài chính khác”.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

Quận Long Biên: Tập huấn nghiệp vụ công tác tài chính và kiểm tra cho cán bộ Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Ngày 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phối hợp với Trung tâm Chính trị quận tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tài chính, kiểm tra Công đoàn năm 2024 cho gần 300 cán bộ làm công tác công đoàn và tài chính Công đoàn cơ sở.
LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

LĐLĐ huyện Chương Mỹ: Khen thưởng 24 tập thể, 61 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

(LĐTĐ) Sáng 19/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” năm 2023; nghe nói chuyện chuyên đề về “Xây dựng và giữ gìn hạnh phúc gia đình trong thời kỳ mới” cho các cán bộ, đoàn viên, người lao động.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

Mức phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp

(LĐTĐ) Căn cứ theo quy định pháp luật, người điều khiển xe đạp mà trong máu hoặc trong hơi thở có nồng độ cồn vẫn sẽ bị phạt vi phạm nồng độ cồn theo quy định.
Biến nơi đổ rác thành công viên

Biến nơi đổ rác thành công viên

(LĐTĐ) Khu vực bờ vở sông Hồng, dưới chân cầu Long Biên trước đây là bãi đất hoang phế với rác thải ngập ngụa, nay đã thay một diện mạo mới, trở thành công viên để trẻ em vui chơi, người già tập thể dục...
Chăm lo đời sống đoàn viên

Chăm lo đời sống đoàn viên

(LĐTĐ) Trong những năm qua, Ban Chấp hành Công đoàn Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mỹ Đức (Hà Nội) đã có nhiều cách làm hay trong việc quan tâm, chăm lo đời sống đoàn viên, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường cũng như nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

Việt Nam đăng cai tổ chức Nam vương Thế giới 2024

(LĐTĐ) Sau thành công khi đăng cai Miss Grand International, Sen Vàng tiếp tục là đơn vị đăng cai tổ chức Mr World 2024 - Nam vương Thế giới 2024 vào tháng 9/2024.
Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

Ngăn chặn xu hướng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật

(LĐTĐ) Những đứa trẻ trong độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất nhưng về tâm sinh lý có những bất ổn, thậm chí nổi loạn, thiếu kỹ năng kiểm soát cảm xúc dẫn đến thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật có tính chất côn đồ, manh động… gây nhiều nỗi lo, bức xúc trong mỗi gia đình và toàn xã hội. Ngăn chặn xu hướng trẻ hóa tội phạm trước hết cần sự quan tâm đặc biệt từ gia đình.

Tin khác

Nhiều ngành tiếp tục tăng trưởng

Nhiều ngành tiếp tục tăng trưởng

(LĐTĐ) Theo quy luật, trước và sau Tết Nguyên đán là thời điểm thường ghi nhận sự tăng trưởng tích cực của ngành dịch vụ và năm 2024 cũng không phải ngoại lệ.
Cao điểm quyết toán thuế, 10 loại thu nhập cá nhân phải nộp thuế

Cao điểm quyết toán thuế, 10 loại thu nhập cá nhân phải nộp thuế

(LĐTĐ) Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập nhận được của cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định. Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành, thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm 10 loại thu nhập.
Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm

Ngân hàng Nhà nước lý giải nguyên nhân tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm

(LĐTĐ) Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, nguyên nhân chủ quan dẫn đến tín dụng 2 tháng đầu năm tăng trưởng âm là vì một số ngân hàng còn thận trọng trong thực hiện cấp tín dụng do nợ xấu tăng. Quy trình thủ tục cho vay vẫn chậm được cải tiến, nhất là thời gian xét duyệt cho vay còn dài, định giá và quyết định tài sản thế chấp còn quá thận trọng.
Tỷ giá linh hoạt “chất” xúc tác cho tăng trưởng

Tỷ giá linh hoạt “chất” xúc tác cho tăng trưởng

(LĐTĐ) Sau thời gian dài hạ nhiệt, tỷ giá USD kể từ thời điểm Tết Nguyên đán đến nay đã có dấu hiệu tăng trở lại. Tỷ giá USD giao dịch tại các ngân hàng thương mại đã tăng hơn 1,7%, cho thấy diễn biến tỷ giá khá khác biệt so với các năm trước.
Vì sao gói vay tín dụng 12.000 tỷ đồng giải ngân chậm?

Vì sao gói vay tín dụng 12.000 tỷ đồng giải ngân chậm?

(LĐTĐ) Tốc độ giải ngân gói hỗ trợ 120.000 tỷ đồng còn chậm do thủ tục hành chính, để xây và mua nhà ở xã hội còn nhiều vướng mắc, các địa phương thiếu nguồn đất sạch. Bên cạnh đó, còn một số vấn đề liên quan đến thời hạn hỗ trợ, thẩm định dự án...
Hoàn thiện quy định, kịp thời “ứng cứu” nếu có sự cố an ninh tiền tệ

Hoàn thiện quy định, kịp thời “ứng cứu” nếu có sự cố an ninh tiền tệ

(LĐTĐ) Luật Các Tổ chức tín dụng (TCTD) có nhiều điểm mới quan trọng, quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản TCTD; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm…
Để GDP đầu người đạt mục tiêu đề ra

Để GDP đầu người đạt mục tiêu đề ra

(LĐTĐ) Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Trong đó, đề ra mục tiêu đến năm 2025 GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 -5.000 USD. Để đạt mục tiêu này, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của toàn hệ thống chính trị.
“Cây gậy" uốn dòng vốn tín dụng chảy đúng nơi

“Cây gậy" uốn dòng vốn tín dụng chảy đúng nơi

(LĐTĐ) Năm 2024, nền kinh tế nước ta tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Sức ép lạm phát còn lớn; hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số ngành, lĩnh vực còn khó khăn; mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhưng chưa tương xứng với mức giảm của mặt bằng lãi suất huy động; tăng trưởng tín dụng 2 tháng đầu năm 2024 giảm so với cuối năm 2023.
Đồng Nai: Công bố danh sách 90 doanh nghiệp nợ thuế hơn 673 tỷ đồng

Đồng Nai: Công bố danh sách 90 doanh nghiệp nợ thuế hơn 673 tỷ đồng

(LĐTĐ) Cục Thuế tỉnh Đồng Nai vừa có thông báo công khai danh sách tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh nợ thuế và các khoản thu khác thuộc Ngân sách nhà nước. Theo thông báo trên, tính đến hết tháng 1/2024, có 90 doanh nghiệp (DN) nợ thuế trên 673 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay

Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay

(LĐTĐ) Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay gắn với tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh; đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.
Xem thêm
Phiên bản di động